Tiểu trường từ vựngvề không gian và thời gian hoa xuất hiện

Một phần của tài liệu Trường từ vựng ngữ nghĩa về hoa và mẹ trong thơ dương kiều minh (Trang 60)

6. Cấu trúc của luận văn

2.1.3. Tiểu trường từ vựngvề không gian và thời gian hoa xuất hiện

2.1.3.1. Các tiểu trường từ vựng về không gian và thời gian hoa xuất hiện

Dương Kiều Minh đã xuất hiện như một sứ giả để ghi lại những vui buồn, ám ảnh cõi người, những giấc mơ tâm linh đồng hành với chuyển động của vũ trụ và vẻ đẹp của thiên nhiên hoa cỏ… Ông đã tạo dựng một không gian và thời gian riêng cho thơ mình. Điều đó đã làm nên một giọng điệu mới không chỉ cho riêng ông, mà cùng với một vài gương mặt tiêu biểu khác, mở đường cho khuynh hướng thơ đổi mới. Kết quả thống được thể hiện ở bảng 2.4 sau:

Bảng 2.4. Bảng thống kê các tiểu trường về không gian và thời gian hoa xuất hiện

a. Tiểu trường về không gian hoa xuất hiện

Dương Kiều Minh luôn quan sát thiên nhiên theo quan điểm của người phương Đông: tản điểm. Đôi mắt nhà thơ phóng chiếu mọi tầng không gian, khi ngước lên cao thấy bóng các cây cổ thụ, thấy “đỉnh đồi”, “đỉnh núi”, “đỉnh trời”, “đỉnh chiều”. Và khi nhìn xuống thấp, tâm hồn đa cảm, tinh tế đã khiến ông rưng rưng cảm thương cả những nụ, bông bé nhỏ nằm sát mặt đất. Do vậy hoa cũng xuất hiện ở rất nhiều không gian khác nhau từ không gian nhỏ cụ thể gần gũi như “ bồn”, “ban công”, “ô cửa” cho đến những không

Tổng số từ về không gian và thời gian hoa

xuất hiện

Các tiểu trường về không gian và thời gian hoa xuất hiện

161

Trường về không gian hoa xuất hiện

Trường về thời gian hoa xuất hiện Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) 46 28,5% 115 71,5%

gian rộng lớn như “cánh đồng”, “núi đồi”... Qua khảo sát chúng tôi thấy có những từ chỉ không gian hoa xuất hiện như:

(Bên) vòi nước, mương nước, công viên, bờ ao, bờ dậu (trong) bồn hoa, (ô) ban công, bãi trống, (ngoài) ô cửa chớp, (trước) thềm, (ô) giậu thưa, khu vườn, (bức) rèm hoa, đồng cỏ, trái đồi, dãy phố, (bên) ô cửa, lối sỏi, (bãi) đất hoang, dòng suối, (trong) chiếc cốc thủy tinh, (trong) gió lạnh, thôn quê, mặt đất, nền đất, mặt đầm, góc rừng, (con đường) vào bản, (con đường) dốc, ven núi, (trên) phiến đá, (bờ) đường, (ven) núi, (bên) đường, cánh đồng, thung lũng, lối mòn, (trên) sườn núi, triền đồi...

b. Trường về thời gian hoa xuất hiện b1. Trường về các mùa hoa xuất hiện

- Mùa xuân: xuân khởi, xuân phân, xuân nhắc, xuân thức, giữa xuân, cuối xuân, đầu xuân, hơi xuân, mùa xuân...

- Mùa hạ: đầu hạ, sớm hạ, mùa hè, hạ chí, mãn hè, mùa hè nồng nực, mùa hè lặng im..

- Mùa đông; đầu đông, trọng đông, cuối đông, đông chí,

- Mùa thu: buổi đầu thu, sớm thu, giữa thu, cuối thu, sương đêm thu, thu buồn. b2. Trường về khoảng thời gian hoa xuất hiện trong ngày

- Buổi sáng: sớm vắng, sớm đông, ban mai, sớm thu, sớm đông, hửng sáng...

- Buổi trưa: trưa nồng, trưa hè oi ả, trưa buồn, trưa khê nồng, trưa vắng, trưa nắng

- Buổi chiều: hoàng hôn, chiều cuối năm, chiều muộn, chiều xuống, cuối chiều, chiều tàn, chiều lạnh

- Buổi đêm: (hoa nở) về đêm, nở tối, nửa đêm, đêm chủ nhật, đêm đêm, đêm không ngủ, đêm trắng, bầu đêm tinh khiết, đêm tàn, đêm mưa, đêm lạnh, đêm trừ tịch, đêm rỗng lặng, thâu đêm, canh khuya thanh vắng…

- Ngày: chủ nhật, ba ngày, ngày tháng mười, ngày giỗ, ngày giỗ mẹ, ngày cuối thu, (ngày) cơm mới, (ngày), mùng 4 tết, (ngày) tháng chạp, (ngày) mưa lạnh, (ngày) mùng 8 tháng 4...

-Tháng: (cuối) tháng trọng thu, tháng giêng, tháng ngâu, tháng mười một, tháng trọng đông...

- Năm: Cuối năm Đinh Hợi, đầu xuân 2010, đầu xuân 2011, năm cùng tháng tận, tám năm, mười năm, mười ba năm, mười lăm năm, hai ba mùa xuân, hai bốn năm, hai nhăm năm, ba mươi năm, ba ba năm, bốn mươi năm, năm mươi năm...

2.1.3.2. Nhận xét chung

Qua trường từ vựng về trường không gian và thời gian hoa xuất hiện trong thơ của Dương Kiều Minh, chúng tôi có một số nhận xét:

Trường về không gian và thời gian hoa xuất hiện là một trường từ vựng phong phú gồm nhiều từ ngữ về không gian hoa xuất hiện có đủ cả không gian hẹp gần và không gian xa rộng. Không gian nào cũng xuất hiện với tần số cao. Qua thống kê, chúng tôi thấy có những từ chỉ không gian, địa điểm hoa xuất hiện với tần số cao như: mặt đất (32 lần), khu vườn (26 lần), con đường (24 lần), trên đồi (25 lần), cánh đồng (17 lần), ven rừng, ven núi (17 lần), mặt đầm (16 lần), trên sườn núi (13 lần), mương nước (6 lần)... Ta có thể gặp rất nhiều câu thơ khi xuất hiện hoa thì cũng xuất hiện không gian gắn với hoa

Vòm hoa trắng rợn góc rừng

(Ngày xuống núi)

Những bờ đường ven núi hoa dại nở trắng xóa và giọt nước mắt âm thầm lặng lẽ trên những gò má nhô cao

Chợt hiện lên những bông hoa cải cúc cắm đơn sơ trong chiếc cốc thủy tinh/ Còn đấy những bông hoa cải cúc nở trên nhữngcon đường dốc

sươngmuối phủ dày (Bài thơ đầu đông)

Kìa những bờ hoa trinh nữ chạy dài vô tận nở rực rỡ trên sỏi đá khô cằn

(Tôi ngắm mãi những ngày thu tận)

Những bông hoa khế nhỏ xíu tím nhạt rơi trên nền đất / Từng chùm quả mâm xôi chín đỏ xuôi theo mặt nước(Trở về từ ảo giác)

Những bông lau tím trên đồi

mùa thu mang cả bóng người về đây... Tôi chợt sợ

những bông lau tím lạnh hiên lên bất ngờ trên sườn núi cao

(Tôi chợt cợ những bông lau tím lạnh) Với số lượng từ chỉ không gian hoa xuất hiện rất phong phú chứng tỏ khả năng quan sát, cảm nhận của nhà thơ. Dương Kiều Minh nhìn thấy hoa, ngắm hoa ở mọi nơi. Dường như tình cảm đối với thiên nhiên quá sâu nặng nên không thể đứng một chỗ để nhìn, để ngắm mà ông phải đi hết, nhìn hết để thấy, để thưởng thức vẻ đẹp của hoa. Điều đáng nói là không gian xuất hiện, hoa trong thơ Dương Kiều Minh là không gian phồn sinh của miền núi, trung du và miền thôn dã châu thổ sông Hồng với những đặc trưng phong phú riêng biệt. Vì vậy, thế giới hình tượng các loài hoa trong thơ ông cũng rất đa dạng. Không gian hoa trong thơ Dương Kiều Minh xuất hiện nhiều. Một trong những hình tượng không gian ông chọn lựa là không gian thiên nhiên bao la rộng lớn với hình tượng được biểu hiện nhiều nhất là cánh đồng, hoa cỏ, con đườngcuộc sống con người.

Về thời gian hoa xuất hiện, đây cũng là một trường từ vựng lớn với số từ chỉ thời gian lên tới 115 từ. Thời gian hoa xuất hiện cũng rất đa dạng, vừa có cả thời gian ngắn trong ngày vừa có cả thời gian rộng hơn trong năm theo từng mùa, từng tháng, từng giai đoạn. Điều này cũng chứng tỏ khả năng cảm nhận, khả năng quan sát và nhất là tình cảm của nhà thơ dành cho hoa. Với Dương Kiều Minh, hoa xuất hiện bất cứ lúc nào, ở đâu. Dường như ông nhìn, ngắm hoa không chỉ bằng giác quan thị giác mà bằng tất cả cảm xúc tình cảm của mình. Do vậy số từ về thời gian xuất hiện với tần số cao. Qua thống kê, những từ chỉ đơn vị thời gian hoa xuất hiện với tần số cao như mùa xuân (102 lần), mùa hạ (42 lần), mùa thu (96 lần), mùa đông (56 lần). Trong trường từ vựng về thời gian hoa xuất hiện trong ngày có những từ xuất hiện với tần số cao như: đêm (64 lần), buổi sớm (23 lần), buổi trưa (18 lần), buổi chiều (16 lần)... Và ở đâu có hoa xuất hiện là ở đó có cả thời gian cụ thể.

Buồn nẫu ruột bên đường bụi hoa hoang dại

Mùa xuân nở trắng/ đám trinh nữ trải dài

(Niềm vọng niệm 6)

Mùa hạ mang đến thảm hoa đỏ rực/ Những cô bé, cậu bé nghỉ , vội vã ép cánh hoa lên trang vở/ Từ những trang vở kia những cánh hoa sống lại

mùa hè đỏ rực

(Mùa hạ II)

Những vườn mận vào đông nhuốm màu nâu sậm nối nhau chạy từ sườn đồi thoai thoải xuống thung lũng. Vừa qua đông chí những cánh hoa trắng mỏng nở ra tinh khiết (Nhớ ngôi nhà lá trên đồi)

Đơn vị thời gian trong thơ Dương Kiều Minh thường kết hợp với các số từ và các thành tố phụ bao quanh nó nên đã tạo thành những mốc thời gian cụ thể, rõ ràng, ít tính ước lệ. Những mốc thời gian ấy vừa mang tính quan niệm, vừa là thủ pháp nghệ thuật thường thấy trong truyền thống thơ phương Đông.

Trong thơ ông, các tuyến thời gian quá khứ - hiện tại - tương lai đan xen nhau, có lúc đảo tuyến: “hương mùa thu dậy khu vườn mùa hạ” (tr.308). Theo mốc thời gian trong ngày có hoa xuất hiện buổi sáng, buổi trưa, buổi chiều vả cả hoa nở về đêm. Nhiều khi các từ thời gian liên tục xuất hiện như một điệp khúc song hành cùng hoa.

Ôi mùa đông/ sương muối và hoa mận trắng

Tháng giêng hoa mận nở trắng giữa bạt ngàn gió lạnh

(Núi đồi và hoa mận trắng)

Và đặc biệt có trường hợp trong cùng một bài thơ viết về hoa có đẩy đủ các mốc thời gian trong ngày và cả năm:

Bông râm bụt hiện lên cuối chiều thanh tĩnh, vị lạnh hơi sương đầu mùa ngấm vào cánh hoa trong suốt. Ba mươi năm cái sắc đỏ vẫn dâng lên trong suốt, sớm là hoa, chiều cuốn theo dòng nước. Ham muốn và nuối tiếc, ích gì?

(Bông râm bụt) Đúng là bất kì thời gian nào, hình ảnh hoa cũng luôn ám ảnh nhà thơ. Với Dương Kiều Minh, thời gian thường là các mốc tâm trạng quan trọng để nhà thơ thể hiện lòng yêu mến thiên nhiên tạo vật bốn mùa xuân, hạ, thu, đông hay tâm trạng cô đơn đau đáu với câu hỏi về lẽ tồn sinh của kiếp người. Nỗi niềm vọng niệm về cố hương, cha, mẹ, người thân hoặc về những nơi mà nhà thơ đã từng đi qua in dấu ấn cuộc đời là nỗi niềm chính của lòng ông.

Một phần của tài liệu Trường từ vựng ngữ nghĩa về hoa và mẹ trong thơ dương kiều minh (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(140 trang)
w