Cơ sở đề xuất giải pháp

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả tài chính sản xuất và tiêu thụ muối ở huyện đông hải bạc liêu (Trang 90)

5.1.1 Tóm tắt kết quả nghiên cứu

Trình độ dân trí còn khá thấp ảnh hưởng đến việc tiếp thu kiến thức khoa học kỹ thuật. Tuy nhiên, lao động tại địa phương lại có tay nghề, kinh nghiệm sản xuất khá cao, tính chất cần cù siêng năng trong công việc. Diện tích đất canh tác lớn, chất lượng muối tốt nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu sử dụng muối công nghiệp. Về thị trường tiêu thụ hầu như đều phải thông qua thương lái, vì vậy tình trạng bị ép giá là đều không thể tránh khỏi. Công nghệ sản xuất hiện tại còn khá lạc hậu, chỉ đủ đáp ứng nhu cầu sản xuất nên năng suất chưa cao, phải sử dụng nhiều sức lao động, đa số diêm dân đều sản xuất thủ công theo lối truyền thống. Về nguồn vốn để đầu tư sản xuất là vấn đề mà nhiều hộ sản xuất muối đang gặp phải. Diêm dân có nhu cầu về vốn khá cao nhưng không có đủ nguồn vốn đáp ứng nhu cầu.

Hệ thống giao thông đường bộ hoàn chỉnh đã được nhựa hóa, bê tông hóa. Hệ thống kênh thủy lợi vừa và lớn cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu sản xuất và vận chuyển hàng hóa. Chỉ dẫn địa lý muối Bạc Liêu đang được đầu tư xây dựng, tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường trong tương lai. Các chủ trương chính sách của nhà nước về ưu tiên phát triển kinh tế vùng sâu vùng xa đã góp phần phát triển nghề muối tại huyện nhà. Các trạm bơm chưa được đầu tư xây dựng để phục vụ nhu cầu sản xuất cho diêm dân vào những tháng nước kém, làm gián đoạn quá trình sản xuất. Các yếu tố đầu vào như xăng dầu ngày càng tăng giá trong khi thị trường tiêu thụ còn nhiều biến động, giá cả đầu ra không ổn định, tình trạng được mùa mất giá thường xuyên xảy ra, công tác quản lý vĩ mô còn nhiều bất cập, sự liên kết giữa người dân và công ty chưa phát huy tốt. Hệ thống thủy lợi tuy cơ bản được hoàn chỉnh nhưng hiện tại còn nhiều con kênh nội đồng bị nông cạn do phù sa bồi lắng, chưa được nạo vét, không đáp ứng được nhu cầu sản xuất vào mùa nước kém. Chưa quy hoạch được vùng sản xuất, sản xuất còn lẻ tẻ tự phát nên hiệu quả sản xuất và tiêu thụ còn thấp.

Về hiệu quả sản xuất chưa được cao, năng suất trung bình đạt 36,2 tấn/ha, giá bán bình quân 36.642 đồng/giạ. Doanh thu bình quân trên mỗi ha đạt 41.747 nghìn đồng. Chi phí trên mỗi ha tương đối thấp là 22.544 nghìn

công lao động của lao động nhà là 306 nghìn đồng. Do chi phí trên mỗi ha thấp nên tỷ suất thu nhập trên doanh thu, thu nhập trên chi phí, thu nhập trên vốn, lợi nhuận trên chi phí đều ở mức khá.

Cơ cấu chi phí trung bình trên mỗi ha thì chi phí lao động chiếm tỷ trọng cao nhất bao gồm chi phí lao động nhà và chi phí lao động thuê. Do công nghệ sản xuất còn lạc hậu nên việc sử dụng nhiều lao động chân tay là đều dễ hiểu. Các loại chi phí khác như chi phí máy móc, dụng cụ, nhiên liệu,… chiếm tỷ trọng khá ít.

Các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất bao gồm nguồn thu nhập của hộ kết hợp muối với thủy sản, kinh nghiệm sản xuất, vốn cố định/ha, vốn lưu động/ha, diện tích đất sản xuất.

Các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận/ha là việc kết hợp sản xuất muối với thủy sản, việc kết hợp muối với đánh bắt thủy sản, trình độ học vấn, kinh nghiệm sản xuất, yếu tố dự trữ, vốn cố định/ha, và ngày công lao động nhà/ha.

Các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ bao gồm kết hợp sản xuất muối với thủy sản, trình độ học vấn, kinh nghiệm, dự trữ và vốn cố định/ha.

Kênh tiêu thụ muối chưa hiệu quả, phải qua nhiều trung gian mới đến được người tiêu dùng. Chất lượng sản phẩm chưa đáp ứng được nhu cầu muối công nghiệp. Cần có những giải pháp để mở rộng đáp ứng nhu cầu cho thị trường tìm năng này.

5.1.2 PHÂN TÍCH SWOT

Điểm mạnh (S):

- Sản phẩm truyền thống, đặc thù.

- Có diện tích điều kiện tự nhiên phù hợp. - Mạng lưới giao thông,

cơ sở hạ tầng tốt. - Nguyên liệu đầu vào

đơn giản, dể tìm. - Lao động tay nghề

cao, cần cù siêng năng.

Điểm yếu (W):

- Thời gian sản xuất phụ thuộc nhiều vào thời tiết.

- Sản xuất riêng lẻ chưa được quy hoạch. - Tiêu thụ sản phẩm còn

phụ thuộc nhiều vào thương lái.

- Chưa sử dụng cơ giới hóa thay lao động thủ công.

- Thiếu vốn sản xuất. Cơ hội (O):

- Được tham gia các chương trình tập huấn kỷ thuật. - Đang xây dựng chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm. - Các chính sách hỗ trợ phát triển nghề muối.

Chiến lược S-O:

- Sản xuất tập trung, tạo những sản phẩm chất lượng cao, nâng suất cao.

- Mở các lớp tập huấn, hướng dẫn người dân áp dụng kỹ thuật mới vào sản xuất.

- Tham gia hội chợ quảng bá thương hiệu sản phẩm.

Chiến lược W-O:

- Tổ chức và xây dựng lại HTX để hoạt động hiệu quả. - Các chính sách hỗ trợ vốn và đầu ra cho sản phẩm. - Ứng dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất. Đe dọa (T): - Các đối thủ trong và ngoài nước.

- Thời tiết thay đổi thất thường.

- Giá nhiên liệu và lao động tăng cao. - Giá sản phẩm không ổn định. Chiến lược S-T: - Tạo các sản phẩm mang tính đặc thù với chất lượng cao để cạnh tranh. - Ứng dụng kỹ thuật mới vào sản xuất để ứng phó kịp thời tiết. - Có kế hoạch thu hút lao động hợp lý. Chiến lược W-T: - Các hộ cần liên kết với nhau để chủ động đầu ra. - Cần có kế hoạch sử dụng vốn hợp lý để tránh thiếu vốn. - Tạo các sản phẩm chất lượng, giá thành thấp để thay thế hàng nhập khẩu.

5.2 GIẢI PHÁP

 Quy hoạch sản xuất và đầu tư cơ sở hạ tầng.

- Quy hoạch vùng chuyên canh sản xuất muối chất lượng cao, thành lập các tổ hợp tác sản xuất và tiêu thụ sản phẩm một cách hiệu quả hơn.

- Nâng cao trình độ dân trí cho người lao động để có thể tiếp thu và ứng dụng có hiệu quả khoa học kỹ thuật vào sản xuất.

- Tạo việc làm nâng cao thu nhập cho lao động trong những tháng sau thu hoạch muối để phần nào ổn định sản xuất và tăng chất lượng cuộc sống cho hộ sản xuất.

- Cần đầu tư sửa chữa giao thông đường bộ, nạo vét kênh thường xuyên phục vụ cho sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Cần đầu tư xây dựng các trạm bơm nước để cung cấp trực tiếp cho sản xuất, tối thiểu hóa chi phí sản xuất.

- Chấn chỉnh và xây dựng lại HTX, tổ hợp tác cùng nhau sản xuất và chia sẻ kinh nghiệm.

- Tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác khuyến diêm. Trước hết, cần cũng cố mạng lưới cán bộ khuyến diêm từ tỉnh đến xã trên cơ sở tăng cường và nâng cao năng lực đội ngủ cán bộ khuyến diêm ở huyện, xã. Tiếp tục xây dựng các chương trình khuyến diêm trọng điểm và chuyên sâu, nhằm chuyển giao nhanh các kết quả nghiên cứu mô hình sản xuất hiệu quả, tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm. Phát triển mạnh các câu lạc bộ, đưa chương trình khuyến diêm vào chương trình truyền thông và mạng internet.

- Thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về môi trường sản xuất, tiến hành phân tích đánh giá chất lượng đồng muối, đánh giá nguy cơ tiềm ẩn trong đất, mức độ ô nhiểm nguồn nước để có biện pháp xử lý kịp thời.

- Xây dựng kế hoạch và thông báo về đặc điểm tình hình khí tượng thủy văn vụ mùa sản xuất tiếp theo, đồng thời hướng dẫn lịch thời vụ đến diêm dân được biết để chủ động hơn trong quá trình sản xuất.

 Đầu vào cho sản xuất:

-Đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng đồng muối, cơ giới hóa các khâu làm sân, thu hoạch, vận chuyển,…giảm chi phí sản xuất, tăng nâng suất và chất lượng sản phẩm.

-Kết hợp các mô hình sản xuất nhằm tận dụng tối ưu diện tích sản xuất, góp phần tạo được việc làm và tăng thêm thu nhập thường xuyên cho diêm dân trong năm.

-Cần có chính sách hỗ trợ lãi suất, hỗ trợ vốn cho diêm dân áp dụng mô hình sản xuất muối chất lượng cao mang lại hiệu quả kinh tế cao. Các ngân hàng thương mại, các quỹ tín dụng cần tạo điều kiện về thủ tục thuận lợi đảm bảo nhu cầu vốn vay cho diêm dân.

-Cần triển khai những chính sách hỗ trợ diêm dân khôi phục lại sản xuất khi gặp rủi ro do thiên tai.

 Đầu ra cho sản phẩm:

-Xây dựng thương hiệu cho muối Bạc Liêu trên thị trường trong và ngoài nước để tăng tính cạnh tranh tạo đầu ra cho sản phẩm.

-Đầu tư phát triển mở rộng thị trường kết hợp với việc đa dạng hóa sản phẩm muối cho phù hợp nhu cầu, xây dựng kênh phân phối muối công nghiệp có hiệu quả nhằm thay thế muối nhập khẩu trong thời gian tới. Công việc này cần chuyển khai đồng bộ từ người sản xuất cho đến người việc tiếp cận người tiêu dùng muối công nghiệp. Chuyển đổi quy hoạch vùng sản xuất muối công nghiệp từng bước và song song với việc đó cần kết nối với các doanh nghiệp chế biến hóa chất để tránh tình trạng sản xuất muối chất lượng cao mà không có thị trường tiêu thụ. Việc này cần có sự hỗ trợ từ các chính sách của nhà nước để muối công nghiệp trong nước có khả năng cạnh tranh với muối nhập khẩu, từng bước mở rộng quy mô và sản xuất theo đơn đặt hàng.

-Đầu tư cơ sở hạ tầng bến cảng phục vụ công tác xuất khẩu, rút ngắn thời gian bốc dỡ và vận chuyển.

-Ổn định thị trường tiêu thụ, xây dựng khung giá muối chung, ổn định thu mua muối đảm bảo diêm dân có lãi. Cần xây dựng các tổ chức bao tiêu sản phẩm để người dân yên tâm sản xuất, xây dựng mạng lưới thu mua rộng khắp, tránh tình trạng tiêu thụ lẻ tẻ, giảm thiểu tối đa chi phí tiêu thụ.

-Quy hoạch và xây dựng các cơ sở chế biến muối vừa và nhỏ vừa đảm bảo tiêu thụ hết muối hàng hóa, vừa cung ứng đủ muối iốt cho nhân dân với chất lượng cao giá thành hạ; Đồng thời tiếp tục đầu tư hiện đại hóa các cơ sở chế biến muối ăn hiện có để đạt tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm.

CHƯƠNG 6

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

6.1 KẾT LUẬN

Qua quá trình phân tích tình hình sản xuất và quá trình tiêu thụ muối của diêm dân trên địa bàn huyện Đông Hải, ta thấy được những thế mạnh và hạn chế như sau: Hiện tại ta đang có ưu thế về các điều kiện thỗ những mà không phải nơi nào cũng có, sản phẩm muối Bạc Liêu đã tạo được danh tiếng từ xưa đến nay, lực lượng lao động có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất với những đức tính cần cù siêng năng. Bên cạnh đó, nghề muối được xem là nghề sản xuất chính tại địa phương nên nhận được nhiều sự quan tâm của các cấp lãnh đạo huyện. Tuy nhiên, do nguồn vốn có hạn nên việc đầu tư phát triển ngành nghề muối còn nhiều hạn chế. Trình độ dân trí chưa cao nên việc tiếp cận khoa học kỹ thuật mới chưa thật sự tốt, các mô hình sản xuất mới chưa được đầu tư đúng đắn. Chỉ đầu tư sản xuất mà không tìm được đầu ra cho sản phẩm. Các sản phẩm làm ra chưa đa dạng nên việc tiêu thụ khó khăn. Vì vậy, cần nắm bắt thông tin thị trường và tìm hiểu nhu cầu của người tiêu dùng để việc đáp ứng tốt hơn.

Việc nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống người dân là mục tiêu hàng đầu cần được thực hiện. Cần ưu tiên đẩy mạnh phát triển ngành nghề muối một cách bền vững sao cho có hiệu quả. Muốn như vậy, cần có sự hợp tác từ phía lãnh đạo cho đến các doanh nghiệp và quan trong hơn hết là ý thức của người dân về nghành nghề của họ. Cần đẩy mạnh thực hiện các giải pháp một cách đồng bộ để tạo ra được một quá trình sản xuất hoàn thiện nhất đến khâu cuối cùng là tiêu thụ sản phẩm. Đó là những điều kiện cần thiết để đảm bảo cho sự phát triển bền vững của một ngành nghề mang tính chất truyền thống lâu đời.

6.2 KIẾN NGHỊ

Trên cơ sở kết quả nghiên cứu và để thực hiện được định hướng giải pháp đã nêu trên, cần đề xuất một số kiến nghị cụ thể như sau:

6.2.1 Đối với nhà nước

- Phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Đông Hải cần tiến hành điều tra khảu sát tham mưu cho huyện ủy, Ủy ban nhân dân huyện Đông Hải quy hoạch lại các vùng sản xuất muối trọng điểm trên địa bàn toàn huyện.

- Tiến hành nâng cấp và hoàn thiện hệ thống giao thông nông thôn, thủy lợi lớn và thủy lợi nội đồng để phục vụ tốt hơn cho nhân dân đi lại và sản xuất.

Điền Đông để phục vụ ngay cho sản xuất. Tiến hành đầu tư trạm bơm điện quy mô vừa và nhỏ trên toàn địa bàn.

- Nhà nước cần tiếp tục chính sách ổn định nền kinh tế vĩ mô nói chung và giá cả đầu vào (xăng dầu,…), giá sản phẩm đầu ra, có những biện pháp thích hợp thu mua muối và các sản phẩm phụ từ muối (nước ót, thạch cao,…). Tránh tình trạng thương lái ép giá người dân như hiện nay.

- Phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Đông Hải cần quản lý tốt lịch thời vụ, ứng phó kịp thời tình trạng mưa trái mùa. Đồng thời phối hợp với các ngành chức năng kiểm tra phân tích đánh giá các nguy cơ tìm ẩn về ô nhiểm môi trường đất và nước thường xuyên để có các biện pháp khắc phục kịp thời và hiệu quả.

- Cần phát huy các Hợp tác xã hiện có và nghiên cứu xây dựng các HTX kiểu mới theo hình thức một riêng bốn chung, đó là chung công tác quản lý, chung chi phí, kỹ thuật canh tác và tiêu thụ sản phẩm, chỉ có lợi nhuận được hưởng trên diện tích từng hộ.

- Huyện cần chú trọng đào tạo nguồn nhân lực có trình độ chuyên sâu ở lĩnh vực diêm nghiệp hoặc thu hút nguồn lực bên ngoài để đủ sức khai thác tốt nhất các tài nguyên đất, nước biển một cách hiệu quả nhất cho phát triển ngành muối.

- Ưu tiên chính sách phát triển kinh tế - xã hội đối với vùng sâu vùng xa, thành lập các nguồn quỹ hỗ trợ chi phí cho người dân khi gặp thiên tai để họ đủ khả năng tái sản xuất vào vụ sau.

- Tăng cường quản lý chặc chẽ việc nhập khẩu muối, hạn chế sử dụng muối nhập khẩu, ưu tiên tối đa sử dụng muối trong nước. Hỗ trợ vốn đầu tư chuyển đổi công nghệ sản xuất đáp ứng nhu cầu muối công nghiệp trong nước dần dần thay thế muối nhập khẩu và tiến tới xuất khẩu.

6.2.2 Đối với nhà khoa học

- Nghiên cứu các mô hình sản xuất muối hiệu quả, chi phí thấp và tạo ra được sản phẩm muối có chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu muối công nghiệp.

- Nghiên cứu các loại hình sản xuất kết hợp trên đất sản xuất muối như muối với thủy sản,… loại hình sản xuất kết hợp phải hiệu quả và phù hợp nhất cho từng loại đất trên địa bàn, tăng thêm nguồn thu nhập cho hộ sản xuất vào mùa mưa.

6.2.3 Đối với Doanh nghiệp

- Các công ty, xí nghiệp và doanh nghiệp thu mua chế biến muối cần có

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả tài chính sản xuất và tiêu thụ muối ở huyện đông hải bạc liêu (Trang 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)