Tình hình huy động vốn theo kỳ hạn

Một phần của tài liệu phân tích nguồn vốn tại agribank chi nhánh tỉnh hậu giang (Trang 51)

Phân tích tình hình huy động vốn theo kỳ hạn giúp Ngân hàng phản ánh được nguồn vốn huy động theo từng thời kỳ. Từ đó Ngân hàng có thể chủ động được nguồn vốn đầu tư ở nhiều thời điểm khác nhau trong năm, tránh được tình trạng thừa vốn ở thời gian này nhưng lại thiếu vốn ở thời giam khác, đảm bảo luôn cả vấn đề thanh khoản khi khách hàng rút tiền đột xuất. Vốn huy động theo kỳ hạn của Agribank tỉnh Hậu Giang gồm có 2 loại là không kỳ hạn và có kỳ hạn. Trong đó, vốn huy động có kỳ hạn gồm: kỳ hạn dưới 12 tháng và kỳ hạn từ 12 tháng trở lên. Đa số khách hàng gửi tiền với mục đích sinh lợi nên lượng tiền gửi có kỳ hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn. Để hiều rỏ và cụ thể hơn về tình hình huy động vốn theo kỳ hạn tại Ngân hàng ta xem xét bảng số liệu sau:

42

Bảng 4.3: Vốn huy động theo kỳ hạn của Agribank tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2011-2013

ĐVT: Triệu đồng

CHỈ TIÊU

NĂM CHÊNH LỆCH

2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012

Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Không kỳ hạn 162.700 11,97 239.500 12,60 304.500 15,05 76.800 47,20 65.000 27,14

Có kỳ hạn 1.196.300 88,03 1.660.900 87,40 1.718.300 84,95 464.600 38,84 57.400 3,46

Có kỳ hạn < 12 tháng 1.169.000 86,02 1.573.100 82,78 1.696.000 83,85 404.100 34,57 122.900 7,81

Có kỳ hạn > = 12 tháng 27.300 2,01 87.800 4,62 22.300 1,1 60.500 221,61 (65.500) (74,60)

TỔNG VHĐ 1.359.000 100 1.900.400 100 2.022.800 100 541.400 39,84 122.400 6,44

43

Tiền gửi không kỳ hạn

Đối tượng của loại tiền gửi này chủ yếu là các tổ chức, doanh nghiệp có nhu cầu thanh toán qua Ngân hàng. Lãi suất cho loại tiền gửi này rất thấp, mặc dù vậy nó vẫn có xu hướng tăng dần qua các năm. Cụ thể, năm 2011 là 162.700 triệu đồng, năm 2012 tăng 47,20% so với năm 2011 và là năm có mức tăng trưởng cao nhất trong 3 năm. Nguyên nhân là do năm 2012 các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh làm ăn thuận lợi vì vậy nhu cầu thanh toán tiền hàng hóa thông qua Ngân hàng tăng mạnh. Tình hình nông nghiệp địa phương đạt kết quả cao, người dân có được thu nhập, một số lượng nhỏ dân cư họ muốn đảm bảo an toàn cho số tiền của mình nên thay vì cất giữ họ gửi vào Ngân hàng dưới hình thức tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn mà vẫn được hưởng lãi. Thêm vào đó, năm 2012 Ngân hàng đầu tư và trang bị thêm về công nghệ để nâng cao chất lượng thẻ ATM giúp cho sản phẩm thẻ được người dân sử dụng rộng rãi. Chính vì vậy mà loại tiền gửi này tăng lên đột biến. Năm 2013 tiền gửi không kỳ hạn chỉ tăng 27,14% so với năm 2012. Nguyên nhân là do trong năm NHNN tiếp tục hạ mức trần lãi suất làm cho lãi suất huy động đối với loại tiền gửi này tại Ngân hàng giảm xuống còn 1,2%/năm, thấp hơn rất nhiều so với các loại tiền gửi có kỳ hạn và không có nhiều ưu đãi vì vậy mà người dân họ không lựa chọn chọn kênh gửi tiền này nhiều như năm trước. Thêm vào đó, các doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả hơn kéo theo nhu cầu thanh toán tiền cho đối tác làm ăn cũng sụt giảm. Tuy nhiên với chất lượng thẻ mà Ngân hàng tạo ra vẫn thu hút được khá nhiều đối tượng sử dụng. Vì vậy, mà mức tăng trưởng của nó chỉ đạt tương đối là 27,14%.

Tiền gửi có kỳ hạn

Tiền gửi có kỳ hạn có xu hướng tăng dần qua các năm và luôn chiếm khoảng trên 84% trong tổng vốn huy động. Trong đó chủ yếu là vốn huy động có kỳ hạn ngắn dưới 12 tháng. Năm 2011 tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng Ngân hàng huy động được là 1.169.000 triệu đồng. Trong khi đó thì tiền gửi từ 12 tháng trở lên lại chiếm một tỷ lệ khá khiêm tốn, chỉ đạt 27.300 triệu đồng. Nguyên nhân là do trong năm 2011 mức lãi suất mà Ngân hàng áp dụng cho kỳ hạn ngắn (13,5% - 14,0%) lớn hơn lãi suất kỳ hạn trên 12 tháng (13,2%). Đương nhiên khách hàng sẽ lựa chọn kỳ hạn vừa ngắn mà lại vừa sinh lợi cao cho mình. Điều này làm cho tiền gửi kỳ hạn dưới 12 tháng chiếm tỷ trọng lớn, tiền gửi trên 12 tháng chỉ chiếm một tỷ trọng khá khiêm tốn là 2,01% trong tổng vốn huy động. Năm 2012 tổng tiền gửi có kỳ hạn tăng 38,89%. Nguyên nhân là do sự tăng lên đột biến của tiền gửi có kỳ hạn 12 tháng trở lên (tăng 221,61%). Trong năm, NHNN liên tục hạ mức trần lãi suất làm cho lãi suất

44

huy động của Ngân hàng giảm liên tục. Trong khi lãi suất cho tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng chỉ có 9,0% thì lãi suất kỳ hạn 12 tháng trở lên là 10,6%. Chính vì vậy đa số khách hàng họ có xu hướng chuyển sang lựa chọn gửi tiền với kỳ hạn dài từ 12 tháng trở lên để hưởng được lãi suất cao hơn. Tuy nhiên, trong tình trạng biến động lãi suất liên tục như năm 2012, các khoản tiền gửi của một đại bộ phận khách hàng là cá nhân kỳ hạn dưới 12 tháng vẫn tăng đều. Thực tế, tâm lý của khách hàng vẫn chuộng kỳ hạn ngắn để linh hoạt nguồn vốn. Lý do khác là họ cảm thấy không yên tâm khi gửi dài hạn, do lãi suất thời gian qua biến động quá thất thường. Chính vì vậy mà trong năm 2012 nguồn tiền gửi có kỳ hạn biến động hai chiều do tâm lý của khách hàng: tiền gửi từ 12 tháng trở lên không chỉ tăng mà nguồn tiền gửi dưới 12 tháng cũng tăng đáng kể 34,57%. Năm 2013 tiền gửi có kỳ hạn tăng chỉ tăng 3,46%. Năm 2013 là năm NHNN tiếp tục hạ lãi suất, lãi suất cho các loại tiền gửi tại Ngân hàng tiếp tục giảm. Khách hàng đa số chọn gửi tiền với kỳ hạn ngắn do được hưởng lãi suất cao hơn. Tuy nhiên, số lượng khách hàng gửi tiền kỳ hạn ngắn rất khiêm tốn (chỉ tăng 7,81%) bởi lẽ với tình hình lãi suất ngày càng giảm mạnh họ cho rằng với khoản tiền của họ nếu gửi tiết kiệm thì lãi suất mà họ nhận được rất thấp nên thay vì gửi tiền vào Ngân hàng họ lựa chọn các kênh đầu tư khác như mua vàng, USD hay cho người quen vay với lãi suất cao hơn. Chính tâm lý này của khách hàng làm cho tiền gửi có kỳ hạn chỉ tăng một khoản khá khiêm tốn 3,46%.

Tóm lại, tình hình huy động vốn theo kỳ hạn tại Agribank Hậu Giang đạt được nhiều kết quả rất tốt. Vốn huy động có kỳ hạn qua từng năm luôn chiếm khoảng trên 84% trong tổng vốn huy động cho thấy nguồn vốn của Ngân hàng ngày càng ổn định. Ngân hàng ngày càng có khả năng kiểm soát tốt nguồn vốn huy động và chủ động hơn trong hoạt động kinh doanh của mình. Tuy nhiên, loại tiền gửi có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên còn chiếm tỷ trọng nhỏ, chỉ nằm trong khoảng 1,1% - 4,62%. Ngân hàng cần chú trọng và đưa ra nhiều chính sách để thu hút vốn từ loại tiền gửi này bởi lẽ nếu huy động được nguồn vốn này nhiều thì việc cho vay khách hàng trong dài hạn tăng, theo đó lợi nhuận của Ngân hàng cũng tăng theo.

Một phần của tài liệu phân tích nguồn vốn tại agribank chi nhánh tỉnh hậu giang (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)