Phương pháp phân tích dữ liệu

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả tài chính sản xuất và tiêu thụ muối ở huyện đông hải bạc liêu (Trang 28)

2.2.2.1 Đối với mục tiêu 1

Phương pháp thống kê mô tả được sử dụng trong phân tích trong nghiên cứu nhằm mô tả thực trạng sản xuất của diêm hộ tham gia mô hình tại tỉnh Bạc Liêu.

Thống kê mô tả là tổng hợp các phương pháp đo lường, mô tả và trình bày số liệu được ứng dụng vào lĩnh vực kinh tế. Bước đầu tiên để mô tả là tìm hiểu về đặc tính phân phối của một số liệu thô và lập bảng phân phối tần suất.

Tần số là lần xuất hiện của một quan sát, tần số của một tổ là số quan sát rơi vào giới hạn của tổ đó. Bảng thống kê là hình thức trình bày số liệu thống kê và thông tin đã thu thập làm cơ sở để phân tích và kết luận, cũng là bảng trình bày kết quả nghiên cứu, nhờ đó mà ta có thể nhận xét tổng quan về vấn đề nghiên cứu nêu trên.

2.2.2.2 Đối với mục tiêu 2

Để phân tích hiệu quả tài chính và các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính sản xuất muối ta sử dụng các phương pháp:

Phân tích và so sánh các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính, trên cơ sở các tỷ số tài chính của từng mô hình.

 Lợi nhuận/Chi phí = Tổng lợi nhuận/ Tổng chi phí  Lợi nhuận/Doanh thu = Tổng lợi nhuận/ Tổng thu nhập

 Thu nhập/Ngày công lao động nhà = Tổng thu nhập/ Tổng ngày công lao động nhà

-Phương pháp phân tích hồi quy tương quan: Trong thực tế trong rất

nhiều lĩnh vực nghiên cứu chúng ta sử dụng hồi quy đa biến. Chẳng hạn như phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến một mô hình sản xuất, thu nhập, phân tích tổng chi phí với nhiều nhân tố tác động, những nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất,…

Mục đích của phương pháp hồi quy tương quan là ước lượng mức độ liên hệ (tương quan) giữa các biến độc lập (các biến giải thích) đến biến phụ thuộc (biến được giải thích), hoặc ảnh hưởng của các biến độc lập với nhau (các yếu tố nguyên nhân).

Mục tiêu phân tích mô hình: nhằm giải thích biến phụ thuộc (Y) bị ảnh hưởng bởi nhiều biến độc lập (Xi).

Phương trình hồi qui tuyến tính đa biến ước lượng có dạng: Y = β0 + β1 X1 + β2 X2 +…+ βk Xk Trong đó:

Y: Là biến phụ thuộc

Xi (i= 1,2,…k) là các biến độc lập

Các tham số β0, β1,…, βk được tính bằng phần mềm SPSS. Kết quả in ra từ SPSS có các thông số sau:

Multiple R: Hệ số tương quan bội (Multiple correlation cofficient) nói lên tính liên hệ chặt chẽ của mối liên hệ giữa biến phụ thuộc Y và các biến độc lập Xi. R càng lớn mối liên hệ càng chặt chẽ.

Hệ số xác định R2 (R-square): Tỷ lệ (%) biến động của Y được giải thích bởi các biến độc lập Xi hoặc % các Xi ảnh hưởng đến Y, phần còn lại do các yếu tố khác mà chúng ta chưa nghiên cứu. R2 càng lớn càng tốt.

Adjusted R2: Hệ số xác định đã điều chỉnh dùng để trắc nghiệm xem có nên thêm vào một biến độc lập nữa không. Khi thêm vào một biến mà R2 điều chỉnh tăng lên thì ta quyết định thêm biến đó vào phương trình hồi quy.

Significance F: Mức ý nghĩa

+ Sig. F nói lên ý nghĩa của phương trình hồi quy, Sig.F cho ta kết luận ngay mô hình hồi quy có ý nghĩa khi Sig.F < mức ý nghĩa α < 0,05.

Coefficients: Hệ số.

t_Stat: Giá trị thống kê t, dùng để kiểm định cho các tham số riêng biệt (Xi); nếu t_Stat = 0 thì Xi không ảnh hưởng đến Y.

P_value: Giá trị xác suất P, là mức ý nghĩa α < 0,05 mà ở đó giả thuyết H0 bị bác bỏ.

2.2.2.3 Đối với mục tiêu 3:

2.2.2.4 Đối với mục tiêu 4

Dựa vào kết quả nghiên cứu mục tiêu 1, 2, 3 và phân tích ma trận SWOT, để phân tích những thuận lợi, khó khăn và nguyên nhân trong sản xuất từ đó có giải pháp để phát huy những thuận lợi và khắc phục những khó khăn để nâng cao hiệu quả tài chính sản xuất và tiêu thụ muối.

SWOT Phân tích nội bộ

(S) Các điểm mạnh (W) Các điểm yếu

Phân tích b

ên ngoài

(O) Các cơ hội

O+S: sử dụng thế mạnh để theo đuổi cơ hội

O+W: tận dụng cơ hội để khắc phục điểm yếu

(T) Các mối đe dọa

T+S: kết hợp điểm mạnh để hạn chế và né tránh những nguy cơ

T+W: cố gắng khắc phục những khó khăn bên trong và cần chuẩn bị kỹ càng để vượt qua thử thách bên ngoài

CHƯƠNG III

TỔNG QUAN ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ THỰC TRẠNG SẢN XUẤT, TIÊU THỤ MUỐI CỦA DIÊM DÂN

HUYỆN ĐÔNG HẢI TỈNH BẠC LIÊU

3.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN 3.1.1 Vị trí địa lý

Đông Hải nằm ở phía Nam của tỉnh Bạc Liêu; cách trung tâm tỉnh lỵ là thành phố Bạc Liêu 60 km, là huyện xa nhất tỉnh. Bắc giáp huyện Giá Rai; Tây giáp huyện Đầm Dơi và thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau, ranh giới là sông Gành Hào; Đông giáp huyện Hoà Bình; Nam giáp biển Đông. Về hành chánh, huyện bao gồm 11 xã, thị trấn là: thị trấn Gành Hào, xã Long Điền, Long Điền A, Long Điền Đông, Long Điền Tây, Điền Hải, An Trạch, An Trạch A, An Phúc, Định Thành và Định Thành A.

Theo số liệu niên giám thống kê của tỉnh Bạc Liêu (2012) thì huyện Đông Hải có diện tích đất tự nhiên lớn nhất Bạc Liêu. Tổng diện tích đất tự Đông Hải có diện tích đất tự nhiên lớn nhất Bạc Liêu. Tổng diện tích đất tự nhiên là 57.008,74 ha, trong đó đất sử dụng cho nông nghiệp là 48.021,65 ha (chiếm 84,24% trong tổng diện tích đất của toàn huyện), đất phi nông nghiệp là 1.754,34 ha, còn lại 4.616,59 ha đất chưa sử dụng. Đất chưa sử dụng là đất có mặt nước ven biển vì vậy chỉ có ở các xã gần biển như xã Long Điền Đông, xã Long Điền Tây, xã Điền Hải và thị trấn Gành Hào. Phần lớn đất nông nghiệp là nuôi trồng thủy sản có 38.844,49 ha (chiếm 80,89%), Còn lại là trồng cây hàng năm, cây lâu năm, sản xuất muối và đất lâm nghiệp. Sông Gành Hào, kênh Cà Mau - Bạc Liêu là những tuyến giao thông thủy quan trọng của huyện. Huyện có 23 km bờ biển với 2 cửa sông lớn: cửa Cống Cái Cùng, cửa Gành Hào, có nhiều tiềm năng trong phát triển du lịch và kinh tế biển, đặc biệt là nghề làm muối và nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên, hiện nay, Đông Hải vẫn là huyện nghèo, phát triển kinh tế chưa tương xứng với tiềm năng.

3.1.2 Tình hình dân số và lao động

Theo số liệu thống kê tỉnh Bạc Liêu (2012) thì dân số trung bình của huyện Đông Hải là 146.916 người chiếm 16,7% dân số cả tỉnh, tỷ trọng cao thứ 2 chỉ sau thành phố Bạc Liêu. Mật độ dân số trung bình là 258 người/ km2, khá thấp so với mật độ dân số chung của toàn tỉnh là 340 người/ km2. Cơ cấu dân số qua các năm được trình bày trong bảng và sơ đồ biều diễn sau:

Bảng 3.1: Dân số và cơ cấu dân số theo giới tính huyện Đông Hải 2008-2012 Đơn vị tính: Người Tổng số Nam Nữ Năm 2008 142.042 69.223 72.819 Năm 2009 143.524 71.565 71.959 Năm 2010 145.434 72.494 72.940 Năm 2011 146.451 72.859 73.592 Năm 2012 146.916 73.090 73.826

Nguồn: Số liệu Niên giám thống kê huyện Đông Hải

Nguồn: Số liệu Niên giám thống kê huyện Đông Hải

Hình 3.1 : Sơ đồ biểu diển cơ cấu dân số huyện Đông Hải

Sơ đồ cho thấy dân số huyện Đông Hải khá ổn định qua các năm, tỷ trọng giữa nam và nữ rất cân bằng.

Nếu căn cứ vào sự phân bố dân cư thì chúng ta có thể phân chia dân số huyện theo hai khu vực là thành thị và nông thôn, bảng số liệu sau đây sẽ cho chúng ta biết được sự phân bố đó như thế nào:

0 20000 40000 60000 80000 100000 120000 140000 160000 2008 2009 2010 2011 2012 Tổng số Nam Nữ ĐV: người

Bảng 3.2: Tình hình phân bố dân cư theo khu vực của huyện Đông Hải 2008- 2011 Đơn vị tính: Người Tổng số Thành thị Nông thôn Năm 2008 142.042 16.287 125.755 Năm 2009 143.524 16.613 126.911 Năm 2010 145.434 16.945 128.489 Năm 2011 146.451 17.284 129.167 Năm 2012 146.916 17.630 129.286

Nguồn: Số liệu Niên giám thống kê huyện Đông Hải

Nguồn: Số liệu Niên giám thống kê huyện Đông Hải

Hình 3.2: Sơ đồ biểu diển sự phân bố theo khu vực của huyện Đông Hải Qua bảng số liệu và sơ đồ biểu diễn cho thấy, hầu hết dân số ở huyện Đông Hải sống bằng nghề nông là chủ yếu, chỉ một số nhỏ người là sống ở thành thị.

Tình hình lao động tỉnh Bạc Liêu: Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên tăng đều qua 3 năm từ 2010 đến 2012 với tốc độ tăng 0,87% cho 3 năm. Cơ cấu lao động từ 15 tuổi trở lên ở khu vực nông thôn là 71,74% (451.885 người năm 2012) đây là nguồn lao động trẻ dồi dào cung cấp một lượng lớn cho toàn

0 20000 40000 60000 80000 100000 120000 140000 160000 2008 2009 2010 2011 2012 Tổng số Thành thị Nông thôn ĐV: Người

tỉnh. Lao động ở khu vực thành thị chỉ chiếm khoảng 27,26% (169.348 người năm 2012) trong tổng cơ cấu.

Hiện nay, tỉnh đang tích cực đầu tư và trang bị cơ sở vật chất cho hệ thống đào tạo nguồn nhân lực. Tỉnh Bạc Liêu có 1 trường đại học, 2 trường cao đẳng, 3 trường trung cấp kỹ thuật và nghề, 18 cơ sở và trung tâm đào tạo nghề trên địa bàn các huyện thị. Với cơ sở đào tạo nguồn nhân lực đã có, số lao động đã qua đào tạo được nâng lên 33% trên tổng số lao động trong độ tuổi (số lao động trong độ tuổi là 621.233 người trên tổng dân số của tỉnh là 876.171 người).

Tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị 2012 là 3,4% có xu hướng giảm so với năm 2010 là 3,45%, nhờ vào các chính sách đào tạo nghề nên đã làm giảm tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị. Tuy nhiên, tỷ lệ thất nghiệp ở nông thôn có dấu hiệu tăng, cụ thể năm 2010 tỷ lệ thất nghiệp là 2,65% đến năm 2012 tăng lên 2,7%.

3.1.3 Điều kiện khí hậu

Huyện Đông Hải nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, quanh năm nóng ẩm, có chế độ nhiệt tương đối cao, rất thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp cũng như là làm muối. Nhiệt độ trung bình năm là 27,20C (Theo Niên giám thống kê tỉnh Bạc Liêu 2011). Số giờ nắng trong năm là 2.642,8 giờ, lượng mưa trung bình năm là 1.553mm. Lượng nắng tương đối cao và gió mạnh làm nước bốc hơi nhanh, muối mau kết tủa. Khí hậu có hai mùa mưa nắng khá rỏ rệt tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất muối. Muối chỉ làm được vào mùa nắng gắt bắt đầu từ tháng 10, 11 đến tháng 2, tháng 3 năm sau. Tuy nhiên thời tiết bất ổn như hiện nay thường xuất hiện các cơn mưa trái mùa đã ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình sản xuất muối của bà con diêm dân. Vụ sản xuất muối năm nay, nghề muối Bạc Liêu gặp lúc thời tiết “phập phù”, nắng to được một hai tuần lại bất ngờ đổ mưa một trận, khiến cho bà con diêm dân trong huyện điêu đứng, lao đao. Trước và sau Tết Nhâm Tỵ, vùng ven biển Bạc Liêu liên tiếp xuất hiện những trận mưa trái mùa, làm cho diêm dân trở tay không kịp. Sau đây là thông tin lượng mưa các tháng trong năm của tỉnh Bạc Liêu.

Bảng 3.3: Lượng mưa các tháng trong năm của tỉnh Bạc Liêu 2006-2011 mm 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Cả năm 2354,8 2871,6 2017,5 2150,8 2409,5 1553 Tháng 1 24,3 23,1 0,9 3,5 2,6 2,2 Tháng 2 - - 8,4 36,7 - - Tháng 3 0,4 17,4 0,3 0,2 - 127,2 Tháng 4 65,2 83,5 39,5 95,0 - 13,0 Tháng 5 239,9 300,6 424,2 239,6 94,6 208,6 Tháng 6 466,4 278,7 237,6 220,9 300,5 250,3 Tháng 7 434,0 307,3 254,1 443,9 206,4 205,5 Tháng 8 468,3 584,4 223,7 263,6 477,3 219,8 Tháng 9 386,4 224,4 221,0 394,5 214,7 275,4 Tháng 10 246,9 583,5 345,3 402,6 320,9 82,0 Tháng 11 17,1 466,5 184,2 49,0 759,6 144,0 Tháng 12 25,9 2,2 78,3 1,3 32,9 25,0

Nguồn: Số liệu Niên giám thống kê tỉnh Bạc Liêu

Mực nước bình quân tại các cửa sông tăng ngày càng cao qua các năm tạo điều kiện cho diêm dân dể dàng trong việc đưa nước lên ruộng muối. Bảng 3.4: Mực nước bình quân tháng trạm Gành Hào – Sông Gành Hào 2007- 2011 cm 2007 2008 2009 2010 2011 Tháng 1 32 31 40 38 44 Tháng 2 13 35 21 26 34 Tháng 3 16 19 20 30 37 Tháng 4 13 12 25 24 19 Tháng 5 -1 -1 19 10 5 Tháng 6 -8 -10 -5 -2 -2 Tháng 7 -14 -4 7 0 -2 Tháng 8 -7 2 0 3 6 Tháng 9 -1 1 -1 6 7 Tháng 10 23 26 25 29 37 Tháng 11 40 42 51 52 53 Tháng 12 36 44 43 43 52

Từ bảng số liệu thống k

tăng cao từ tháng 10 đến tháng 3 tháng 4 năm sau. Đây cũng l diêm dân Đông Hải b

lợi cho việc bơm nước l 3.2 ĐIỀU KIỆN KINH TẾ

3.2.1 Giá trị sản xuất nông nghiệp

3.2.1.1 Trồng trọt:

Trong những năm gần đây, nh nghiệp của huyện Đông H

sản xuất ngành nông nghi

(64,67%) so với năm 2011, chiếm 1,49% giá trị sản xuất nông nghiệp của to tỉnh. Biểu đồ sau đây thể hiện c

trong năm 2012.

Ngu

Hình 3.3: Biểu đồ thể hiện c th

Giá trị trồng trọt đạt 95.643 triệu đồng, chiếm 45%

ngành nông nghiệp của huyện, tăng 50,31% so với năm 2011. Giá trị trồng trọt tăng nhanh như vậy l

năm 2011. Cây ăn quả đ 520 ha (2012).

Diện tích các loại cây trồng năm 2012 giảm đáng kể so với năm 2011, giảm từ 3.170 ha xuống 2.281 ha. Từ đó kéo theo sản l

theo. Sự biến động này đư

ừ bảng số liệu thống kê trên ta thấy mực nước tại cửa sông G ừ tháng 10 đến tháng 3 tháng 4 năm sau. Đây cũng là th

bắt đầu vào mùa vụ muối, điều kiện nước lên cao thu ớc lên ruộng.

ỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI ị sản xuất nông nghiệp

ồng trọt:

ững năm gần đây, nhìn chung giá trị sản xuất ng

ng Hải ngày một tăng cao. Tính trong năm 2012, giá trị ành nông nghiệp đạt 212.963 triệu đồng, tăng 83.635 triệu đồng

ới năm 2011, chiếm 1,49% giá trị sản xuất nông nghiệp của to ỉnh. Biểu đồ sau đây thể hiện cơ cấu giá trị sản xuất của ngành nông nghi

Nguồn: Số liệu Niên giám thống kê huyện Đông Hải

ểu đồ thể hiện cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp theo giá thực tế của huyện Đông Hải năm 2012

ị trồng trọt đạt 95.643 triệu đồng, chiếm 45% trong t

ệp của huyện, tăng 50,31% so với năm 2011. Giá trị trồng trọt ậy là do sản lượng cây ăn quả năm 2012 tăng 70% so với

ả được trồng ở đây chủ yếu là chuối, với diện tích l

ện tích các loại cây trồng năm 2012 giảm đáng kể so với năm 2011, ảm từ 3.170 ha xuống 2.281 ha. Từ đó kéo theo sản lượng cũng thay đổi

ày được thể hiện cụ thể hơn như sau: 45%

55% 0% 2012

trồng trọt chăn nuôi dịch vụ

ớc tại cửa sông Gành Hào à thời gian các ên cao thuận

ị sản xuất ngành nông ột tăng cao. Tính trong năm 2012, giá trị ệp đạt 212.963 triệu đồng, tăng 83.635 triệu đồng ới năm 2011, chiếm 1,49% giá trị sản xuất nông nghiệp của toàn ành nông nghiệp

ấu giá trị sản xuất nông nghiệp theo giá

trong tổng giá trị ệp của huyện, tăng 50,31% so với năm 2011. Giá trị trồng trọt ợng cây ăn quả năm 2012 tăng 70% so với ối, với diện tích lên đến

ện tích các loại cây trồng năm 2012 giảm đáng kể so với năm 2011, ợng cũng thay đổi

Bảng 3.5: Diện tích các loại cây trồng huyện Đông Hải 2008 - 2012 ĐVT: Ha 2008 2009 2010 2011 2012 Tổng số 3.095 3.435 3.127 3.170 2.281 1. Cây hàng năm 1.323 1.663 1.396 1.431 1.260  Lúa 973 1.258 971 1.006 835  Rau đậu 350 405 425 425 425 2. Cây lâu năm 1.772 1.772 1.731 1.739 1.021

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả tài chính sản xuất và tiêu thụ muối ở huyện đông hải bạc liêu (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)