6. Cấu trúc của luận văn
3.3. Tiểu kết chương 3
Mẹ là một đề tài xuyên suốt trong thơ Dương Kiều Minh. Do vậy trường từ vựng về mẹ là một trường từ vựng tiêu biểu của thơ ông. Trường từ
vựng về Mẹ có năm tiểu trường là tiểu trường về ngoại hình của mẹ, tiểu trường từ vựng về hành động, tâm trạng của mẹ, tiểu trường về các sự vật gắn liền với mẹ, tiểu trường về cuộc sống của mẹ, và cuối cùng là tiểu trường về các danh từ thể hiện biểu tượng về mẹ. Mỗi tiểu trường đều có một hệ thống từ rất phong phú đa dạng. Các từ đều xuất hiện với tần số cao. Trường từ vựng về Mẹ có vai trò khắc họa hình ảnh người phụ nữ Việt Nam. Người mẹ của Dương Kiều Minh - hiện thân của người phụ nữ Việt Nam giàu đức hi sinh, chịu thương chịu khó, và yêu thương con hết mực. Qua trường từ vựng này, Dương Kiều Minh đã thể hiện tình cảm yêu thương, lòng biết ơn sâu sắc đối với mẹ, người phụ nữ Việt Nam.
KẾT LUẬN
1. Dương Kiều Minh là một trong số ít những nhà thơ hiện đại gặt hái được thành công vang dội trong những năm vừa qua. Ông đã trở thành một
“hiện tượng văn học” thu hút được sự chú ý của bạn đọc và giới nghiên cứu. Sau khi qua đời, nhà thơ đã để lại một làn sóng dư âm lớn qua sự nghiệp thơ ca của mình trên thi đàn Việt Nam hiện đại. Tháng 3/2012 tập thơ sau cùng “thơ Dương Kiều Minh” dày gần 600 trang của ông đã được trao giải thưởng thành tựu thơ của Hội nhà văn Hà Nội. Thành công này không chỉ đem lại những vinh dự cho bản thân nhà thơ Dương Kiều Minh mà nó còn đem đến một hơi thở mới cho đời sống văn học Việt Nam những năm đầu thế kỷ XXI. Cùng với nhiều tùy đàm văn chương, thơ Dương Kiều Minh đã làm nên tên tuổi của ông.
2. Thơ Dương Kiều Minh được đánh giá là có giá trị cả về nội dung và nghệ thuật. Ngôn ngữ thơ Dương Kiều Minh không có nhiều phá cách, ngược lại rất bình dị nhưng vẫn tạo được ấn tượng sâu sắc đối với bạn đọc. Có lẽ do cách chọn đề tài, cách nhìn cuộc sống, và đặc biệt là cách diễn tả đầy nội tâm, tràn trề cảm xúc đã làm cho thơ ông có được một vị trí đặc biệt như vậy trong lòng độc giả. Hai chủ đề tiêu biểu trong thơ Dương Kiều Minh là hoa và mẹ đã thể hiện điều đó. Bởi vậy xuyên suốt trong thơ ông và tiêu biểu nhất là hai trường từ vựng: Trường từ vựng về Hoa và trường từ vựng về Mẹ.
2.1. Trường từ vựng về hoa là trường từ vựng nổi bật nhất trong thơ Dương Kiều Minh, bởi vậy mà nhiều nhà nghiên cứu cho thơ ông là cuốn từ điển về các loài hoa. Trường từ vựng về hoa là một trường từ vựng lớn gồm sáu tiểu trường: trường từ vựng về các loài hoa, trường từ vựng về đặc điểm, tính chất của hoa, trường về danh từ đơn vị dùng để chỉ hoa, trường về các bộ phận của hoa, trường về trạng thái của hoa và trường về không gian và thời gian hoa xuất hiện. Trường nào cũng rất phong phú đa dạng.
Trường về các loài hoa với rất nhiều loài từ những loài hoa của đồng nội như hoa sam đất, hoa cỏ may, hoa súng, hoa dành dành...cho đến những loài hoa trên sườn đồi như hoa sim, hoa trinh nữ, hoa mận... rồi đến những loài hoa ở đồng bằng như hoa bằng lăng, hoa cúc, hoa thủy tiên, hoa sen... và cho đến những loài hoa sống trong rừng núi như hoa lim, hoa thanh trà, hoa sể... Hình như tất cả hoa đều có mặt trong thơ Dương Kiều Minh. Nhưng đặc biệt, thơ ông nói nhiều đến các loài hoa bình dị. Đó là những loài hoa gắn bó với tuổi thơ, với quê hương.
Trường từ vựng về đặc điểm, tính chất của hoa cũng là một trường từ vựng tiêu biểu. Trường từ vựng này bao gồm bốn tiểu trường là tiểu trường về kích thước hoa, tiểu trường về hình dáng hoa, trường về hương hoa, trường về màu sắc hoa. Các từ trong mỗi tiểu trường cũng đều xuất hiện với tần số cao. Hoa được Dương Kiều Minh miêu tả ở mọi góc độ bằng cách nhìn rất tinh tế. Do đó mỗi tiểu trường trong đó cũng rất phong phú. Kích thước của hoa không chỉ là kích thước nhỏ to của một bông hoa mà kích thước gắn với cả một không gian như bạt ngàn, mênh mông, trải dài, ngập tràn... Màu sắc của hoa không chỉ là của tự nhiên đỏ, vàng, trắng, tím mà còn là màu của cảm xúc tâm trạng. Mùi hương của hoa không chỉ là mùi của tự nhiên thơm, hăng mà còn là mùi của cảm nhận bằng cảm xúc mùi thanh sâu, mùi tinh khiết... Tất cả làm cho hoa trong thơ Dương Kiều Minh hiện lên thật đẹp, thật sinh động và cũng đầy cảm xúc. Do vậy, sự phong phú về số lượng của trường đặc điểm, tính chất hoa tăng lên rất nhiều.
Trường về các bộ phận của hoa cũng rất phong phú, có đủ các từ chỉ bộ phận của hoa. Từ tán, cánh đến nụ, nhụy, phấn đều được nhà thơ miêu tả rất chi tiết cụ thể và tinh tế.
Trường về trạng thái hoa cũng là một trường tiêu biểu gồm hai tiểu trường là trạng thái khi hoa nở và các trạng thái chu kì của một bông hoa. Các
từ chỉ trạng thái hoa nở rất đa dạng và được miêu tả cũng không kém phần chi tiết mới lạ. Dương Kiều Minh không chỉ nhìn thấy hoa nở, mà nhìn thấy hoa nở trắng, nở rộ và độc đáo hơn là nở hoang tàn, nở ngang tàn. Các từ chỉ trạng thái nói về chu kì của một bông hoa cũng được Dương Kiều Minh thể hiện đầy đủ theo ba chu kì nở - tươi - tàn lụi. Nhưng Dương Kiều Minh nói nhiều đến chu kì cuối của hoa đó tàn lụi với rất nhiều từ nhuốm màu tâm trạng buồn như rụng, rơi, tàn, khô, héo...
Trường về các danh từ đơn vị để chỉ hoa cũng là trường phong phú gồm rất nhiều loại đơn vị. Đó là những đơn vị chỉ hoa trải dài trên một không gian như vạt, triền, bờ, bãi.. Đó là những dơn vị chỉ hoa đơn lẻ như bông, đóa, nhánh, cành... Tất cả làm thành một bức tranh hoa vừa cụ thể nhỏ bé vừa bạt ngàn mênh mông.
Trường từ về không gian, thời gian hoa xuất hiện là một tiểu trường từ vựng lớn nhất trong hệ thống. Ở trường này, Dương Kiều Minh đã đưa vào trong thơ cả một không gian hoa rộng lớn, từ bao quát đến cụ thể. Bên cạnh đó trường về thời gian hoa xuất hiện cũng là một tiểu trường lớn phong phú về từ và đồ sộ về số lượng. Các mốc thời gian hoa xuất hiện được tác giả miêu tả rất chi tiết, cụ thể gồm nhiều khoảng thời gian, các mùa, các tháng và hoa xuất hiện như một tín hiệu thẩm mĩ trong bức tranh thiên nhiên, dòng cảm thức tâm trạng, cảm xúc của tác giả.
2.2. Bên cạnh trường từ vựng về hoa thì trường từ vựng về mẹ cũng là trường từ vựng tiêu biểu xuyên suốt trong thơ Dương Kiều Minh. Trường từ vựng về mẹ gồm năm tiểu trường là: tiểu trường từ vựng về ngoại hình của mẹ, tiểu trường từ vựng về hành động, tâm trạng của mẹ, trường về các sự vật gắn liền với mẹ, trường về cuộc sống của mẹ và cuối cùng là trường về các danh từ thể hiện biểu tượng về mẹ. Trường từ vựng nào cũng có số lượng từ rất phong phú và tần số xuất hiện các từ đều cao.
Tiểu trường về các sự vật gắn liền tới mẹ là tiểu trường phong phú nhất.Tất cả các sự vật gắn bó với mẹ, gợi nhớ đến mẹ đều được Dương Kiều Minh thể hiện đầy đủ nhưng những vật gắn với cuộc sống lao động của mẹ như lúa, đồng, sông, bếp...được nói đến nhiều nhất.
Tiểu trường về hành động, trạng thái của mẹ là tiểu trường phong phú. Các hành động của mẹ từ những hành động và việc làm hàng ngày của người phụ nũ nông thôn đến những hành động yêu thương con đều được tác giả nói đến và miêu tả rất chi tiết, cảm động. Tâm trạng của mẹ được thể hiện đầy đủ ở các tâm trạng khác nhau. Đó là tâm trạng lo lắng trước cuộc sống nghèo khó, vất vả. Đó là tâm trạng vui vẻ khi nghĩ về con. Đó là những trằn trọc suy tư của mẹ khi con chưa trưởng thành... Tất cả đều được nhà thơ nói hết trong thơ mình. Qua trường từ vựng về hành động, tâm trạng của mẹ, Dương Kiều Minh đã lột tả chân dung người mẹ - người phụ nữ Việt Nam giàu đức hi sinh cả đời lo lắng cho chồng con.
Trường từ vựng về ngoại hình của mẹ cũng rất tiêu biểu gồm trường về hình dáng mẹ, trường đặc điểm khác về ngoại hình của mẹ, trường về trang phục của mẹ. Qua trường này hình ảnh người mẹ đã được khắc họa rõ nét. Đó là người mẹ giản dị, nghèo khó, lam lũ.
Trường từ vựng về cuộc sống của mẹ với hàng loạt từ nói về cuộc sống khó khăn vất vả đã cho người đọc thấy dược một người mẹ nông thôn Việt Nam vất vả với cuộc sống nghèo khó đầy lo toan.
Cuối cùng là tiểu trường từ vựng các danh từ biểu tượng về mẹ. Đây là tiểu trường có số lượng từ ít hơn các tiểu trường khác nhưng thể hiện tất cả tình cảm chân thành cũng như niềm kính yêu sâu sắc của tác giả đối với mẹ. Mẹ đối với Dương Kiều Minh không chỉ là “mẹ” chung chung mà là Mẹ nghèo, Mẹ Đất, Mẹ Quê rất bình thường giản dị, vất vả, nhưng cũng là Mẹ Âu Cơ, Người Mẹ Bản Thể, Mẹ Đồng Trinh rất cao cả thiêng liêng.
2.3. Cả hai trường từ vựng về hoa và về mẹ trong thơ Dương Kiều Minh đều có vai trò rất lớn trong việc thể hiện nội dung tư tưởng của tác phẩm. Trường từ vựng về hoa vừa góp phần thể hiện bức tranh thiên nhiên đẹp vừa góp phần thể hiện tình cảm tâm trạng của tác giả. Bức tranh thiên nhiên hiện lên qua trường từ vựng về hoa có cả bức tranh thiên nhiên rộng lớn tươi đẹp tràn đầy sinh khí, và có bức tranh thiên nhiên đồng nội thanh bình tinh khiết. Trường từ vựng về mẹ đã khắc họa làm nổi bật hình ảnh mẹ - một người phụ nữ Việt Nam tiêu biểu cho sự vất vả chịu thương chịu khó và có một tình yêu thương vô bờ bến đối với con.
Qua trường từ vựng về mẹ, Dương Kiều Minh đã gửi gắm tình cảm của mình đến với mẹ. Tình cảm nhà thơ dành cho mẹ không chỉ là lòng biết ơn sâu nặng của con đối với công ơn trời biển của mẹ.
3. Công trình này của chúng tôi bước đầu áp dụng các lý thuyết về trường từ vựng - ngữ nghĩa để nghiên cứu trường từ vựng về hoa và trường từ vựng về mẹ trong thơ Dương Kiều Minh. Với những gì đã trình bày, chúng tôi hy vọng luận văn sẽ giúp người đọc hiểu được phần nào giá trị nội dung tư tưởng và nghệ thuật trong thơ Dương Kiều Minh.Tuy nhiên, trong phạm vi một luận văn, chúng tôi chỉ mới đi vào nghiên cứu trường từ vựng. Vẫn còn nhiều vấn đề về ngôn ngữ trong tác phẩm của ông cần được nghiên cứu tiếp để chúng ta hiểu hơn về một phong cách, về một nhà thơ đặc biệt này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. TS. Hoàng Anh, Nguyễn Thị Yến (2009), “Trường nghĩa ẩm thực trong các bài báo viết về bóng đá”, tạp chí Ngôn ngữ và đời sống, số 7 (165). 2. Diệp Quang Ban (2009), Giao tiếp diễn ngôn và cấu tạo của văn bản,
Nxb Giáo dục, Hà Nội.
3. Diệp Quang Ban (2005), Ngữ pháp tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 4. Hoàng Trọng Canh (2009), Từ địa phương Nghệ Tĩnh về một khía cạnh
ngôn ngữ - văn hóa, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.
5. Đỗ Hữu Châu (2005), Đỗ Hữu Châu tuyển tập (tập 1), Nxb Giáo dục, Hà Nội.
6. Đỗ Hữu Châu (2005), Đỗ Hữu Châu tuyển tập (tập 2), Nxb Giáo dục, Hà Nội.
7. Đỗ Hữu Châu (2007), Đại cương ngôn ngữ học (tập 2: Ngữ dụng học), Nxb Giáo dục, Hà Nội.
8. Văn Giá, Dương Kiều Minh, Lữ thứ đời, lữ thứ thơ, vanvn.net
9. Nguyễn Thiện Giáp (1978), Từ vựng tiếng Việt, Nxb Đại học tổng hợp, Hà Nội
10. Nguyễn Thiện Giáp (1994), Dẫn luận ngôn ngữ học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
11. Nguyễn Thiện Giáp (1996), Từ và nhận diện từ tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
12. Nguyễn Thiện Giáp (1998), Cơ sở ngôn ngữ học, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.
13. Nguyễn Thiện Giáp (2008), Giáo trình ngôn ngữ học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
14. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (Chủ biên), (2000), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
15. Phan Thị Thúy Hằng (2007), Trường từ vựng tên gọi các loại cây trong ca dao của người Việt, Luận văn thạc sĩ, Đại học Vinh
16. Hoàng Văn Hành (1991), Từ ngữ tiếng Việt trên đường hiểu biết và khám phá, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.
17. Hoàng Văn Hành (1992), “Về nghĩa của các từ biểu thị sự nói năng trong tiếng Việt”, Ngôn ngữ, số 01.
18. Hoàng Văn Hành (1998), Từ tiếng Việt - hình thái - cấu trúc - từ láy, từ ghép, từ chuyển loại, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.
19. Cao Xuân Hạo (2007), Tiếng Việt mấy vấn đề ngữ âm, ngữ pháp, ngữ nghĩa, Nxb Giáo dục, TP. Hồ Chí Minh.
20. Cao Xuân Hạo (2007), Tiếng Việt mấy vấn đề ngữ âm, ngữ pháp, ngữ nghĩa, Nxb Giáo dục, TP. Hồ Chí Minh.
21. John Lyons, (Nguyễn Văn Hiệp, 2008), Giáo trình ngôn ngữ đại cương,
Nxb Giáo dục, Hà Nội.
22. Hoàng Mạnh Hùng (2012), Trường từ vựngvề tôn giáo và chiến tranh trong tiểu thuyết lịch sử của Nguyễn Xuân Khánh, Luận văn thạc sĩ, Đại học Vinh.
23. Nguyễn Thúy Khanh (1996), Đặc điểm trường từ vựng ngữ nghĩa tên gọi động vật.
24. Đỗ Thị Kim Liên (2007), “Trường ngữ nghĩa biểu hiện quan niệm về nữ giới trong tục ngữ Việt”, tạp chí Ngôn ngữ và đời sống, số 6 (140).
25. Dương Kiều Minh (2011),Tuyển tập thơ Dương Kiều Minh, Nxb hội nhà văn Việt Nam.
26. Lê Thị Thanh Nga (2008), Đặc điểm lớp từ ngữ thuộc trường nghĩa chỉ vật dụng - biểu tượng tình yêu trong ca dao tình yêu lứa đôi, Luận văn thạc sĩ, Đại học Vinh.
27. TS Hoàng Kim Ngọc (2012), Thi pháp ngôn ngữ Dương Kiều Minh- vietvan.net
28. Mai Văn Phấn (2012), Thơ Dương Kiều Minh mang hơi xuân từ những cánh đồng, báo văn nghệ số3
29. Lê Thị Hồ Quang (2013), Chân dung thơ Dương Kiều Minh-văn vn.net 30. Lý Toàn Thắng (2009), Ngôn ngữ học tri nhận - Từ lý thuyết đại cương
đến thực tiễn tiếng Việt, Nxb Phương Đông, TP. Hồ Chí Minh
31. Trần Ngọc Thêm (2009), Hệ thống liên kết văn bản tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
32. Lê Quang Thiêm (2004), Nghiên cứu đối chiếu các ngôn ngữ, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.
33. Nguyễn Đức Tồn (1988), Trường từ vựng bộ phận cơ thể người, Luận án Phó giáo sư.
34. Nguyễn Văn Tu (1961), Khái luận ngôn ngữ học, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 35. Nguyễn Văn Tu (1968), Từ vựng học tiếng Việt hiện đại, Nxb ĐH & THCN.