Tình hình huy động vốn theo đối tượng khách hàng

Một phần của tài liệu phân tích nguồn vốn tại agribank chi nhánh tỉnh hậu giang (Trang 47)

Việc phân chia vốn theo đối tượng khách hàng giúp Ngân hàng quản lý các tài khoản dễ dàng hơn, tiện theo dõi tình hình hoạt động kinh doanh của các thành phần kinh tế trước những biến động thị trường để kịp thời đưa ra chính sách huy động vốn và sử dụng vốn phù hợp với tình hình thực tiễn. Tình hình huy động vốn theo đối tượng khách hàng của Agribank tỉnh Hậu Giang được trình bày cụ thể trong bảng sau:

38

Bảng 4.2: Vốn huy động theo đối tượng khách hàng của Agribank tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2011-2013

ĐVT: Triệu đồng

(Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh Agribank tỉnh Hậu Giang)

CHỈ TIÊU

NĂM CHÊNH LỆCH

2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012

Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Tiền gửi của dân cư 1.236.200 90,96 1.727.300 90,89 1.808.600 89,41 491.100 39,73 81.300 4,71

Tiền gửi kho bạc Nhà nước 61.700 4,54 89.000 4,68 90.500 4,47 27.300 44,25 1.500 1,69

Tiền gửi TCTD 2.400 0,18 2.900 0,16 1.600 0,08 500 20,83 (1.300) (44,83)

Tiền gửi tổ chức kinh tế 58.700 4,32 81.200 4,27 122.100 6,04 22.500 38,33 40.900 50,37

39

Tiền gửi của dân cư

Tiền gửi của dân cư là đối tượng huy động vốn chủ yếu của Agribank tỉnh Hậu Giang và luôn chiếm tỷ trọng lớn hơn nhiều so với các loại tiền gửi còn lại. Đối với loại tiền gửi này Ngân hàng huy động vốn từ nguồn tiền nhàn rỗi của dân cư chủ yếu với các sản phẩm truyền thống như: tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm,…Trong đó tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn chiếm đa số và là nguồn vốn chính cho nghiệp vụ tín dụng.

Năm 2011 tiền gửi của dân cư đạt 1.236.200 triệu đồng, chiếm 90,96% tổng vốn huy động. Năm 2012 nguồn tiền này tăng 39,73% so với năm 2011. Đa số người dân họ đều chọn tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn vì được hưởng lãi suất cao. Nguyên nhân của sự gia tăng đột biến này là do một mặt Ngân hàng đã kịp thời điều chỉnh lãi suất và kỳ hạn tiền gửi phù hợp với diễn biến thị trường, đưa ra nhiều hình thức tiền gửi với lãi suất hấp dẫn làm cho người dân có nhiều sự lựa chọn phù hợp với nhu cầu sử dụng vốn của họ. Mặt khác, thời điểm năm 2012 năng suất, sản lượng lúa tăng nông dân trên địa bàn tỉnh trúng mùa được giá, nguồn thu nhập của họ tăng, khi thu nhập tăng họ mạnh dạn gửi tiền nhàn rỗi của mình vào Ngân hàng với mục đích hưởng lãi. Chính vì vậy nguồn vốn huy động từ đối tượng này gia tăng đáng kể. Năm 2013 Ngân hàng huy động được 1.808.600 triệu đồng, tăng nhẹ 4,71% so với năm 2012. Đây là năm NHNN tiếp tục chủ trương hạ mức trần lãi suất. Lãi suất huy động giảm mạnh gây ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý người gửi tiền, họ đắn đo và tìm cho mình những kênh đầu tư khác sinh lời cao hơn như mua vàng, cho người quen vay,…Không chỉ vậy, trái ngược với năm 2012 thì năm 2013 lại là năm mà người dân Hậu Giang gặp rất nhiều khó khăn về việc sản xuất. Hậu Giang là một trong những tỉnh chịu ảnh hưởng nặng nề của các đợt triều cường trong năm: vỡ đê gây ngập úng nhiều diện tích hoa màu, cây trồng, mía, lúa,…trong năm người dân còn phải chịu ảnh hưởng của nhiều cơn bão lớn và nắng hạn kéo dài gây khó khăn cho hoạt động sản xuất nông nghiệp dẫn đến thu nhập của đa số người dân cũng từ đó mà sụt giảm. Chính vì vậy mặc dù Ngân hàng cũng đã rất nổ lực cho công tác huy động vốn nhưng nguồn vốn huy động từ đối tượng này chỉ tăng một khoảng khá khiêm tốn là 4,71% so với năm trước.

Tiền gửi của kho bạc Nhà nước

Tiền gửi của kho bạc Nhà nước tại Ngân hàng chủ yếu với mục đích chi trả lương cho các đơn vị hành chính sự nghiệp trên địa bàn hay chi trả cho nhu cầu vốn về xây dựng cơ sở hạ tầng của tỉnh. Đây là loại tiền gửi chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn huy động của Ngân hàng và thường không

40

ổn định. Loại tiền gửi này tăng hay giảm còn phụ thuộc vào kết quả đóng góp vào ngân sách Nhà nước của các tổ chức kinh tế hoạt động trên địa bàn tỉnh. Qua bảng số liệu ta thấy nguồn tiền này tăng dần qua từng năm. Năm 2011 Ngân hàng nhận 61.700 triệu đồng tiền từ Kho bạc gửi vào, năm 2012 loại tiền gửi này tăng đột biến 44,25% so với năm 2011. Hậu Giang là tỉnh mới thành lập cách đây không lâu, việc chú trọng xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng ngày càng nhiều nên nhu cầu về vốn cho lĩnh vực này ngày một tăng. Năm 2012 chi phí tăng cao, mức lương bình quân cũng được nâng cao nên nhu cầu về vốn để xây dựng cơ sở hạ tầng, hưởng lương theo ngân sách Nhà nước tăng. Bên cạnh đó, hoạt động kinh doanh của các tổ chức kinh tế trên địa bàn tỉnh thuận lợi nên việc đóng góp của họ vào Ngân sách nhà nước cũng gia tăng làm cho nhóm tiền gửi kho bạc tại Ngân hàng tăng đáng kể. Tuy nhiên, sang năm 2013 các tổ chức kinh tế vẫn hoạt động có hiệu quả nhưng nguồn vốn đầu tư cho cơ sở hạ tầng được rút ra để chi tiền cho các công trình và dự án của tỉnh chính vì vậy loại tiền gửi này chỉ tăng nhẹ 1,69% so với năm 2012.  Tiền gửi của tổ chức tín dụng

Trên địa bàn tỉnh Hậu Giang chỉ có các tổ chức tín dụng như: công ty bảo hiểm, phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội Việt Nam, không có bất kỳ công ty vốn hay công ty quỹ nào. Do số lượng các TCTD khá khiêm tốn như vậy nên loại tiền gửi này tại Ngân hàng chiếm một tỷ lệ rất nhỏ. Tiền gửi của các TCTD tuy đóng vai trò không quan trọng trong cơ cấu nguồn vốn huy động nhưng nó lại thể hiện sự tín nhiệm của các tổ chức đối với Ngân hàng trong vai trò là trung gian thanh toán. Khoản mục tiền gửi của TCTD tại Agribank Hậu Giang chỉ nhận từ công ty bảo hiểm Bảo Việt Hậu Giang. Năm 2011 tiền gửi này chỉ có 2.800 triệu đồng, năm 2012 tăng 20,83% so với năm 2011. Nguyên nhân là do khách hàng tham gia bảo hiểm trong năm tăng mạnh, tiền gửi của công ty bảo hiểm tại Ngân hàng gia tăng. Tuy nhiên, sang năm 2013 tiền gửi của TCTD giảm 44,83% so với năm 2012 do trong năm công ty bảo hiểm phải rút tiền để chi trả cho các khoản bảo hiểm đến hạn với số lượng lớn nên nguồn tiền này sụt giảm đáng kể.

Tiền gửi của tổ chức kinh tế

Tiền gửi của tổ chức kinh tế chiếm tỷ trọng khá khiêm tốn trong cơ cấu vốn huy động của Ngân hàng. Đối tượng khách hàng chủ yếu của loại tiền gửi này là các doanh nghiệp và hộ kinh doanh cá thể. Đa phần họ gửi tiền không vì mục đích hưởng lãi mà để thanh toán tiền hàng hóa thông qua tài khoản tiền gửi tại ngân hàng để tiện cho việc giao dịch với đối tác. Nhìn chung, loại tiền gửi này tăng dần qua các năm. Năm 2012 loại tiền gửi này tăng 38,33%.

41

Nguyên nhân của sự tăng lên là do trong năm các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh ngày càng làm ăn có hiệu quả cần mở tài khoản để thanh toán trong quá trình kinh doanh. Mặt khác, do Ngân hàng cung cấp các dịch vụ luôn đảm bảo sự an toàn, tiện lợi và nhanh chóng, tạo được niềm tin đối với khách hàng nên làm cho nguồn tiền này tăng lên đáng kể. Năm 2013 Ngân hàng vẫn duy trì được ưu thế và phong cách phục vụ của mình luôn tạo cảm giác an tâm đến các đối tượng khách hàng và cũng vì thế trong năm nguồn tiền gửi này tăng đột biến 50,37% so với năm 2012. Tuy đây là loại tiền gửi chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng có xu hướng ngày càng mở rộng nên Ngân hàng cần quan tâm nhiều hơn nữa để đưa ra những chính sách hấp dẫn thu hút được đối tượng là tổ chức kinh tế.

Tóm lại, Agribank Hậu Giang đã đạt được nhiều thành công trong công tác huy động vốn. Hoạt động kinh doanh của Chi nhánh tuy còn phụ thuộc vào nguồn vốn điều chuyển từ Hội sở chính nhưng với khả năng huy động vốn ngày càng hiệu quả, nhất là với đối tượng là dân cư và tổ chức kinh tế thì Ngân hàng sẽ ngày càng chủ động hơn trong việc sử dụng nguồn vốn của mình, hứa hẹn nhiều triển vọng phát triển bền vững lâu dài trong tương lai. Do vậy, Chi nhánh cần phải phát huy và cố gắng hơn nữa trong việc xây dựng chiến lược huy động vốn hữu hiệu để thu hút ngày càng nhiều lượng vốn huy động phục vụ đầy đủ cho quá trình kinh doanh của mình.

Một phần của tài liệu phân tích nguồn vốn tại agribank chi nhánh tỉnh hậu giang (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)