KHÁI QUÁT KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA

Một phần của tài liệu phân tích nguồn vốn tại agribank chi nhánh tỉnh hậu giang (Trang 36)

AGRIBANK TỈNH HẬU GIANG GIAI ĐOẠN 2011 – 2013

Một ngân hàng hoạt động có hiệu quả trước hết phải có nguồn vốn vững mạnh và biết sử dụng nguồn vốn đó hợp lý mang lại lợi nhuận cho ngân hàng.

27

Lợi nhuận là yếu tố cuối cùng mà tất cả các ngân hàng phải kỳ vọng. Lợi nhuận không chỉ là chỉ tiêu tổng hợp đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng mà còn là chỉ tiêu chung nhất áp dụng cho mọi chủ thể kinh doanh trong nền kinh tế thị trường. Những năm gần đây, các NHTM phải đối mặt với rủi ro tín dụng từ việc nợ xấu gia tăng. Bên cạnh đó với chính sách ổn định nền kinh tế, NHNN liên tục hạ mức trần lãi suất đã gây ra không ít khó khăn cho các ngân hàng trong việc cân đối giữa lãi suất đầu ra và đầu vào để đạt được mục tiêu lợi nhuận tối ưu. Các ngân hàng luôn quan tâm đến vấn đề làm thế nào để đạt được lợi nhuận cao nhất có độ rủi ro ở mức thấp nhất, đồng thời phải đạt được mục tiêu kế hoạch kinh doanh mà ngân hàng đặt ra và mở rộng mạng lưới hoạt động kinh doanh. Đây cũng là mục tiêu hàng đầu của Agribank tỉnh Hậu Giang trong suốt thời gian qua.

Trải qua 10 năm xây dựng và phát triển tuy gặp không ít khó khăn nhưng cùng với xu thế phát triển chung của nền kinh tế tại địa bàn tỉnh Hậu Giang Chi nhánh Agribank tỉnh Hậu Giang ngày càng khởi sắc, không ngừng mở rộng qui mô và vị thế của mình. Mặc dù giai đoạn vừa qua là một giai đoạn rất bất ổn vì cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu và sự thay đổi liên tục trong chính sách của NHNN, lạm phát cao, giá cả bấp bênh và ảnh hưởng của thiên tai dịch bệnh đã gây ra không ít khó khăn cho hầu hết tổ chức kinh tế trong đó có cả Ngân hàng. Bên cạnh, trên địa bàn ngày càng xuất hiện nhiều NHTM lớn tạo nên sự cạnh tranh gay gắt, gây ra không ít khó khăn cho Ngân hàng trong vấn đề thu hút vốn do thị phần có xu hướng ngày càng bị thu hẹp. Điều này đòi hỏi Ngân hàng phải đưa ra nhiều chương trình khuyến mãi, chính sách thu hút đã làm gia tăng một khoản chi phí nữa có thể ảnh hưởng rất lớn đến lợi nhuận của Chi nhánh. Thế nhưng với sự nổ lực của các cấp lãnh đạo cùng toàn thể nhân viên, Ngân hàng luôn bám sát định hướng phát triển của mình cùng với sự phát triển của tỉnh nhà, triển khai kịp thời các chính sách cho vay phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn. Chính vì vậy, Chi nhánh đã đạt được những kết quả nhất định.

Để hiểu rỏ thêm về kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank Hậu Giang cũng như xem xét các chỉ tiêu thu nhập, chi phí và lợi nhuận của Ngân hàng trong 3 năm qua ta xem xét bảng số liệu sau:

28

Bảng 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2011 – 2013

ĐVT: Triệu đồng

(Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh Agribank tỉnh Hậu Giang)

CHỈ TIÊU

NĂM CHÊNH LỆCH

2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012

Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %

THU NHẬP 498.270 100 608.267 100 532.640 100 109.997 22,08 (75.627) (12,43)

Thu từ lãi 461.300 92,58 567.540 93,30 502.100 94,27 106.240 23,03 (65.440) (11,53)

Thu ngoài lãi 36.970 7,42 40.727 6,70 30.540 5,73 3.757 10,16 (10.187) (25,01)

CHI PHÍ 432.648 100 519.650 100 473.250 100 87.002 20,11 (46.400) (8,93)

Chi phí từ lãi 379.400 87,69 439.000 84,48 380.865 87,10 59.600 15,71 (58.135) (13,24)

Chi phí ngoài lãi 53.248 12,31 80.650 15,52 56.385 12,90 27.402 51,46 (24.265) (30,09)

29

Từ bảng kết quả hoạt động kinh doanh trên cho thấy thu nhập, chi phí và lợi nhuận của Ngân hàng tăng giảm bất thường.

Thu nhập mà Ngân hàng có được chủ yếu từ nguồn thu từ lãi. Bên cạnh, nguồn thu ngoài lãi cũng đóng góp một phần không nhỏ trong tổng thu nhập. Năm 2012 thu nhập của Ngân hàng tăng 22,08% so với năm 2011. Nguyên nhân là do Ngân hàng duy trì được mối quan hệ tín dụng với khách hàng cũ và tìm kiếm được nguồn khách hàng mới, áp dụng mức lãi suất đủ hấp dẫn và cạnh tranh. Bên cạnh, việc Thống đốc NHNN chỉ đạo về việc cơ cấu vốn tín dụng được tập trung cho vay đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn và các chương trình của Chính phủ, NHNN về cho vay tạm trữ lương thực, cà phê, thủy sản, xuất khẩu, cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ, dẫn đến các hoạt động cho vay tăng và đối tượng cho vay mở rộng làm cho các khoản thu từ lãi cho vay tăng theo góp phần làm gia tăng đáng kể thu nhập của năm. Tuy nhiên, đến năm 2013 thu nhập lại giảm xuống 12,43% so với năm 2012. Năm 2013 NHNN tiếp tục hạ mức trần lãi suất kích thích cho các doanh nghiệp tiếp cận được nguồn vốn dễ dàng cho việc mở rộng đầu tư. Tuy nhiên với tình hình kinh tế vẫn còn nhiều khó khăn, mức lãi suất cho vay ngắn hạn là 10,5%, trung và dài hạn 12,0% được Ngân hàng áp dụng chưa đáp ứng được sự mong đợi của doanh nghiệp trên địa bàn, vì thế làm sụt giảm đáng kể khoản cho vay ở đối tượng này. Từ đó, không chỉ khoản thu từ lãi vay giảm mà khoản thu về dịch vụ chuyển tiền hàng hóa cho đối tượng doanh nghiệp cũng giảm theo làm cho thu nhập trong năm giảm.

Chi phí của Ngân hàng bao gồm chi phí từ lãi và chi phí ngoài lãi. Năm 2012 cùng với sự tăng lên của thu nhập thì chi phí cũng tăng 20,11% so với năm 2011. Chi phí tăng chủ yếu là do chi phí từ lãi tăng, nguyên nhân là do năm 2012 các khoản cho vay ở hầu hết các đối tượng đều tăng cho thấy nhu cầu về vốn của khách hàng ngày càng cao, muốn đáp ứng được điều này thì Ngân hàng phải tăng cường đi vay từ công chúng bằng việc đẩy mạnh công tác huy động vốn, đưa ra nhiều chương trình khuyến mãi, chương trình tiết kiệm,… kết quả là nguồn vốn huy động tăng đáng kể. Song song với việc gia tăng nguồn vốn huy động thì chi phí mà Ngân hàng bỏ ra để có được nó cũng tăng: chi phí trả lãi cho khách hàng, chi phí phí quản lý, chi lương,...từ đó làm cho tổng chi phí của năm tăng lên. Năm 2013 chi phí giảm 8,93% so với năm 2012, nguyên nhân là do trong năm NHNN tiếp tục hạ mức trần lãi suất làm cho lãi suất huy động giảm, trong khi mức lãi suất huy động năm 2012 được Ngân hàng áp dụng nằm trong khoảng 2,0% - 10,6% thì năm 2013 là 1,2% - 8,0%. Lãi suất huy động giảm làm cho chi phí huy động vốn cũng giảm theo.

30

Do sự biến động tăng giảm bất thường của thu nhập và chi phí nên lợi nhuận của Ngân hàng cũng vì thế mà biến động theo. Lợi nhuận tăng vọt từ 65.622 triệu đồng năm 2011 lên 88.617 triệu đồng năm 2012. Nguyên nhân là do tốc độ tăng của thu nhập (tăng 22,08%) lớn hơn tốc độ tăng của chi phí (tăng 20,11%). Tuy nhiên, sang năm 2013 do tốc độ giảm của thu nhập (giảm 12,43%) nhiều hơn tốc độ giảm của chi phí (giảm 8,93%) nên lợi nhuận giảm chỉ còn 59.390 triệu đồng. Nhìn chung hoạt động kinh doanh của Agribank

Một phần của tài liệu phân tích nguồn vốn tại agribank chi nhánh tỉnh hậu giang (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)