Trường từ vựngvề mẹ góp phần thể hiện tình cảm của tác giả dành cho mẹ

Một phần của tài liệu Trường từ vựng ngữ nghĩa về hoa và mẹ trong thơ dương kiều minh (Trang 121)

6. Cấu trúc của luận văn

3.2.1. Trường từ vựngvề mẹ góp phần thể hiện tình cảm của tác giả dành cho mẹ

dành cho mẹ

Tình mẹ, một tình cảm thiêng liêng, cao quý luôn hiện hữu trong mỗi người con dành cho đấng sinh thành của mình. Dương Kiều Minh đã xây dựng hình ảnh người mẹ tỏa sáng suốt các tập thơ của mình. Ông viết về Mẹ như biểu tượng của nguồn cội, là nơi nhà thơ nương tựa lúc cô đơn, nơi cố hương tiễn biệt và nơi để quay về. Bất cứ câu thơ nào nhắc tới mẹ, mơ hồ chạm hình bóng mẹ, đều vang lên trong tâm hồn nhà thơ rưng rưng tiếng chuông cầu nguyện, niềm khắc khoải khôn nguôi, nỗi nhớ quay quắt, da diết… Một vệt nước trên tán lá, một tiếng hát và bước chân, tiếng mẹ gọi trong chiều khói lam là những giấc mơ dịu dàng. Tình cảm của tác giả đối với mẹ được thể hiện vừa là tình yêu thương đối với người mẹ một đời vất vả, vừa là tình cảm biết ơn quý trọng đấng sinh thành.

Viết về mẹ, về tình mẫu tử thiêng liêng, Dương Kiều Minh đã xây dựng biểu tượng người mẹ thân yêu ở nhiều phương diện, trong đó ông nhớ về mẹ trong nhiều hoàn cảnh, nhiều tâm trạng. Người mẹ trong thơ ông hiện lên đầy nỗi vất vả, cơ cực, nhọc nhằn. Nhà thơ đã viết về mẹ bằng cả tình yêu thương sâu nặng, sự xót xa. Bởi vậy có rất nhiều từ chỉ tâm trạng, cảm xúc mà Dương Kiều Minh dành cho mẹ như: Nhớ, thương, xa mẹ, thương yêu, thương xót, sầu đau, dằn vặt, tự trách, đau lòng, nhói đau, thấy có lỗi, đau đớn, tìm nơi nương tựa, che chở, bao bọc, xót xa, nghẹn ngào, choáng váng, cổ nghẹn ứ, giật mình...

Mỗi câu thơ về mẹ là một sự quặn thắt đầy thương nhớ.

Tiếng lòng da diết. Kiếp này ta nợ. Kiếp này sao trả nổi. Nhớ thương

quặn thắt. Sương chiều bàng bạc bưng kín đồng quê. Khói chiều thoảng mùi rơm, mùi lửa. Mẹ vẫn kia mùi cơm, mùi lửa.

(Khúc tưởng niệm)

Cả cuộc đời mẹ vất vả vì gia đình, hi sinh cho con nên nhà thơ cảm thấy như mắc nợ mẹ, mắc nợ người cả kiếp đời. Có lúc nhà thơ nghĩ nỗi buồn của mẹ, sự thương khó của mẹ một phần do chính nhà thơ gây ra, cả cuộc đời ông mang theo nỗi buồn thương khó của mẹ.

Mùi gạo nếp bưởi chín phảng phất trong giấc mơ cả cuộc đời tôi mang vác nỗi buồn thương khó của mẹ. Những buổi tối tháng chạp hiện lên day dứt, thôn quê rơm rạ nồng nàn

(Những buổi tối tháng chạp) Nhà thơ đã viết về mẹ trong những ngày đói kém, một mình mẹ phải lo toan, bươn chải cuộc sống, chèo chống gia đình qua những ngày giông bão. Cho nên câu thơ như cũng nhói đau.

Những bông lúa trong mơ hiện những ngày đói kém, mẹ ướt sũng

mưa mang về bó lúa nảy mầm.

Người mẹ của Dương Kiều Minh là người mẹ nông thôn chân lấm tay bùn, nước da sạm đen vì sương gió. Những năm tháng nhọc nhằn đã làm phai tàn tuổi xuân của mẹ. Sự vất vả ấy đã khiến nhà thơ thốt lên trong niềm thương cảm xót xa.

Tôi hiểu mẹ đã già Đôi mắt ngày xưa - đâu nữa?

(Bên những sợi tơ ánh sáng) Những giọt nước mắt của mẹ âm thầm rơi trên gò má nhô cao, cánh tay gầy guộc đó là dấu ấn của cuộc đời lam lũ. Tuổi xuân của mẹ đã trôi dạt về xứ lạ, giờ chỉ còn lại hình ảnh mẹ già nua, còm cõi, chính nhà thơ đã viết khi bé làm sao con hiểu được những nỗi lòng, sự hi sinh thầm lặng mẹ dành cho con lớn đến chừng nào.

Khi ấy làm sao con hiểu

cánh tay gầy mẹ quệt ngang khóe mắt

(Cổ tích I)

Nhà thơ nhìn thấy ngay cả trong giấc ngủ của mẹ cũng không trọn vẹn, mà có gì đó đầy lo toan, phiền muộn.

Gió tăng cường từng đợt ù ù trên mái

Mẹ nằm sao yên, lo căn nhà không chống nổi

Gió thổi suốt ngày, gió thổi suốt đêm Chẳng biết khi nào gió ngừng, mẹ ạ!

(Trở về từ ảo giác)

Tiếng thở dài của mẹ trong buổi tối tháng chạp, tiếng thở dài của sự nghèo khó, trên mái tranh xơ xác, trong căn nhà ẩm thấp nghe sao mà nao lòng. Tiếng thở dài làm cho Dương Kiều Minh càng thấm thía cho nỗi cơ cực của người mẹ nghèo, lầm lũi nhưng đầy lòng nhân hậu, vị tha ấy.

Tôi nghe tiếng thở dài của mẹ buổi tối tháng chạp, nỗi lo tết nhất đến gần. Gió lạnh thổi nhiều từ những cánh đồng nứt nẻ lơ phơ gốc rạ. Ôi, nghèo khó, nghèo khó ù ù trên mái gianh xơ xác. Tết nhất đến gần. Ngọn đèn dầu lom đom sáng, những buổi tối tháng chạp lầm lũi trong im ắng

(Những buổi tối tuần tháng chạp) Viết về mẹ của mình, nhà thơ Dương Kiều Minh đã viết bằng cả tấm lòng yêu thương vô bờ bến của người con dành cho mẹ

b. Tình cảm biết ơn quý trọng đấng sinh thành

Nhà văn Victor Huygo từng nhận xét “Bên cạnh ánh sáng lung linh của các vì sao còn có ánh sáng êm dịu và huyền bí của tâm hồn người phụ nữ”. Trong thơ Dương Kiều Minh Hình ảnh người cha, người anh cả, người chị, người con gái, người vợ, người bạn… cũng được hiện ra trong những trang thơ của ông, nhưng mẹ là người ông viết nhiều hơn cả. Trong cuộc sống ông luôn khắc ghi ơn cha nghĩa mẹ, nên những vần thơ Dương kiều Minh viết đầy tình yêu thương, quý trọng đối với đấng sinh thành. Tình yêu gia đình, yêu mẹ đã hóa thành tình yêu quê hương, xứ sở, yêu ngôi nhà, mái rạ thân thương. Cả một trường từ vựng về mẹ trong một đoạn thơ đã thể hiện điều đó.

Mơ được về bên mẹ

Ao xưa, mảnh vườn nhỏ ngày xưa

Bậc thềm giàn giụa trăng mỗi tối Bên những hoàng hôn loang lổ gò đồi

Mùi lá bạch đàn sộc vào giấc ngủ con về yêu mái rạ cuộc đời Một sớm vắng

Ùa lên khói bếp

Về đây củi lửa ngày xưa

Tình yêu thương, quý trọng, biết ơn đấng sinh thành còn thể hiện trong dòng hồi ức nhớ về sự bao bọc, chở che mẹ đã dành cả cho nhà thơ. Các từ về mẹ đã nói được tất cả.

Trong lòng đêm tối ta thấy được bao bọc chở che, thoảng hơi mẹ rất gần ngày thơ bé.

(Con đường cổ xưa)

Tấm lòng biết ơn đấng sinh thành, công lao dưỡng dục đã khiến Dương Kiều Minh dùng ngôn ngữ thơ ca dựng nên bức tượng đài kỉ niệm mẹ. Mẹ là linh hồn của cuộc sống, hình ảnh mẹ mãi trường tồn qua thời gian, năm tháng, khắc sâu trong trái tim nhà thơ. Đây vừa là tình cảm của người con yêu thương, quý trọng mẹ, vừa là tấm chân tình cuả tác giả ngợi ca người mẹ Việt Nam rất sâu sắc.

Mãi mãi dựng đài tưởng niệm Đài sen hồn hậu mẹ cười

Con vẫn thế, suốt đời thơ bé Ùa đến vòng tay Người....

(Thôn dã)

Mỗi bận đông qua, xuân về, tôi chạnh lòng nhớ thôn làng, dựng mãi

chân trời hình ảnh mẹ tôi lam lũ nghèo khó. Tuổi thơ rét mướt, ngai ngái

con đường sương muối phủ cuối đông.

(Chạnh niềm thôn dã) Có lúc nhà thơ đã ví người mẹ của mình như Đức Mẹ Đồng Trinh, một biểu tượng vĩ đại về người mẹ trong Thiên Chúa Giáo để ngợi ca về người mẹ trong sự tôn sùng, ngưỡng mộ, thương yêu, đầy thành kính. Ông đã tôn vinh biểu tượng người mẹ lên tầm cao nhất của nhân loại trong bài Giêsukrixtơ.

Biểu tượng thế gian ư? Ta nghiền ngẫm/ có gì tiếc nuối

Tan rã và sinh thành/ trường tồn và phát triển... Giờ ta lần về bờ giậu/ Bên hang hốc mùa thu

Máng cỏ mang mang niềm thiên cổ Niềm mẹ ta mãi mãi mẹ đồng trinh

(Giêsukrixtơ)

Người mẹ nông dân ấy, dưới ngòi bút của ông đã trở nên vĩ đại, tỏa bóng lớn xuống không gian và thời gian: “bóng mẹ đổ dài dọc theo con đường đơn độc ngút ngàn ước vọng” (tr. 458), “bóng mẹ đổ rợp bên này thế kỉ” (tr. 232). Cũng bằng chính tình cảm của người con tha thiết yêu mẹ nên người mẹ của nhà thơ đã được ông nâng lên tầm vĩ đại, bà được ví như mẹ Âu Cơ, Đức Mẹ Đồng Trinh, Phật bà ngự trên đài sen, ông kính trọng gọi người mẹ ấy bằng từ “Người” như một đấng cao siêu.

Trường Từ vựng về mẹ đã góp phần giúp Dương Kiều Minh thể hiện tấm lòng yêu thương, quý trọng mẹ. Biết ơn mẹ, ông viết những câu thơ sâu lắng, tình cảm nhất dành cho mẹ mình. Chính tình cảm yêu thương, lòng biết ơn sâu sắc đã giúp ông dựng nên bức đài tưởng niệm về mẹ, về tình mẫu tử thiêng liêng.

Một phần của tài liệu Trường từ vựng ngữ nghĩa về hoa và mẹ trong thơ dương kiều minh (Trang 121)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(140 trang)
w