Tổng quan sự phát triển nghề muối tại Bạc Liêu

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả tài chính sản xuất và tiêu thụ muối ở huyện đông hải bạc liêu (Trang 44)

Tỉnh Bạc Liêu có nghề sản xuất muối rất lâu đời và đã trở thành một nghề truyền thống của địa phương. Ngày xưa người ta gọi muối Bạc Liêu là muối Ba Thắc (Ba Thắc là từ cổ chỉ vùng đất Nam sông Hậu). Sau này dân gian còn gọi muối Bạc Liêu là muối Long Điền (Vì ở Long Điền có diện tích sản xuất muối nhiều nhất và nổi tiếng nhất Bạc Liêu). Theo báo cáo đánh giá tình hình sản xuất và tìm giải pháp nâng cao chất lượng muối Bạc Liêu (2001) thì khi hình thành nghề muối đến nay, trải qua 100 năm với các hình thức tổ chức quản lý khác nhau, nghề muối Bạc Liêu đã có nhiều thăng trầm.

+ Trước 1975, Bạc Liêu có diện tích làm muối khoảng 3.401 ha, sản lượng muối đủ phục vụ nhu cầu trong khu vực và xuất khẩu sang Campuchia, đặc biệt cung cấp muối chế biến các sản phẩm từ cá của vùng Biển Hồ.

+ Năm 1985, Ngành muối Bạc Liêu đạt huy chương bạc về muối công nghiệp và huy chương đồng về thạch cao sản xuất ở đồng muối. Thời kỳ này, việc tiêu thụ muối đang trên đà mở rộng từ thị trường muối ở đồng bằng sông Cửu Long và xuất khẩu sang Campuchia theo đường tiểu ngạch với khối lượng khá ổn định và được duy trì thường xuyên.

+ Năm 1987 – 1988, Tổng diện tích đất sử dụng tại Bạc Liêu đạt 9.067 ha, tập trung tại thị xã Bạc Liêu, huyện Vĩnh Lợi và Giá Rai. Sản lượng muối toàn tỉnh lúc đó đạt 90.000 – 100.000 tấn/ năm được coi là những năm có sản

+ Năm 1988 – 1989, Do sức ép của phong trào nuôi tôm phát triển, do muối khó tiêu thụ trên thị trường và giá thấp, thị trường muối công nghiệp chưa phát triển, thị trường muối cung cấp cho Campuchia bị gián đoạn. Hàng loạt diện tích đất sản xuất muối tại Bạc Liêu được chuyển sang nuôi trồng thủy sản, kéo theo sự phá hủy thảm rừng phòng hộ ngập mặn ven biển và các ruộng muối cũng chuyển sang nuôi tôm với quy mô lớn. Đây là thời kỳ thăng trầm lớn nhất, để lại dấu ấn đậm nét nhất trong lịch sử phát triển ngành muối tỉnh Bạc Liêu và cũng từ đó ngành muối Bạc Liêu tiến dần vào suy thoái.

+ Năm 1989 – 1990, Ủy ban nhân dân tỉnh giao cho Ủy Ban nhân dân thị xã Bạc Liêu quản lý ngành muối và chỉ hình thành một đơn vị quản lý là công ty muối Bạc Liêu với hầu hết diện tích muối đã chuyển sang chuyên canh nuôi tôm. Từ đó, diện tích và sản lượng muối không ngừng suy giảm và dẫn tới sự tan rã ngành công nghiệp muối Bạc Liêu. Từ đó đến nay nghề muối Bạc Liêu chỉ còn sản xuất tự phát của tư nhân phục vụ nhu cầu thiết yếu về muối trong tỉnh và các khu vực lân cận.

+ Từ năm 1997 đến nay, Diện tích làm muối tăng lên do giá bán muối đã tăng và đã có một số vùng muối đạt tiêu chuẩn chất lượng xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản (đồng muối Gành Hào – Giá Rai) với giá 113 USD/tấn. Tuy nhiên, năm 1999 theo báo cáo của Sở Công Nghiệp toàn tỉnh Bạc Liêu còn tồn đọng khoảng từ 15000-20000 tấn muối khô.

+ Tính đến tháng 6 năm 2000, toàn tỉnh chỉ sản xuất muối trên diện tích 2200 ha. Năng suất trung bình toàn tỉnh chỉ đạt 19,09 tấn/ha và sản lượng muối toàn tỉnh vụ muối 1999-2000 là 42000 tấn.

Trong những năm tiếp theo, do lợi nhuận thu được từ nuôi tôm khá cao, người dân đã tự phát chuyển đất làm muối sang nuôi trồng thủy hải sản nước mặn đã gây ra một số tiêu cực cho sản xuất muối. Mặt khác, năng suất muối không đạt kế hoạch hàng năm; nguyên nhân chủ yếu là do biến động bất thường của thời tiết (trong mùa khô thường xảy ra các cơn mưa trái mùa và bên cạnh đó, công nghệ sản xuất muối chưa được quan tâm nghiên cứu cải tiến để tăng năng suất và chất lượng muối, ứng phó với điều kiện khí hậu toàn cầu).

Theo sở nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Bạc Liêu (2010) tổng diện tích canh tác muối toàn tỉnh là 3487 ha và tổng sản lượng muối thu được là 266,092 tấn. Năng suất trung bình đạt 76,31 tấn/ha, do trong vụ mùa này nắng hạn kéo dài. Tuy nhiên, trong vụ mùa 2010- 2011, diện tích canh tác và năng suất muối toàn tỉnh Bạc Liêu giảm sút do diêm dân chuyển đổi mục đích

sử dụng đất, thời tiết diễn biến phức tạp ảnh hưởng đến năng suất muối của tỉnh Bạc Liêu (sở nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Bạc Liêu, 2011).

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả tài chính sản xuất và tiêu thụ muối ở huyện đông hải bạc liêu (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)