Mỗi một Ngân hàng đều mong muốn đạt hiệu quả cao trong công tác huy động vốn, muốn làm được điều đó Ngân hàng phải kiểm soát tốt nguồn vốn huy động của mình. Khả năng kiểm soát nguồn vốn huy động là một trong những nhân tố quan trọng góp phần đánh giá hiệu quả huy động vốn. Vốn mà Ngân hàng sử dụng cho hoạt động kinh doanh của mình đa số có được từ việc vay mượn của công chúng nhưng chỉ được sử dụng trong một khoảng thời
45
gian giới hạn nào đó. Ngân hàng rất cần những nguồn vốn có độ ổn định về số lượng và thời gian. Điều này sẽ giúp Ngân hàng có thể chủ động tận dụng tối đa việc sử dụng nguồn tiền này để đầu tư sinh lời mà không cần phải dự trữ lại quá nhiều.
Với sự nổ lực và phấn đấu không ngừng của toàn thể ban lãnh đạo cũng như nhân viên, thời gian qua Chi nhánh cũng đã đạt được nhiều điểm đáng khích lệ không chỉ trong công tác huy động vốn của mình. Tuy nhiên vẫn còn tồn tại khá nhiều hạn chế. Để hiểu rỏ về tình hình huy động vốn của Agribank Hậu Giang ta xem xét bảng số liệu sau:
Bảng 4.4: Chỉ tiêu đánh giá tình hình huy động vốn tại Agribank tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2011 – 2013
(Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh Agribank tỉnh Hậu Giang)
Vốn huy động có kỳ hạn/Tổng vốn huy động
Vốn huy động có kỳ hạn trên tổng vốn huy động là chỉ tiêu cho biết khả năng kiểm soát vốn huy động của Ngân hàng. Vốn huy động có kỳ hạn là nguồn vốn quan trọng và luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn huy động được. Hoạt động cho vay hay đầu tư dài hạn chủ yếu được thực hiện bằng nguồn vốn này. Vì vậy để khuyến khích khách hàng gửi tiền các ngân hàng thường đưa ra nhiều loại kỳ hạn tiền gửi khác nhau và thường áp dụng lãi suất càng cao cho loại tiền gửi có thời hạn càng dài.
CHỈ TIÊU ĐVT NĂM
2011 2012 2013
VHĐ có kỳ hạn Triệu đồng 1.196.300 1.660.900 1.718.300
VHĐ trung và dài hạn Triệu đồng 27.300 87.800 22.300
Tổng dư nợ Triệu đồng 2.196.168 2.712.778 3.201.500 Tổng VHĐ Triệu đồng 1.359.000 1.900.400 2.022.800 Tổng nguồn vốn Triệu đồng 2.264.118 2.807.798 3.302.640 VHĐ có kỳ hạn/ Tổng VHĐ % 88,03 87,40 84,95 VHĐ trung và dài hạn/ Tổng VHĐ % 2,01 4,62 1,10 Tổng VHĐ/ Tổng nguồn vốn % 60,02 67,68 61,25 Tổng dư nợ/ Tổng VHĐ Lần 1,62 1,43 1,58
46
Qua bảng số liệu trên ta thấy chỉ tiêu vốn huy động có kỳ hạn trên tổng vốn huy động qua các năm đều chiếm tỷ trọng lớn trên 84%. Cụ thể, năm 2011 là 88,03%, năm 2012 chỉ giảm 0,9% so với năm 2011. Nguyên nhân là do năm 2012 NHNN liên tục hạ mức trần lãi suất làm lãi suất huy động giảm mạnh. Dù vậy, Ngân hàng áp dụng mức lãi suất hấp dẫn nên vẫn thu hút được nhiều khách hàng làm cho nguồn vốn huy động có kỳ hạn tăng lên đáng kể. Tuy nhiên tốc độ tăng của vốn huy động có kỳ hạn (tăng 38,84%) chậm hơn tốc độ tăng của tổng vốn huy động (tăng 39,84%) vì vậy mà chỉ tiêu này giảm nhẹ. Năm 2013 NHNN tiếp tục hạ mức trần lãi suất làm cho lãi suất tiền gửi ở các kỳ hạn đều giảm mạnh, nguồn vốn Ngân hàng huy động được chỉ tăng 6,44%. Lãi suất giảm, người dân tìm cho mình những kênh đầu tư khác sinh lời nhiều hơn nên nguồn vốn huy động có kỳ hạn cũng giảm theo khiến cho loại tiền gửi này trong năm chỉ tăng 3,46%. Chính những điều này đã làm cho chỉ số vốn huy động có kỳ hạn trên tổng vốn huy động giảm 2,45% so với năm 2012.
Vốn huy động trung và dài hạn/Tổng vốn huy động
Vốn huy động trung và dài hạn là nguồn vốn có tính ổn định, ít rủi ro hơn nguồn vốn ngắn hạn nên khi nguồn vốn này tăng lên Ngân hàng sẽ giảm bớt rủi ro về thanh khoản. Tuy nhiên, lượng vốn này thường chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong cơ cấu nguồn vốn và thường biến động bất thường qua các năm. Năm 2011 chỉ số vốn huy động trung và dài hạn/Tổng vốn huy động là 2,01%, năm 2012 là 4,62%. Nguyên nhân là do năm 2012 NHNN qui định trần lãi suất huy động dẫn đến lãi suất các kỳ hạn gửi tiền tại Ngân hàng đều giảm, mức lãi suất mà Ngân hàng áp dụng cho tiền gửi trung và dài hạn cao hơn so với tiền gửi dưới ngắn hạn. Vì thế, vốn huy động trung và dài hạn tăng mạnh. Năm 2013 chỉ số này chỉ còn 1,10%, thấp nhất so với 2 năm còn lại. Năm 2013 NHNN tiếp tục hạ lãi suất làm cho khoảng cách lãi suất giữa hai loại tiền gửi ngắn hạn với tiền gửi trung và dài hạn tại Ngân hàng không chênh lệch nhiều nên thay vì gửi tiền có kỳ hạn dài khách hàng lại lựa chọn kỳ hạn ngắn nhưng vẫn được hưởng mức lãi cao. Điều này làm cho vốn huy động trung và dài hạn giảm mạnh. Nhìn chung, nguồn vốn huy động trung và dài hạn của Ngân hàng chiếm tỷ trọng thấp trong tổng nguồn vốn. Nếu ngân hàng huy động được nguồn vốn này nhiều có nghĩa là việc cho vay khách hàng trong dài hạn tăng, theo đó lợi nhuận của Ngân hàng tăng theo. Trong tương lai, Ngân hàng cần chú trọng đẩy mạnh công tác huy động vốn ở lĩnh này.
Vốn huy động/ Tổng nguồn vốn
Chỉ tiêu này phản ánh tỷ trọng đóng góp của vốn huy động trong tổng nguồn vốn. Qua bảng số liệu trên ta thấy, chỉ số vốn huy động trên tổng nguồn
47
vốn năm 2011 là 60,02%, năm 2012 là 67,68% và năm 2013 là 61,25%. Nhìn chung, tỷ trọng nguồn vốn huy động của Ngân hàng được duy trì ở mức trên 60%, đây là con số cũng khá lý tưởng cho thấy Ngân hàng ngày càng chủ động hơn trong hoạt động kinh doanh của mình và sức cạnh tranh của Ngân hàng tương đối cao so với những Ngân hàng khác. Dù vậy, lượng vốn điều chuyển nằm trong khoảng 30% - 40% của Ngân hàng trong thời gian qua là con số không mấy khiêm tốn, lượng vốn điều chuyển chiếm tỷ trọng không đáng kể ở năm 2012 là điều đáng mừng nhưng lại tăng lên vào năm 2013 đến 41,05%. Với tình hình kinh tế như hiện nay nếu không tiếp tục đẩy mạnh công tác huy động vốn thì Ngân hàng rất dễ rơi vào tình trạng không đáp ứng đủ nhu cầu tín dụng và phải nhận quá nhiều vốn điều chuyển từ cấp trên. Vì vậy, để có thể phát triển bền vững lâu dài, Ngân hàng nên vừa phát huy và vừa đẩy mạnh công tác huy động vốn hơn nữa để ngày càng chủ động hơn trong hoạt động kinh doanh của mình.
Tổng dư nợ/ Vốn huy động
Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sử dụng vốn huy động để cho vay, giúp cho nhà phân tích so sánh khả năng cho vay của Ngân hàng với nguồn vốn huy động được. Chỉ tiêu này quá lớn hay quá nhỏ đều không tốt. Bởi vì nếu chỉ tiêu này quá lớn thì có thể khả năng huy động vốn của Ngân hàng quá thấp, ngược lại nếu quá nhỏ thì thể hiện Ngân hàng sử dụng vốn huy động chưa hiệu quả. Qua bảng số liệu trên ta thấy chỉ tiêu tổng dư nợ trên vốn huy động thay đổi bất thường.
Năm 2011 chỉ số này là 1,62 lần nghĩa là dư nợ cho vay gấp 1,62 lần vốn huy động. Năm 2012 giảm còn 1,43 lần. Nguyên nhân là do năm 2012 Ngân hàng áp dụng chủ trương của Thống đốc cấu lại tín dụng, tập trung cho vay đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn đã góp phần làm gia tăng dư nợ cho vay lên đến 23,52%. Bên cạnh đó, Ngân hàng đã làm tốt công tác huy động vốn của mình, luôn duy trì mối quan hệ với khách hàng cũ và mở rộng quan hệ với khách hàng mới đã làm cho nguồn vốn huy động được gia tăng đáng kể (tăng 38,84%), vượt cả kế hoạch đề ra và tăng mạnh hơn cả tốc độ tăng của dư nợ. Chính vì vậy hệ số này giảm. Năm 2013 chỉ số tổng dư nợ trên vốn huy động tăng trở lại, đạt 1,58 lần. Nguyên nhân là do trong năm Ngân hàng áp dụng mức lãi suất không đủ hấp dẫn khiến cho khoản cho vay đối với đối tượng doanh nghiệp trong năm giảm, làm cho dư nợ cho vay chỉ tăng 18,02%. Hơn nữa trong năm NHNN tiếp tục hạ mức trần lãi suất khiến cho việc thu hút nguồn vốn từ công chúng càng trở nên khó khăn, nguồn vốn mà Ngân hàng huy động được chỉ tăng lên với con số khá khiêm tốn là 6,44%. Chính vì vậy mà chỉ số này lại tăng lên. Nhìn chung, hằng năm Ngân hàng đều
48
cho vay trên 1,4 lần so với vốn huy động. Thực tế, khả năng huy động vốn của Ngân hàng rất hiệu quả, nhưng chỉ đáp ứng khoảng 60% - 70% nhu cầu tín dụng của tỉnh nhà, phần còn lại Ngân hàng phải sử dụng vốn điều chuyển. Vì vậy, Ngân hàng nên đẩy mạnh công tác huy động vốn hơn nữa để hạn chế sử dụng nguồn vốn điều chuyển nhằm giảm chi phí và nâng cao hiệu quả kinh doanh trong tương lai.
Tóm lại, thông qua việc phân tích các chỉ số trên ta thấy tình hình huy động vốn của Ngân hàng tương đối tốt nhưng vẫn còn nhiều điểm cần phải chú trọng. Nguồn vốn mà Ngân hàng huy động qua các năm đáp ứng được trên 60% cho nhu cầu vốn tại địa phương trong đó vốn huy động có kỳ hạn chiếm đến trên 84%. Điều này cho thấy được sự ổn định của nguồn vốn tại Ngân hàng ngày càng cao. Tuy nhiên nguồn vốn trung và dài hạn còn quá nhỏ, chiếm chưa đến 5% tổng vốn huy động. Thêm vào đó, Ngân hàng vẫn còn phụ thuộc khá nhiều vào lượng vốn điều chuyển do khả năng sử dụng vốn huy động để cho vay đều trên 1,4 lần lượng vốn huy động được.