Rủi ro thanh khoản

Một phần của tài liệu phân tích nguồn vốn tại agribank chi nhánh tỉnh hậu giang (Trang 64)

Rủi ro thanh khoản là một trong những rủi ro mà NHTM phải thường xuyên đối mặt. Đây là loại rủi ro xuất hiện trong trường hợp ngân hàng thiếu khả năng chi trả, không chuyển đổi kịp các loại tài sản thành tiền mặt hoặc không có khả năng vay mượn để đáp ứng các hợp đồng thanh toán. Thời gian vừa qua là khoảng thời gian mà nền kinh tế gặp rất nhiều khó khăn. NHNN ban hành mức trần lãi suất làm cho khoảng cách giữa lãi suất huy động và cho vay ngày càng hẹp dần, đương nhiên lợi nhuận sẽ giảm. Điều này đòi hỏi mỗi Ngân hàng phải thực hiện được mối quan hệ giữa huy động và cho vay nhưng vẫn đảm bảo được tính thanh khoản. Vì vậy mà không ít Ngân hàng rơi vào tình trạng thiếu thanh khoản. Để hiểu rỏ hơn về vấn đề này tại Agribank tỉnh Hậu Giang ta tìm hiểu bảng số liệu sau:

Bảng 4.6: Tình hình thanh khoản của Agribank tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2011 - 2013

CHỈ TIÊU ĐVT NĂM

2011 2012 2013

Tiền mặt Triệu đồng 67.950 95.020 101.140

Dư nợ cho vay Triệu đồng 2.196.168 2.712.778 3.201.500

Tổng tài sản Triệu đồng 2.264.118 2.807.798 3.302.640

Tổng tiền gửi Triệu đồng 1.359.000 1.900.400 2.022.800

Trạng thái tiền mặt % 3.00 3,38 3,06

Tỷ trọng dư nợ cho vay/

Tổng tiền gửi % 161,60 142,75 158,27

Tỷ trọng tín dụng/ Tài sản

đầu tư % 96,99 96,62 96,94

55  Trạng thái tiền mặt

Đây là chỉ số đánh giá tỷ trọng tài sản có tính thanh khoản cao nhất và nhanh nhất trong tổng tài sản. Chỉ số này càng cao chứng tỏ tính thanh khoản của ngân hàng càng tốt. Nhưng trái lại, chỉ số này càng cao chứng tỏ ngân hàng sẽ phải tốn nhiều chi phí cơ hội, từ đó làm giảm lợi nhuận của ngân hàng.

Qua 3 năm, tình hình huy động vốn của ngân hàng ngày một tốt hơn, lượng tiền gửi tăng mạnh. Điều này đã giúp ngân hàng gia tăng tính thanh khoản, đáp ứng nhu cầu thanh khoản cao hơn. Song chỉ số trạng thái tiền mặt lại có sự biến động lúc tăng, lúc giảm. Qua bảng số liệu trên ta thấy chỉ số trạng thái tiền mặt của Ngân hàng biến động bất thường. Năm 2011 là 3,00%, năm 2012 tăng lên đạt 3,38%. Trong năm 2012, tình hình kinh tế - tài chính toàn cầu khó khăn, đã tác động sâu sắc đến kinh tế Việt Nam nói chung, trong đó có hoạt động của ngành Ngân hàng nói riêng. Trước bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu và tình hình kinh tế trong nước gặp nhiều khó khăn, Chính phủ đã đề ra nhiều giải pháp nhằm mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì tăng trưởng ở mức hợp lý...Trong đó, việc NHNN liên tục hạ lãi suất huy động và cho vay đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý gửi tiền của khách hàng. Một bộ phận người gửi tiền khi nghe tin hạ lãi suất rất băn khoăn để tìm kênh đầu tư mới sinh lời tốt hơn. Họ cho rằng, với khoản tiền của họ, nếu gửi tiết kiệm ngân hàng thì một năm sau sẽ không bằng được giá trị như thời điểm hiện tại. Vì thế, họ rút tiền ra để đầu tư vào các lĩnh vực khác như mua vàng, USD hoặc cho người quen vay với lãi suất cao hơn. Chính vì vậy mà Agribank tỉnh Hậu Giang dự trữ tiền mặt nhiều hơn để đáp ứng nhu cầu chi trả cho khách hàng khi họ rút tiền đột xuất. Năm 2013, trạng thái tiền mặt của Ngân hàng có giảm nhưng vẫn ở mức tương đối cao là 3,06%. Trong năm này NHNN tiếp tục hạ mức trần lãi suất nhưng đối với Agribank tỉnh Hậu Giang thì kênh tiền gửi tiết kiệm vẫn là lựa chọn đa số của người đân địa phương. Nguyên nhân là do họ đã có một thời gian làm quen với xu hướng giảm liên tục của lãi suất và chủ động thích ứng với sự thay đổi này nên nhu cầu rút tiền không còn nhiều như năm 2012. Nắm bắt được điều này ban lãnh đạo Chi nhánh quyết định giảm tỷ lệ dự trữ tiền mặt để giảm chi phí cho Ngân hàng nhưng vẫn đảm bảo thanh khoản khi người dân rút tiền đột xuất. Chính vì vậy mà trạng thái tiền mặt của Ngân hàng tuy có giảm nhưng chỉ giảm nhẹ. Hiện tượng này cho thấy ngân hàng cũng đang chuẩn bị tư thế giữ an toàn hơn là kinh doanh lấy lợi nhuận.

56

Tỷ trọng dư nợ cho vay trên tổng tiền gửi

Đây là chỉ số cho ta thấy được sự chênh lệch giữa tài sản có tính thanh khoản kém với nguồn vốn đòi hỏi thanh khoản cao. Qua bảng số liệu ta thấy rằng tỷ trọng dư nợ cho vay trên tổng tiền gửi tại Agribank Hậu Giang qua 3 năm tăng giảm thất thường và luôn lớn hơn 1. Điều này cho thấy Ngân hàng luôn cho vay vượt quá số vốn huy động của mình. Vì vậy, khi nhu cầu thanh khoản xảy ra Ngân hàng cần có nguồn vốn điều chuyển từ Hội sở chính về để đảm bảo đầy đủ khả năng thanh khoản cho khách hàng. Năm 2011 hệ số này là 161,60%, năm 2012 hệ số giảm xuống 18,85%. Nguyên nhân là do trong năm nguồn tiền gửi Ngân hàng huy động được tăng với tốc độ 39,84% trong khi dư nợ cho vay lại tăng chậm hơn, chỉ tăng 23,52%. Điều này cho thấy được Ngân hàng đang chuẩn bị tư thế an toàn hơn trong việc thanh khoản của mình và giảm bớt phụ thuộc vào vốn điều chuyển. Tuy nhiên, năm 2013 hệ số này lại tăng lên 15,52%. Nguyên nhân là do trong năm tổng tiền gửi Ngân hàng huy động được tăng rất ít, chỉ tăng 6,44% trong khi đó Ngân hàng lại đẩy mạnh cho vay làm cho dư nợ tăng lên mạnh hơn với tốc độ 18,02%. Huy động được ít mà cho vay nhiều nên trong năm 2013 vốn điều chuyển Ngân hàng nhận về cũng vì thế mà tăng mạnh để có thể vừa đáp ứng vấn đề cho vay cũng như đáp ứng cả vấn đề thanh khoản cho khách hàng tại Agribank Hậu Giang. Việc Ngân hàng sử dụng quá nhiều thành phần nguồn vốn với độ ổn định không cao, dễ đòi hỏi nhu cầu thanh khoản được đáp ứng nhất như tiền gửi khách hàng vào tài sản có tính ổn định cao như dư nợ cho vay là vấn đề đáng báo động. Đặc biệt là trong những năm qua tỷ lệ cho vay trung và dài hạn tại Ngân hàng lại có chiều hướng gia tăng. Ngân hàng cần xem xét lại vấn đề này một cách nghiêm túc hơn để tránh những rủi ro thanh khoản gặp phải.

Tỷ trọng tín dụng trên tài sản đầu tư

Trái với chỉ số trạng thái tiền mặt, tỷ trọng tín dụng trên tổng tài sản cho biết tỷ lệ ngân hàng phân bổ tỷ lệ tài sản vào loại tài sản có tính thanh khoản thấp nhất. Tỷ trọng này càng cao ảnh hưởng khả năng thanh khoản của ngân hàng nhưng đồng thời sẽ làm tăng lợi nhuận cho ngân hàng.

Agribank Hậu Giang không tài trợ cho thuê với đối tượng khách hàng nên hệ số này là tỷ trọng giữa tài trợ tín dụng thông qua các phương thức vay với tổng tài sản. Nhìn chung, tỷ trọng tín dụng trên tài sản đầu tư chiếm tỷ lệ cao đều nằm trong khoảng từ khoảng trên 96%. Điều này chứng tỏ hoạt động tín dụng luôn chiếm một vị trí quan trọng trong việc kinh doanh tiền tệ của Ngân hàng do đây chính là nguồn thu lợi chủ yếu, cho nên cũng như các NHTM khác Agribank Hậu Giang phân bổ tài sản vào nghiệp vụ kinh doanh chủ yếu này. Tuy nhiên, tỷ số này cao sẽ làm ảnh hưởng đến tính thanh khoản

57

của Ngân hàng vì hoạt động tín dụng là hoạt động chứa đựng nhiều yếu tố rủi ro và bất ngờ. Vấn đề thu nợ khách hàng phụ thuộc vào nhiều yếu tố: phụ thuộc vào kết quả hoạt động kinh doanh của khách hàng, phụ thuộc vào năng lực quản lý và thẩm định của cán bộ tín dụng…

Hệ số này qua từng năm tăng giảm thất thường. Năm 2011 chỉ số này là 96,99%, năm 2012 là 96,62%, giảm chỉ 0,37%. Nguyên nhân là do năm 2012 nhu cầu vay vốn của khách hàng tăng cao, Ngân hàng chủ trương tối đa hóa lợi nhuận, tận dụng tối đa nguồn vốn huy động động được để cho vay kết quả là lợi nhuận tăng đến 35,04%, cao nhất trong 3 năm. Tuy nhiên, Ngân hàng cần phải chú trọng hơn đến vấn đề thanh khoản khi mà hệ số này còn quá cao. Mặc dù lợi nhuận tăng nhưng cho vay quá nhiều cũng đồng nghĩa với việc rủi ro tăng cao, Ngân hàng hàng khó đáp ứng được nhu cầu rút tiền đột xuất của khách hàng nếu không duy trì một lượng khá lớn các tài sản có tính thanh khoản cao. Năm 2013 hệ số này tăng 0,32% do tốc độ tăng của dư nợ cho vay (tăng 18,02%) nhanh hơn tốc độ tăng của tổng tài sản (tăng 17,62%). Vì vậy mà hệ số này vẫn giữ mức khá cao là 96,94%. Vì vậy Chi nhánh cần chú trọng nhiều hơn về vấn đề này trong thời gian sắp tới.

Tóm lại, Rủi ro thanh khoản tại Agribank Hậu Giang đáng báo động. Hệ số tỷ trọng dư nợ trên tổng tiền gửi và tỷ trọng tín dụng trên tổng tài sản có vẫn còn khá cao. Trong đó khoản mục cho vay trung và dài hạn tại Ngân hàng lại có chiều hướng gia tăng theo từng năm khi mà nguồn vốn Ngân hàng huy động được đa số là các khoản tiền gửi ngắn hạn. Các khoản tiền gửi ngắn hạn khi đến hạn thanh toán là những nhu cầu thanh khoản mang tính tức thời và cấp thiết đòi hỏi Ngân hàng phải duy trì khá lớn các loại tài sản có tính thanh khoản cao để đáp ứng. Tuy nhiên, Agribank Hậu Giang không có khoản mục tiền gửi tại Ngân hàng Trung ương, tiền gửi các TCTD khác và cả chứng khoán Chính phủ mà chỉ có duy nhất khoản mục tiền mặt tại quỹ để đáp ứng nhu cầu thanh khoản tại Ngân hàng. Hệ số trạng thái tiền mặt lại tăng giảm bất thường, chưa đủ lớn, chỉ nằm trong khoảng 3,00% – 3,38% khó mà đáp ứng đủ nhu cầu thanh khoản trong bối cảnh lãi suất giảm mạnh gây ảnh hưởng đến tâm lý của người gửi tiền cũng như việc ồ ạt rút vốn đầu tư vào những kênh sinh lời khác. Khi xảy ra nhu cầu thanh khoản lớn Ngân hàng lại phải nhờ vào vốn điều chuyền từ cấp trên điều về. Chính vì vậy, Agribank Hậu Giang cần chú trọng hơn và có những biện pháp để đáp ứng tốt vấn đề thanh khoản tại Ngân hàng mình cũng như tạo được niềm tin cho khách hàng.

58

Một phần của tài liệu phân tích nguồn vốn tại agribank chi nhánh tỉnh hậu giang (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)