6. Cấu trúc của luận văn
2.1.6. Tiểu trường chỉ trạng thái của hoa
Qua khảo sát, chúng tôi thống kê được hai tiểu trường từ vựng về trạng thái của hoa trong thơ Dương Kiều Minh là trường về trạng thái hoa nở và trường về trạng thái chu kì của một bông hoa.
Bảng 2.5. Bảng thống kê các tiểu trường trạng thái của hoa
2.1.6.1. Tiểu trường về trạng thái hoa nở
Tổng số từ về trạng thái
của hoa
Các tiểu trường về trạng thái của hoa
36
Trường về trạng thái hoa nở Trường về trạng thái chu kì một bông hoa Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) 20 54,2% 16 45,8%
a.nhóm các từ cùng nói về hoa nở
Tiểu trường này cũng đầy đủ các từ đồng nghĩa với “nở” như: Nở, đơm, trổ, vươn, tỏa, hé...
Những tán thanh trà nở hoa trong làn mưa bụi nhắc lời hẹn mùa xuân trở lại
(Hẹn mùa xuân ở Kim Sơn)
Cây bàng năm ngoái nở hoa, quả rụng năm nay lại sắp trổ hoa
(Chiều xuống rồi)
Sáng tạo nảy sinh trong âm thầm thăm thẳm tựa thân cây bền bỉ vận nước từ lòng đất, một sớm nào đó bất ngờ trổ hoa ngào ngạt
(Chạnh niềm thôn dã)
Những chùm hoa xương rồng lẫn dần vào bóng tôi. Những cây xương rồng vẫn điềm nhiên nở những chùm hoa trong giá lạnh khô cằn tê buốt
(Vẫn nở những chùm hoa xương rồng)
Vừa giấc mơ dịu dàng đậu xuống
Vươn dậy đồng loạt bông tiểu li lan mùa thu
(Giấc mơ dịu dàng đậu xuống)
Những đóa sen vươn thưa thớt giữa đầm (Đầm Vạc) b. Nhóm các từ chỉ các trạng thái nở khác nhau của hoa.
Đây là một trường rất phong phú với rất nhiều từ khác nhau nói về trạng hoa nở cụ thể: (nở) hoang tàn, nở ngang tàn, nở tung, nở muộn, nở rộ, nở ngát, nở vàng, nở ra, (nở) rực rỡ, nở trắng, nở thanh khiết, tinh khiết, lộng lẫy, đua nhau, (nở) muộn mằn, (nở) theo mùa...
Hoa nở trắng hơn mọi mùa xuân trước
Hoa nở trắng buồn hơn mọi mùa xuân trước
(cuối xuân)
(Thôn quê)
Bông loa kèn nở ngang tàng mùa hạ
(Thời khắc trôi hoài hoài)
Những bông hoa đồng nội mong manh quên lãng đua nhau nở bên bờ quê nhắc nhở sự đơn sơ, đạm bạc, những bông hoa ngưng tụ từng giọt mật đọng lại kí ức thời thơ ấu.
(Nỗi niềm thôn dã)
Đóa hải đường nở muộn/ càng giá lạnh vẻ đẹp càng trong suốt
(Trăng xuân)
Bình dị, xinh xinh bông hoa cỏ, những bông hoa nở rộ tô điểm cho sự trống trải quên lãng cánh đồng
(Nỗi niềm thôn dã)
Những âm thanh xiết buồn đau thương vô hạn kiếp người vò rát bâng khuâng con đường nở thanh khiết những bông hoa dại
(Cơn mưa sớm ngang qua giấc ngủ) 2.1.6.2 Tiểu trường về trạng thái chu kì một bông hoa
Tiểu trường này gồm hai nhóm: nhóm chỉ sự phát triển của hoa và nhóm chỉ sự kết thúc của hoa
a. Nhóm chỉ sự phát triển của hoa: nở, sinh sôi, thắm, tươi ....
Những vạt ngải tiên tàn lụirồi sinh sôi theo phong khí của mùa hiện lên trong ánh sáng buổi mai những nụ hoa lấm tấm mùi hương thanh sâu tỏa
ra từ cằn cỗi khắc nghiệt
(Bên vạt ngải tiên)
Bông râm bụt thắm tươi bên quên lãng cuộc đời
(Niềm quê)
Vô tình khóm thục lan nở, tàn khi nào không rõ/ Riêng mùa thu ghé lại Riêng mùa thu ân ái tỏ bày
(Khúc thu II)
b,Nhóm các từ chỉ sự kết thúc của hoa:
lụi, rụng, vương, rũ cánh, rụng, khô, úa rụng, rơi, tàn, tàn lụi...
Ví dụ:
Cây phượng già giương chiếc ô khổng lồ, những cánh hoa cuối cùng
rụngrơi xuống vết chân bé vừa vẽ.
(Câu chuyện mùa hè)
Đã ở ba mùa hoa nhãn rụng
Mùa hạ kế mùa xuân rời rã.
(Cuối chiều, gửi đề đất Hà Đông)
Gõ vào ngày xuân không trở lại Hoa táo vừa rụng trắng
Ô cửa nâu mở suốt mùa hè
(Tâm tưởng)
Đâu phải nữa con búp bê bằng cỏ/ Con đường hoa vối rụng đầy
Ban mai đổ về xa vắng/ Đồng cỏ đầm sương lóa ướt dưới trời
(Bản giao hưởng đồng quê)
Giếng nước lạnh / khói bếp chiều cũng lạnh Hoa trái rụng khô lối vắng hoàng hôn
(Cổ tích)
Qua tiểu trường từ vựng chỉ trạng thái của hoa, chúng tôi có một số nhận xét:
Trường từ vựng chỉ trạng thái của hoa là trường rất phong phú. Hình như các từ nói về quá trình hình thành phát triển, biến mất của hoa đều được Dương Kiều Minh nói đến. Mỗi một giai đoạn phát triển, mỗi một trạng thái của hoa nhà thơ lại có rất nhiều từ để diễn tả. Cũng nói về hoa “nở” mà dùng
hàng loạt từ “vươn”, “trổ”, “đơm”, “tỏa”, “hé”. Cũng nói về hoa nở nhưng nhà thơ lại có một loạt các từ khác nhau để miêu tả đặc điểm của trạng thái này như “nở rộ”, “nở vàng”, “nở ngát”, “nở tung”, “nở muộn”. Và đặc biệt có những cách nở chỉ có Dương Kiều Minh mới cảm nhận được như “nở ngang tàn”, “ nở hoang tàn”. Dương Kiều Minh miêu tả hoa ở rất nhiều trạng thái. Qua khảo sát, chúng tôi thấy có những từ trạng thái của hoa được tác giả sử dụng lặp lại nhiều với tần số cao như: hoa rụng (28 lần),
tàn (26 lần), nở (23 lần), thắm tươi (14 lần), tàn lụi (11 lần), sinh sôi (9 lần), trổ (7 lần).
Sử dụng hoa như một đối tượng thẩm mĩ để nói lên tâm trạng, nỗi niềm hoạc lồng ghép cảm xúc nên bị chi phối đặc điểm thơ Dương Kiều Minh buồn, sầu nhiều hơn vui nên ta dễ dàng bắt gặp những vần thơ nói về hoa trong trạng thái tĩnh nhiều hơn trạng thái động, úa tàn nhiều hơn sự đâm chồi nảy lộc, tàn lụi nhiều hơn sinh sôi, hoa tàn, hoa rụng nhiều hơn hoa nở.
Thời khắc trôi hoài hoài
Vô tình khóm thục lan nở, tàn khi nào không rõ Riêng mùa thu ghé lại
Riêng mùa thu ân ái tỏ bày
(Khúc thu II)
Giếng nước lạnh / khói bếp chiều cũng lạnh Hoa trái rụng khô lối vắng hoàng hôn
(Cổ tích)
Ở một số câu thơ, Dương Kiều Minh viết về trạng thái của hoa như một sự chuyển đổi nhanh chóng, gấp rút của thời gian, mới là hoa đấy mà có thể chuyển sang trạng thái khác, hoặc cái hương sắc ban đầu có thể rất đẹp nhưng cũng úa tàn trước sự tàn phá của thiên nhiên được ngay:
Những vòm phượng vĩ đến tiết nở rộ, vội vã rũ lớp lớp cánh hoa màu đỏ chói chống chọi những cơn bão đầu mùa
Cây lim trắng cổ thụ rải lượt hoa trắng liti trên nền hạ chí
(Tứ tấu xuân hè)
Những triền hoa cúc dại tàn, nở theo mùa rực rỡ dưới nắng thu kìa những bờ hoa trinh nữ chạy dài vô tận nở rực rỡ trên sỏi đá khô cằn
(Tôi ngắm mãi những ngày thu tận) Đặc biệt nhất ở trường từ vựng về trạng thái của hoa là nhà thơ đã tạo ra các từ ngữ mới lạ, có sức gợi cao như: nở (hoang tàn), nở (ngang tàn), nở (tinh khiết), (nở) thanh khiết, nở (rời rã)...
Nở hoang tàn bụi thục lan rực màu huyết dụ
(Thôn quê)
Bông loa kèn nở ngang tàng mùa hạ
(Thời khắc trôi hoài hoài) Các từ do Dương Kiều Minh tạo ra là từ ghép. Số lượng các từ này tuy không nhiều nhưng cũng là những đóng góp riêng của nhà thơ trong việc vận dụng và sáng tạo vốn từ, làm phong phú thêm vốn từ tiếng Việt. Đó là thứ ngôn ngữ riêng của Dương Kiều Minh, không thể lẫn với ai. Vì thế cho dù không cầu kì, nhưng ngôn ngữ “Thơ Dương Kiều Minh” vẫn có sức hấp dẫn riêng.
Với một trường từ về trạng thái của hoa, nhà thơ Dương Kiều Minh đã ghi lại tất cả những thời khắc của các loài hoa. Đó là thời khắc đẹp nhất khi hoa hé nụ, hoa nở rực rỡ, và ngay cả khi kết thúc một chu kì tồn tại của hoa là khi úa tàn, hoa rơi cánh rụng. Một phần lấy đặc điểm sinh học có thật của loài để miêu tả nhưng đan cài vào đó là tâm trạng của tác giả. Trường từ vựng về trạng thái của hoa là một trường tác giả sử dụng ngôn ngữ gần gũi, mộc mạc, không bóng bẩy nhưng vẫn có thể miêu tả đối tượng cụ thể sinh động.
Tránh được cách nói khô khan, để dù gần gũi ngôn ngữ đời thường nhưng vẫn chứa đựng đầy đủ tính hình tượng, tính hàm súc và tính biểu cảm- những đặc trưng của ngôn ngữ văn học.