6. Cấu trúc của luận văn
2.2.2. Các vai trò của trường từ vựngvề hoa trong thơ Dương Kiều Minh
Kiều Minh
2.2.1. Dẫn nhập
Cảm hứng hướng về cội nguồn, quê hương, tuổi thơ là cảm hứng chủ đạo trong thơ Dương Kiều Minh. Trong đó hình ảnh hoa là một hình ảnh chủ đạo thể hiện cảm hứng đó. Nhà thơ mượn hình ảnh hoa để bộc lộ trực tiếp ý tưởng thơ ca của mình, bộc lộ cái tôi.
Hệ thống từ vựng về hoa đã góp phần làm rõ cảm hứng đó của thơ Dương Kiều Minh. Sau đây chúng tôi xin phân tích cụ thể các vai trò của trường từ vựng về hoa trong thơ Dương Kiều Minh.
2.2.2. Các vai trò của trường từ vựng về hoa trong thơ Dương Kiều Minh Minh
2.2.2.1. Trường từ vựng về hoa trong thơ Dương Kiều Minh góp phần thể hiện bức tranh thiên nhiên đẹp.
a. Trường từ vựng về hoa góp phần thể hiện một bức tranh thiên nhiên rộng lớn đầy đủ vẻ đẹp rực rỡ tràn đầy sinh khí
Bất cứ một tác phẩm văn học nào cũng là sự đan xen giữa các yếu tố thực tại tự nhiên, xã hội, sự rung cảm của tâm hồn nhà văn cùng với tài năng và tâm huyết của họ. Chính vì thế các bài thơ thiên nhiên, cả trong văn học trung đại và hiện đại đều mang tính chất lưỡng trị. Nghĩa là trong mỗi bài thơ bên cạnh bức tranh miêu tả thiên nhiên cây cỏ còn ẩn chứa sau đó một bức tranh tâm trạng của con người. Điều đáng quan tâm nhất là sự hòa quện của hai bức tranh này để tạo ra giá trị thẩm mỹ độc đáo cho từng bài thơ. Thơ
Dương Kiều Minh cũng vậy đằng sau trường từ vựng về hoa ngoài giá trị thẩm mĩ còn mang giá trị tư tưởng nghệ thuật của tác giả.
Qua khảo sát trường từ vựng về hoa trong thơ Dương Kiều Minh, chúng ta nhận thấy thơ ông có đủ các loài hoa và tượng trưng cho cả bốn mùa, ngập tràn hương sắc, tạo nên một bức tranh thiên nhiên rộng lớn từ đồng bằng đến đồi núi, từ những vùng đất còn hoang dại đến bờ sông.
Ở trên những ngọn đồi thì bao nhiêu thứ hoa hoang dại đua nhau khoe sắc khoe hương.
Sung sướng run lên đấy nhé
ngàn hoa nở, ngát trái đồi
Những búp non vẫn còn điểm phấn
Nụ cười ngây ngất trên môi
(Mùa xuân)
Những bông lau tím trên đồi mùa thu mang cả bóng người về đây...
Tôi chợt sợ
những bông lau tím lạnh hiên lên bất ngờ trên sườn núi cao
(Tôi chợt cợ những bông lau tím lạnh)
Thơ ấu thấm nền trời hiu quạnh/ thoáng màu xám dãy núi xa xa hình con thằn lằn chợt hiện/ theo triền đồi sực nức mùi hoa sể/ một lối mòn vắt
lên chót vót/ dưới khoảng với tay hồ nước sẫm dài
(Ký ức thu)
Còn ở đồng bằng nơi nông thôn, đâu cũng một màu đỏ tràn ngập của phượng, màu trắng tím của hoa xoan, màu tím của Bằng Lăng
Ồ, phải đâu xuân đã hết những làn gió tan loãng trong hơi ẩm. Vừa lóe trên vòm cổ thụ chùm hoa phượng vĩ màu đỏ chói. Biết rằng xuân vẫn
còn đâu đó nơi vệt hơi nước để lại trên tấm gương lớn. xa xa những vòmdâu da xoan hoa đổ trắng ngả nghiêng theo làn gió đông thổi mạnh
(Xuân mãn).
Liệu còn sức chìm ngập dưới vòm hoa phượng đỏ, rồi vòm hoa đỏ lại chở tôi về tít tắp trưa nồng. Ôi, những con đường núi ở lại như những giấc mơ của một đời sống khác, những vách đá xám điểm đầy hoa lạc tiên nở
trắng, những thung lũng căng lên trời vòm hoa chói chang vàng ối như thế giới cổ tích.
Liệu còn đủ sức theo lời ca vươn lên từ bản giao hưởng thời trẻ. Những
tán hoa phượng vĩ như những chiếc dù lớn màu đỏ thả từ trời cao.
Liệu còn đủ sức để đi qua cơn giông mùa hạ, những vòm hoa phượng vĩ lên xuống rập rờn như những làn sóng đỏ rực.
Những vòm phượng vĩ trổ lên trời niềm đam mê mãnh liệt. Tựa hồ có tiếng nói vọng về từ buổi trưa chói chang tĩnh lặng. Ôi, tôi đã được trẻ đâu mà già nua mau đến? khát khao còn nguyên nơi những đám mây kéo qua vòm phượng vĩ. Tiếng ve rộ lên bản hòa tấu dâng hiến - cuộc hành trình mãi mãi khởi đầu
(Dưới vòm phượng vĩ) Và trên những triền cát ở bờ biển cũng rự rỡ một màu đỗ quyên.
Bồn hoa đỗ quyên đang độ rực rỡ
Mải theo làn hơi lạnh men theo bờ biển khuếch tán về phương nam
(Tự sự bên mùa)
Thiên nhiên bao bọc lấy cuộc sống con người, từ ngôi nhà cho tới phố phường đâu cũng có hoa.
Chiếc ô tô màu xanh lá cây những ngôi nhà màu xanh lá cây
Những triền hoa cúc dại tàn nở theo mùa rực rỡ dưới nắng thu/ Bản giao hưởng nơi này chưa được viết.
(Tôi ngắm mãi những ngày thu tận)
Rồi lại bên đường sỏi đá khô cằn cũng ngập tràn một màu tím của hoa trinh nữ.
Tôi đâu ngờ những con đường núi từ khi nào ghim vào kí ức rạo rực Kìa những bờ hoa trinh nữ chạy dài vô tận nở rực rỡ trên sỏi đá khô cằn
(Tôi ngắm mãi những ngày thu tận) Còn ở nơi rừng núi thì không thể kể kết, nào là bạt ngàn lau trắng hai bên đường, nào là bạt ngàn màu trắng của hoa lim, nào là các loài hoa dại ven núi.
Những con đường núi xa xăm gập ghềnh uốn lượn bạt ngàn lau trắng
rạo rực niềm hưu quạnh của ai đó kí gửi trong trời đất bài ca phiêu lãng
(Cơn mưa lạ chợt đến trong đêm)
Câylim trắng cổ thụ rải lượthoa trắngliti trên nềnhạ chí.
(Tứ tấu xuân hè)
Những bờ đườngven núihoa dạinở trắng xóavà giọt nước mắt âm thầm lặng lẽ trên những gò má nhô cao
(Sực nhớ núi đồi)
Hoa không chỉ bạt ngàn ở những nơi không gian rộng mà ngay cả những nơi không gian hẹp như trong nhà, ngoài vườn, trong bồn, ngoài hiên hoa cũng ngập tràn.
Chợt hiện lên những bông hoa cải cúc cắm đơn sơ trong chiếc cốc thủy tinh/ còn đấy những bông hoa cải cúc nở trên những con đường dốc
sươngmuối phủ dày/ Trong bóng sẫm tối của mùa đông trập trùng đồi núi
(Bài thơ đầu đông)
Với Dương Kiều, hoa ngập tràn mọi nơi. Hoa đã làm cho bức tranh thiên nhiên trong thơ Dương Kiều Minh đa chiều đẹp rực rỡ, đầy hương sắc.
Hoa của buổi chiều thu đồng bằng, hay trưa hè oi ả nắng, mà buồn hiu quạnh. Hoa ở trong bồn, bên cửa sổ, hoa ở trên đồi núi... Có lẽ chưa có ai say mê hoa một cách thuần khiết và mãnh liệt như Dương Kiều Minh.
Bằng một tấm lòng thực sự thiết tha với đời sống, ngay cả trong nỗi buồn, trong sự bất hạnh và khốn khó, nhà thơ luôn biết cách phát hiện ra những vẻ đẹp tiềm ẩn xung quanh mình. Đó là sức mạnh, vẻ tươi trẻ, sự nồng nàn của thiên nhiên, đất đai, nhịp vận hành sinh hóa bất tận của vũ trụ… Ông đặc biệt tin vào cái đẹp của sự sống giản dị, không phô trương mà kín đáo, thanh sạch, dễ dàng bị người đời bỏ qua, bởi "cái đích của đời sống thực giản dị tới mức không thể tin được. Điều làm bạn xốn xang đến từng mạch máu là làn mưa xuân rất mỏng phả nhẹ lên những bông mận trắng mong manh như
hơi nước" (Gửi bạn đêm cuối năm).
Phát hiện và tận hưởng cái đẹp nguyên sơ và giản dị đó chính là "niềm vĩnh phúc" của con người. Chính nhãn quan đấy đã biến thực tế đời sống "tơi tả", "thương tâm", "vô nghĩa", "vô vọng" trở thành một thế giới khác, không hề tách rời muôn nỗi "bời bời tục lụy" nhưng đồng thời đẹp hơn, lớn lao hơn, cao cả hơn.
b. Trường từ vựng về hoa thể hiện bức tranh thiên nhiên đồng nội đẹp thanh bình
Trong không gian bao la rộng lớn, ấn tượng nhất vẫn là những câu thơ ông viết về thiên nhiên đồng quê với ao đầm gò bãi, những loài hoa nhỏ bé hoang dại như hoa dong giềng nằm nép bờ quê, chùm mùng tơi tim tím hay
hoa sam đất... Bức tranh thôn quê đồng nội phong cảnh hữu tình được Dương Kiều minh viết bằng cả tấm lòng. Cảm xúc của nhà thơ dành cho thiên nhiên, đắm chìm trong hoa cỏ, ruộng đồng nơi tuổi thơ nồng nàn ông đã trải qua. Thôn quê trong thơ Dương Kiều Minh là một bức tranh đẹp đa sắc màu.
Tràn ngập hoa cỏ cùng âm thanh dìu dặt tiếng sáo, tiếng hát trong ngày hội giống như một khu vườn cổ tích
Bônghoa cỏ dịu dàng thiếu nữ Thôn quê ăm ắp nước và gió
Thôn quê khát khát chân trời
Cánh đồng bao la dập dờn tiếng hát
Hồ nước/đụn rơm/Cây cầu gỗ Hội hè thôn quê sênh sáo nhặt khoan
Bông hoa cỏ dịu dàng thiếu nữ Các nàng tiên thiên giới tụ về.
Hoa sam đất khu vườn cổ tích Tuổi thơ nồng nàn lam lũ
Bông súng thần tiên ngạo nghễ mặt đầm
(Thôn quê III)
Bức tranh thiên nhiên đồng nội được thể hiện qua những bờ cỏ đầm sương, mương nước, đụn rơm, cây cầu gỗ, con đường làng, ngôi nhà lá thân quen, cánh đồng lúa trải dài típ tắp. Đâu cũng đầy hoa. Đó là những cánh đồng hoa cải cùng những đàn bướm trắng rập rờn. Đó là những bông hoa đồng nội đẹp dịu dàng nơi thôn dã. Với những nụ, bông bé xíu nằm sát mặt đất. Dương Kiều Minh đã gom nhặt tất cả vào làm thành một bức tranh thiên nhiên đồng nội đẹp thanh bình trong sáng.
Những bông hoa đồng nội mỏng mảnh quên lãng đua nhau nở bên bờ quê như nhắc nhớ sự đơn sơ đạm bạc…
(Chạnh niềm thôn dã)
Ở một ngày cuối thu / Lác đác khu vườn khía lên lối sỏi Có một đôi bướm trắng/ Dập dờn bên ngồng cải nở vàng
Hương mùa thu dậy khu vườn mùa hạ
Luống cúc dại trổ hoa hanh vàng /dựng niềm thương nhớ (Trắc ẩn)
Buồn nẫu ruột bên đường bụi hoahoang dại
Mùa xuân nở trắng/ đám trinh nữ trải dài
(Niềm vọng niệm 6)
Vẻ đẹp yên ả, thanh bình của thiên nhiên với hương đồng gió nội, với cây cỏ nơi thôn quê xuất hiện trong thơ Dương Kiều Minh hiện hữu ở khắp mọi nơi như bờ ao, bờ đường, khu vườn, ngoài đồng cho đến cả không gian trong nhà.
Đã lâu rồi không đi qua những cánh đồng sương sớm tươi mùi cỏ xuân những lá mầm vươn dậy mãnh liệt./ Vọng đến tiếng kèn buổi chiều giữa xuân trỗi dậy nỗi niềm xa vắng...Những bông hoa gạo lộ ra màu đỏ làm lòng ta ấm lại trong làn mưa bụi từ sáng đến chiều tối.
(Tự sự bên mùa).
Bình dị, xinh xinh bông hoa cỏ, những bông hoa nở rộ tô điểm cho sự trống trải quên lãng cánh đồng.
(Nỗi niềm thôn dã)
Tôi còn nhớ được gì, những cơn gió đồng ào ạt bốn mùa. Này mương nước, này hương hoa cỏ dại. Tuổi thơ tôi như ngọn gió thả rong ruổi cuốn miết về phương trời vô định.
(Tôi trở về theo cơn gió lạnh đầu mùa)
Chợt hiện lên những bông hoa cải cúc cắm đơn sơ trong chiếc cốc thủy tinh.
(Bên những vạt ngải tiên) Bức tranh thiên nhiên đồng nội được tô điểm thêm sắc màu từ những loài hoa bình dị, quê kiểng nhỏ bé mang hương sắc thôn quê như hoa sam
đất, hoa súng, hoa rau khúc, hoa mùng tơi, hoa dành dành, hoa dong giềng,
hoa bưởi, hoa sen... Tất cả tạo nên một vẻ đẹp tự nhiên, không trau chuốt và chúng đều gợi cho ông sự chạnh lòng, niềm trắc ẩn, nỗi hoài vọng về một cố hương đẹp mà nghèo.
Buồn nẫu ruột bên đường bụi hoa hoang dại mùa xuân nở trắng
(Niềm vọng niệm)
Hương hoa bưởi khu vườn ngày xưa Từng đôi bướm vượt lên là lạ
(không đề II)
Bông hoa cỏ dịu dàng thiếu nữ Các nàng tiên thiên giới tụ về.
Hoa sam đất khu vườn cổ tích Tuổi thơ nồng nàn lam lũ
Bông súng thần tiên ngạo nghễ mặt đầm
(Thôn quê III)
Với sự xuất hiện đầy đủ các loài hoa đồng nội cùng những sắc màu riêng của chúng, người đọc được thưởng thức một bức tranh, thôn dã thanh bình tinh khiết. Dương Kiều Minh đã thổi vào thơ mình một cảm xúc trong trẻo mát lành của hương đồng gió nội. Với Dương Kiều Minh, cái đẹp không phải là những gì xa lạ, mới mẻ độc đáo hay cao siêu mà cái đẹp chính là những cái bình dị xung quanh ta. Hình ảnh những bông hoa sam đất, những bông hoa cải, những bông hoa cỏ may mãi là cái đẹp trong thơ ông.
2.2.2.2. Trường từ vựng về hoa góp phần thể hiện tình cảm, tâm trạng của tác giả
a. Trường từ vựng về hoa thể hiện hoài niệm của tác giả
Đọc thơ Dương Kiều Minh trước hết là "đọc" một tiếng nói nội tâm khá đặc biệt. Thơ ông tràn ngập nỗi buồn. Không chỉ dừng lại ở những tín hiệu
ngôn ngữ như buồn, sầu với nhiều biến thể như đau thương, muộn phiền, trống vắng, sầu muộn, lẻ loi, cô độc… mà hơn thế, nó trở thành một trạng thái tinh thần thống ngự. Từ Củi lửa qua Tôi ngắm mãi những ngày thu tận, đến Khúc chuyển mùa, nỗi buồn, sầu ấy ngày càng đậm đặc và ngả sang sắc thái bi thương, bởi sự "trơ trọi và đơn độc", bởi "bệnh tật và nỗi dày vò". Đấy là trạng thái nội tâm diễn tả tập trung nhất, sắc nét nhất diện mạo tinh thần tác giả. Phần lớn những bài thơ của Dương Kiều Minh đều hiển lộ những hình ảnh được soi chiếu từ ký ức. Dường như đối với ông, mọi biểu đạt về vẻ đẹp của đời sống đều được khơi gợi từ ký ức. Đó là hình ảnh người mẹ, cánh đồng lúa rộ vàng, khu vườn tuổi thơ, ngôi nhà có bậc thềm “giàn giụa ánh trăng mỗi tối”, những bụi hoa cúc dại, những đồi núi lô xô của vùng đất nơi ông sinh ra và lớn lên, những tiếng thầm thì của ngày xưa. Đặc biệt là hoa, từ những bông hoa sam đất đến những bông súng, bông bằng lăng... đều để tác giả gợi nhớ về những gì đã qua.
Giấc mơ trườn theo những con đường dốc. Chỉ có quả đồi và những quả đồi. Tháng Giêng hoa mận nở trắng lạnh thấm vào da thịt. Những sườn đồi xơ xác cây dại. Những bông lau mang hình bóng những người quen cũ. Giờ họ đang ở đâu theo làn gió phơ phất về xa xăm.
(Núi đồi và hoa mận trắng)
Đó là những bông hoa mận trắng gợi cho Dương Kiều Minh về tuổi thơ đuổi bắt trên triền đồi
Những bông hoa mận nở giữa bạt ngàn gió lạnh, những cánh hoa
mỏng nhắc nhở điều gì đó nằm quên nơi núi đồi hoang vắng.
(Núi đồi và hoa mận trắng)
Dương Kiều Minh đã đưa người đọc về một miền kí ức xa xăm, hoài niệm với nhớ rồi quên khi nhìn thấy những bông mận nở giữa bạt ngàn gió lạnh.
Đó là những cánh đồng ngập tràn hoa Viôlét làm dâng lên niềm nuối tiếc tuổi thơ và những gì đã qua trong anh.
Những bước chân trẻ thơ con đường xuân náo nức
Những cánh đồng viôlét dâng ngập màu xuân tím ngát
Dâng niềm nuối tiếc
Xuân đẩy lùi ta về tháng năm xa vời kí ức
(Bên cánh đồng Viôlét)
Những bông hoa đồng nội hai bên bờ quê cũng nhắc nhở nhà thơ về ký ức miền quê nghèo đạm bạc. Miền quê ấy là tuổi thơ của anh.
Những bông hoa đồng nội mong manh quên lãng đua nhau nở bên bờ quê nhắc nhở sự đơn sơ, đạm bạc, những bông hoa ngưng tụ từng giọt mật đọng lại kí ức thời thơ ấu.
(Nỗi niềm thôn dã)
Với Dương Kiều Minh, mỗi loài hoa, mỗi hương hoa, mỗi sắc hoa đều gợi nhớ về những kỉ niệm, hoài niệm trong qua khứ. Hoa cải gợi nhớ về tuổi thơ gắn với cánh đồng. Hoa Viôlét gợi sự say mê, xốn sang, náo nức của tuổi trẻ. Sắc vàng cúc dại gợi niềm thương nhớ, nhớ mối tình đầu. Hoa trinh nữ gợi nhớ em gái quê. Hoa hồng dại gợi niềm ước ao tuổi trẻ. Hoa phượng gợi kí ức tuổi học trò. Hoa gạo gợi niềm đam mê mãnh liệt của tuổi trẻ. Hoa cải cúc gợi những ngày tháng gian khó, đơn sơ đạm bạc.
Hoa là đối tượng miêu tả và cũng là phương tiện để tác giả Dương Kiều Minh nói lên tâm trạng, nỗi niềm của mình. Thơ Dương Kiều Minh như ám vào người viết, có những bài thơ như “tự truyện”, có khả năng làm cho “quá khứ tái sinh”. Nhà thơ như được phục sinh lại một lần nữa đoạn đời đã qua của mình.
Phần lớn các bài thơ của Dương Kiều Minh đều xuất hiện hoa. Hoa đi