PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ SỬ DỤNG NGUỒN VỐN TẠ

Một phần của tài liệu phân tích nguồn vốn tại agribank chi nhánh tỉnh hậu giang (Trang 58)

TẠI AGRIBANK TỈNH HẬU GIANG GIAI ĐOẠN 2011 – 2013

Nguồn vốn là một nền tảng quan trọng đối với các doanh nghiệp kinh doanh bất cứ ngành nghề nào. Đặc biệt, đối với loại hình kinh doanh tiền tệ như hệ thống các ngân hàng thì vai trò của nguồn vốn luôn là vấn đề hàng đầu. Với vai trò làm trung gian trong việc phân phối vốn từ nơi thừa đến nơi thiếu nhằm phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh của xã hội, Agribank Hậu Giang là một Ngân hàng chủ lực trên địa bàn tỉnh, là kênh cung cấp vốn cho mọi thành phần trong nền kinh tế từ những người dân bình thường đến cán bộ công nhân viên chức. Nguồn vốn mà Ngân hàng phục vụ cho quá trình này không chỉ có vốn huy động mà còn bao gồm cả nguồn vốn điều chuyển từ Hội sở chính. Thời gian qua Chi nhánh đã nổ lực rất lớn không chỉ trong công tác huy động vốn mà còn ở cả vấn đề sử dụng vốn. Việc huy động được nguồn vốn dồi dào trong sự biến động không ngừng của lãi suất đã khó thì việc Chi nhánh sử dụng nguồn vốn của mình như thế nào để có thể mang lại lợi nhuận tối ưu càng khó hơn. Bởi lẽ, trong điều kiện phát triển mạnh mẽ của tỉnh nhà, hàng loạt các NHTM lớn uy tín xuất hiện tạo nên môi trường cạnh tranh ngày càng quyết liệt. Thêm vào đó chênh lệch lãi suất đầu vào và đầu ra ngày càng bị thu hẹp. Vì vậy mà vấn đề sử dụng nguồn vốn không chỉ được Agribank Hậu Giang hết mực quan tâm mà hầu như các NHTM nào cũng chú trọng. Đối với Agribank Hậu Giang, Hội sở của Ngân hàng đã trích lập dự trữ thanh toán và dự trữ bắt buộc nên chi nhánh không phải trích lập các khoản mục trên, do đó nguồn vốn của Ngân hàng chủ yếu là nguồn vốn khả dụng tức là có khả năng

49

đem đi đầu tư để sinh lời. Với sự nổ lực và phấn đấu không ngừng của toàn thể ban lãnh đạo cũng như nhân viên, thời gian qua Chi nhánh cũng đã đạt được nhiều điểm đáng khích lệ trong về kết quả sử dụng nguồn vốn của mình. Tuy nhiên thì vẫn còn tồn tại khá nhiều hạn chế. Để hiểu rỏ thêm kết quả sử dụng nguồn vốn của Agribank Hậu Giang ta xem xét bảng số liệu sau:

Bảng 4.5: Một số chỉ tiêu đánh giá kết quả sử dụng nguồn vốn tại Agribank tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2011 – 2013

CHỈ TIÊU ĐVT

NĂM

2011 2012 2013

Lợi nhuận trước thuế Triệu đồng 65.622 88.617 59.390

Tổng nguồn vốn Triệu đồng 2.264.118 2.807.798 3.302.640

Tổng chi phí Triệu đồng 432.648 519.650 473.250

Tổng thu nhập Triệu đồng 498.270 608.267 532.640

Doanh số thu nợ Triệu đồng 2.779.669 3.662.685 4.095.978

Dư nợ bình quân Triệu đồng 1.888.704 2.441.500 2.728.161

Thu từ lãi Triệu đồng 461.300 567.540 502.100

Tổng tài sản sinh lời Triệu đồng 2.196.168 2.712.778 3.201.500

Chi phí lãi Triệu đồng 379.400 439.000 380.865

Tổng nguồn vốn chịu lãi Triệu đồng 2.264.118 2.807.798 3.302.640

LNTT/ Tổng nguồn vốn % 2,90 3,16 1,80

Tổng chi phí/ Tổng thu nhập % 86,83 85,43 88,85

Vòng quay vốn tín dụng Vòng 1,47 1,50 1,50

Lãi suất BQ đầu ra % 21,00 20,92 15,68

Lãi suất BQ đầu vào % 16,76 15,64 11,53

Lãi suất BQ đầu ra/ Lãi suất

BQ đầu vào Lần 1,25 1,34 1,36

(Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh Agribank tỉnh Hậu Giang)

Lợi nhuận trước thuế/ Tổng nguồn vốn

Chỉ số lợi nhuận trước thuế trên tổng nguồn vốn cho biết lợi nhuận mà Ngân hàng có thể nhận được từ việc đầu tư vốn vào các hoạt động kinh doanh và đầu tư của mình. Qua bảng số liệu trên ta nhận thấy chỉ số này của Ngân

50

hàng tăng giảm thất thường. Năm 2011 chỉ số này là 2,90% điều này có nghĩa là trong 100 đồng vốn của Ngân hàng thì sinh lời được 2,90 đồng lợi nhuận. Đây là con số rất thấp đối với một Ngân hàng chi nhánh như Agribank tỉnh Hậu Giang. Năm 2012 chỉ số LNTT trên tổng nguồn vốn tăng lên đạt 3,16%. Trong năm 2012 Ngân hàng đã làm tốt công tác huy động vốn của mình cũng như luôn duy trì được mối quan hệ với khách hàng cũ và tìm kiếm được khách hàng mới. Hơn nữa, việc thực hiện theo chủ trương của Thống đốc NHNN cơ cấu lại tín dụng, tập trung cho vay đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn đã góp phần làm gia tăng lợi nhuận của Ngân hàng lên đáng kể (tăng 35,04%). Trong khi đó thì tổng nguồn vốn cũng gia tăng nhưng tốc độ tăng chậm hơn (tăng 24,01%). Điều này đã làm cho chỉ số LNTT trên tổng nguồn tăng lên. Tuy nhiên, con số này vẫn chưa tương xứng với đồng vốn mà Ngân hàng bỏ ra. Năm 2013, chỉ số này lại giảm mạnh chỉ còn 1,80%. Nguyên nhân là do trong năm mức lãi suất mà Ngân hàng áp dụng chưa thu hút được hầu hết các đối tượng trên địa bàn. Đặc biệt, các khoản cho vay đối với các doanh nghiệp lại sụt giảm khiến cho lợi nhuận trong năm giảm đến 32,98%. Trong khi đó thì nguồn vốn vẫn gia tăng, chủ yếu là sự gia tăng của vốn điều chuyển (tăng 41,05%). Chính vì vậy mà chỉ số này theo chiều hướng giảm đáng kể. Nhìn chung chỉ số lợi nhuận trên tổng nguồn vốn của Agribank tỉnh Hậu Giang qua 3 năm còn rất nhỏ, thể hiện khả năng sinh lời của nguồn vốn không cao. Tuy nhiên qua từng năm Ngân hàng vẫn hoạt động có lợi nhuận điều này đã cho thấy Ngân hàng cũng đã cố gắng sử dụng nguồn vốn sao cho có hiệu quả sau khi đã loại trừ chi phí. Ngân hàng cần cố gắng và chú trọng hơn trong việc đầu tư sinh lời của mình bằng nguồn vốn đã có để vừa gia tăng nguồn vốn kinh doanh mà vẫn đảm bảo lợi nhuận cao cho Ngân hàng. Cần tăng cường công tác huy động vốn nhiều hơn để hạn chế sử dụng vốn điều chuyển ở mức thấp nhất có thể.

Tổng chi phí/ Tổng thu nhập (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Qua bảng số liệu ta thấy chỉ số tổng chi phí trên tổng thu nhập của Ngân hàng qua từng năm đang ở mức rất cao (trên 85%). Cụ thể, năm 2011 là 86,83%, năm 2012 chỉ số này giảm 1,4% còn 85,43% có nghĩa là để có được 100 đồng thu nhập thì Ngân hàng phải bỏ ra 85,43 đồng chi phí. Năm 2012 Ngân hàng đẩy mạnh chiến lược huy động vốn của mình và triển khai kịp thời các chính sách cho vay phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn làm cho nguồn vốn huy động được tăng đáng kể. Cùng với việc đẩy mạnh đầu tư trang thiết bị, công nghệ trong năm làm cho tổng chi phí của Ngân hàng gia tăng 20,11% so với năm 2011. Tuy nhiên với sự đầu tư đúng đắn đó và không phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn từ Hội sở giúp cho thu nhập của Ngân hàng tăng

51

mạnh hơn chi phí, tăng 22,08%. Chính vì vậy mà tổng chi phí trên tổng thu nhập giảm. Năm 2013 do ảnh hưởng từ chủ trương của NHNN về việc hạ mức trần lãi suất Ngân hàng gặp không ít khó khăn về vấn đề huy động vốn. Việc thu hút vốn từ công chúng càng trở nên khó khăn bởi lẽ họ cho rằng gửi tiền vào Ngân hàng mức sinh lời rất thấp nên một đại bộ phận người dân lựa chon chuyển sang những kênh đầu tư khác sinh lời cao hơn. Trong năm, nguồn vốn mà Ngân hàng huy động được chỉ tăng lên 6,44%. Vốn huy động tăng ít cộng với mức lãi suất huy động giảm mạnh làm cho chi phí mà Ngân hàng trả lãi cho khách hàng cũng giảm theo, các khoản chi ngoài lãi cũng sụt giảm đáng kể. Vì vậy, tổng chi phí trong năm giảm 8,93%. Chi phí giảm nhưng không phải lúc nào cũng tốt khi mà thu nhập tại Ngân hàng lại có chiều hướng giảm mạnh hơn (giảm 12,43%) làm cho chỉ số tổng chi phí trên tổng thu nhập tăng lên 3,42%. Điều này cho thấy Ngân hàng chưa quản lý tôt chi phí của mình để đạt mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận. Vì vậy, Ngân hàng cần phải chú trọng nhiều hơn đến vấn đề này trong tương lai.

Vòng quay vốn tín dụng

Chỉ tiêu này thể hiện tốc độ luân chuyển vốn của Ngân hàng nhanh hay chậm, nếu vòng quay lớn thì chỉ cần một đồng vốn mà trong năm đã có thể đáp ứng nhiều khách hàng, mang lại hiệu quả kinh doanh cao hơn cho Ngân hàng nếu như vòng quay nằm trong giới hạn cho phép. Qua bảng số liệu trên ta thấy vòng quay vốn tín dụng năm 2011 là 1,47 vòng, năm 2012 và 2013 là 1,5 vòng. Đối với địa bàn như tỉnh Hậu Giang, người dân đa số là nông dân, họ sản xuất lúa mỗi năm từ 2 – 3 vụ, chăn nuôi gia súc, gia cầm khoảng một

năm là kết thúc nên vòng quay vốn tín dụng từ 1- 3 là có thể chấp nhận được. Nhìn chung, qua số liệu trên ta thấy công tác thu hồi nợ của Ngân hàng tốt.

Trong những năm qua bên cạnh việc đặc biệt quan tâm đến công tác thu hồi nợ, Ngân hàng cũng ngày càng phát triển tín dụng ngắn hạn do rủi ro thấp, khả năng thu hồi vốn cao làm cho vòng quay vốn tín dụng có xu hướng tăng nghĩa là thời gian thu hồi nợ một món vay giảm giúp cho Ngân hàng đáp ứng được nhu cầu vốn cho nhiều khách hàng hơn. Mặt khác, Ngân hàng tiếp tục có vốn đầu tư vào các lĩnh vực khác.

Lãi suất bình quân đầu ra

Qua bảng số liệu trên ta nhận thấy lãi suất đầu ra qua 3 năm có xu hướng giảm dần. Điều này cũng dễ hiểu do trong bối cảnh NHNN liên tục hạ mức trần lãi suất như hiện nay thì lãi suất giảm là điều đương nhiên. Năm 2011 lãi suất đầu ra được Ngân hàng áp dụng là 21,0% có nghĩa là với 100 đồng tài sản sinh lời thì Ngân hàng thu về được 21 đồng thu nhập. Năm 2012 chỉ số này

52

giảm còn 20,92% và đến năm 2013 còn 15,68% có nghĩa là mức thu nhập mà Ngân hàng nhận về khi bỏ ra 100 đồng tài sản sinh lời ngày càng giảm mạnh. Nguyên nhân là do NHNN liên tục hạ mức trần lãi suất ở cả năm 2012 và 2013 vì vậy mà lãi suất cho vay và huy động tại Ngân hàng giảm. Mặc khác, trong tình hình kinh tế khó khăn, trên địa bàn lại xuất hiện nhiều NHTM lớn cạnh tranh lãi suất gay gắt, vì vậy một mặt Ngân hàng vừa phải tuân thủ quy định của NHNN, mặt khác Ngân hàng đã quyết định giảm mức lãi suất cho vay xuống ở cả hạn mục cho vay ngắn hạn và cho vay trung – dài hạn để thu hút được nhiều đối tượng có nhu cầu vay vốn hơn cho Ngân hàng mình. Vì vậy mà hệ số này có xu hướng giảm dần qua các năm.

Lãi suất bình quân đầu vào

Trong công tác huy động vốn việc tính lãi suất đầu vào rất quan trọng bởi nó không chỉ giúp Ngân hàng theo dõi động thái của chi phí nguồn vốn theo thời gian mà còn cho Ngân hàng biết được chuẩn mực tương đối cho việc cho vay và đầu tư.

Qua bảng số liệu ta nhận thấy hệ số lãi suất BQ đầu vào của Agribank Hậu Giang có xu hướng giảm dần qua các năm. Cụ thể, năm 2011 là 16,76%, năm 2012 chỉ số này giảm còn 15,64%, nghĩa là Ngân hàng phải bỏ ra 15,64 đồng chi phí để có được 100 đồng vốn. Nguồn vốn chịu lãi của Ngân hàng bao gồm vốn huy động từ công chúng và vốn điều chuyển từ Hội sở. Năm 2012 Ngân hàng đẩy mạnh công tác huy động vốn kết quả là nguồn vốn huy động tăng đáng kể, vượt cả chỉ tiêu đề ra. Điều này góp phần làm cho tổng nguồn vốn chịu lãi của Ngân hàng tăng mạnh (tăng 24,01%). Song song với việc gia tăng nguồn vốn huy động thì chi phí mà Ngân hàng bỏ ra để có được nó cũng tăng: chi phí trả lãi cho khách hàng, chi phí quản lý, chi lương,…Tuy nhiên chi phí trả lãi lại tăng chậm hơn so với nguồn vốn chịu lãi, chỉ tăng 15,71%. Chính vì vậy mà hệ số lãi suất BQ đầu vào giảm. Năm 2013 chỉ số này tiếp tục giảm mạnh còn 11,53%. Đây là năm NHNN tiếp tục hạ mức trần lãi suất, điều này làm cho việc thu hút nguồn vốn từ công chúng càng trở nên khó khăn hơn. Tổng nguồn vốn chịu lãi tăng 17,62% chủ yếu là sự gia tăng của nguồn điều chuyển từ Hội sở chính do nguồn vốn huy động không đáp ứng đủ nhu cầu vay vốn cho khách hàng. Cũng do ảnh hưởng từ mức trần lãi suất mà mức lãi suất phải trả cho cả vốn huy động và vốn điều chuyển đều giảm. Trong khi Ngân hàng phải trả chi phí sử dụng vốn điều chuyển năm 2012 là 12,9% thì năm 2013 chỉ còn 7,6% làm cho chi phí lãi trong năm giảm mức tương đối (giảm 13,24%). Việc nguồn vốn chịu lãi tăng, mức chi phí lãi giảm đã làm cho chỉ số lãi suất BQ đầu vào trong năm giảm. Chỉ số này giảm cho chúng ta thấy được Ngân hàng ngày càng quản lý tốt hơn nguồn vốn của mình. Chi phí cho

53

nguồn vốn chịu lãi ngày càng giảm và nguồn vốn Ngân hàng sử dụng để sinh lời ngày càng cao. Ngân hàng cần phát huy và tăng cường nhiều hơn trong việc thu hút nguồn vốn huy động để giảm bớt sự phụ thuộc vào Hội sở chính.

Lãi suất BQ đầu ra/ Lãi suất BQ đầu vào

Qua bảng số liệu ta nhận thấy hệ số lãi suất BQ đầu ra trên lãi suất BQ đầu vào của Agribank Hậu Giang có xu hướng tăng dần. Lãi suất BQ đầu ra của Ngân hàng luôn cao hơn lãi suất BQ đầu vào, điều này nói lên được Ngân hàng đã điều chỉnh và cân nhắc mức lãi suất phù hợp với tình hình thực tế và đảm bảo được lợi nhuận cho mình. Năm 2011 hệ số này là 1,25 lần, có nghĩa là lãi suất mà Ngân hàng nhận về của nghiệp vụ cho vay gấp 1,25 lần so với lãi suất mà Ngân hàng chi trả cho nguồn vốn chịu lãi. Năm 2012 hệ số này là 1,34 lần, nguyên nhân của sự gia tăng là do trong năm 2012 NHNN liên tục hạ mức trần lãi suất làm cho lãi suất huy động và cho vay đều giảm. Để thực hiện chủ trương đó Agribank Hậu Giang phải giảm lãi suất BQ đầu ra lẫn lãi suất BQ đầu vào. Tuy nhiên, để đảm bảo hoạt động có lợi nhuận như mong muốn Ngân hàng đã điều chỉnh tốc độ giảm của lãi suất BQ đầu vào (giảm 1,12%) giảm mạnh hơn tốc độ giảm của lãi suất BQ đầu ra (giảm 0,08%). Vì vậy mà hệ số này tăng lên trong năm. Năm 2013 hệ số tăng 1,36 lần, tăng không đáng kể so với năm 2012. Năm 2013 tiếp tục chủ trương từ NHNN mức lãi suất huy động và cho vay vẫn theo chiều hướng giảm mạnh. Lãi suất BQ đầu vào Ngân hàng phải trả cho nguồn vốn chịu lãi giảm 4,11%. Tuy nhiên năm 2013 các khoản cho vay đối với các doanh nghiệp trên địa bàn giảm, để thu hút cũng như kích thích các doanh nghiệp tiếp cận với nguồn vốn Agribank Hậu Giang giảm mức lãi suất BQ đầu ra xuống mạnh hơn lãi suất BQ đầu vào, giảm 5,24% so với năm 2012. Chính vì vậy mà hệ số này chỉ tăng nhẹ so với năm 2012.

Tóm lại, thời gian qua chi phí trả lãi tại Agribank Hậu Giang ở mức tương đối tốt. Trong bối cảnh NHNN liên tục hạ mức trần lãi suất đã gây ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của các NHTM trong đó có Agribank Hậu Giang. Lợi nhuận của Ngân hàng phụ thuộc vào lãi suất huy động và lãi suất cho vay, nếu khoảng cách đó mà hẹp thì đương nhiên lợi nhuận sẽ giảm, đây là điều tất yếu. Mặc dù vậy Agribank Hậu Giang vẫn luôn duy trì mức lãi suất bình quân đầu ra của mình luôn lớn hơn mức lãi suất bình quân đầu vào, không chỉ vậy mà hệ số này còn có xu hướng tăng dần qua 3 năm, đây là điều đáng mừng. Tuy nhiên, tổng chi phí trên tổng thu nhập của Ngân hàng ở mức rất cao (đều trên 85%) khiến cho lợi nhuận trước thuế trên tổng nguồn vốn qua

Một phần của tài liệu phân tích nguồn vốn tại agribank chi nhánh tỉnh hậu giang (Trang 58)