3.4.4.1 Sản phẩm
nổi tiếng từ rất lâu đời. Với điều kiện tự nhiên rất thuận lợi để sản xuất muối, muối Bạc Liêu chứa các vi chất cần thiết cho sức khỏe tạo cho muối tuy mặn nhưng lại có vị ngọt nhẹ mà muối ở nơi khác không có.
Bảng 3.19: Đánh giá về chất lượng sản phẩm trong năm 2013 Chỉ tiêu Nhỏ nhất Lớn nhất Điểm TB Đánh giá Chất lượng sản phẩm 4 5 4,76 Rất cao Khả năng đáp ứng của chất lượng sản phẩm 4 5 4,63 Rất cao
Nguồn: Số liệu điều tra thực tế năm 2013
Diêm dân nơi đây luôn tự hào về khả năng đáp ứng về chất lượng sản phẩm của mình so với nhu cầu của thị trường. Muối Bạc Liêu sử dụng làm gia vị, làm nguyên liệu chế biến nước mắm, nước tương, làm mắm,… thì không nơi nào sánh bằng. Nếu so sánh về độ tinh khiết để làm muối công nghiệp thì chưa đạt yêu cầu bởi ở đây diêm dân sản xuất với các trang thiết truyền thống, nền sân đất nên muối còn lẫn nhiều tạp chất. Vì vậy để đẩy mạnh đáp ứng nhu cầu sản xuất muối công nghiệp thì cần phải quy hoạch lại đồng muối, đầu tư hiện đại hóa trang thiết bị kỹ thuật hơn nữa.
3.4.4.2 Thị trường tiêu thụ
Tiêu thụ sản phẩm là giai đoạn cuối cùng trong quá trình sản xuất kinh doanh, là yếu tố quyết định sự tồn tại của sản phẩm. Nó là cầu nối trung gian giữa người sản xuất và người tiêu dùng, giúp người sản xuất hiểu thêm về kết quả sản xuất của mình và nhu cầu của khách hàng. Diêm dân tiêu thụ sản phẩm của mình qua hai hình thức là bán tại chỗ và chở đi bán ở nơi khác. Bảng 3.20: Tỷ lệ bán sản phẩm tại chỗ và chở đi nơi khác
Hình thức bán Tần số Phần trăm (%)
Bán tại chỗ 81 98,8
Chở đi bán ở địa phương khác 1 1,2
Nguồn: Số liệu điều tra thực tế năm 2013
Sau khi sản xuất ra sản phẩm, 98.8% các hộ sản xuất bán sản phẩm tại chỗ, chỉ 1.2% hộ sản xuất chở sản phẩm của mình đi nơi khác bán. Với hình thức bán tại chỗ, 100% người dân bán sản phẩm cho các thương lái tại địa phương với các lý do sau đây:
Bảng 3.21: Lý do bán sản phẩm tại chỗ của diêm hộ
Lý do bán tại chỗ Tần số Phần trăm (%)
1.Thuận tiện 77 93,9
2.Không có thời gian chở đi 6 7,3
3.Đã hợp đồng trước 4 4,9
4.Thiếu phương tiện vận chuyển 37 45,1
Nguồn: Số liệu điều tra thực tế năm 2013
Đa số người dân bán sản phẩm tại chỗ với lý do thuận tiện và thiếu phương tiện vận chuyển. Một số hộ không có thời gian chở đi hoặc đã hợp đồng với thương lái từ trước. Những hộ thiếu vốn sản xuất thường mượn tiền của các thương lái vào đầu vụ gọi là vay muối non. Sau khi hộ sản xuất đến cuối vụ, người vay muối non bắt buộc phải bán muối của mình cho thương lái đó với mức giá khá thấp so với thị trường. Việc bán hàng tại chỗ có những ưu điểm như tiết kiệm nhân công lao động, thuận tiện cho sản xuất, không tốn nhiều chi phí vận chuyển. Tuy vậy, các hộ sản xuất sẽ bị động trong tiêu thụ, không nắm bắt được thông tin giá cả thị trường, nhu cầu khách hàng cũng như là đối thủ cạnh tranh. Bởi thế, tình trạng bị thương lái ép giá là đều không thể tránh khỏi.
Thương lái thanh toán tiền bằng nhiều hình thức khác nhau như thanh toán một lần ngay sau khi mua, thanh toán nhiều lần, thanh toán sau khi mua vài ngày.
Bảng 3.22: Hình thức thanh toán và liên lạc của thương lái
Chỉ tiêu Tần số Phần trăm (%) I. Hình thức thanh toán
1.Thanh toán một lần ngay khi mua 30 37 2.Thanh toán nhiều lần 10 12,4 3.Thanh toán sau khi mua vài ngày 41 50,6 I. Hình thức liên lạc
1.Đến vụ người mua tự lại 29 35,4
2.Điện thoại 69 84,1
Nguồn: Số liệu điều tra thực tế năm 2013
Thương lái đa phần là những người sống ở địa phương có vốn và phương tiện vận chuyển. Đến vụ thu hoạch, họ thu mua muối của người dân và chở đi nơi khác tiêu thụ. Thương lái nào có vốn nhiều thì họ trả một lần ngay sau khi mua, số lượng này chiếm 37% tổng số. Vì số tiền thanh toán một lần đong muối khá lớn nên đa phần những thương lái không thể trả ngay cho người bán
ngày được giao kèo bằng miệng, tất nhiên chỉ đối với những thương lái đáng tin cậy. Hình thức thanh toán này khá phổ biến chiếm 50,6% tổng số. Hình thức thanh toán nhiều lần chiếm tỉ trọng khá ít (12,4%) bao gồm: đặt cọc trước khi mua và thanh toán phần còn lại sau khi mua, trả 1 phần tiền sau khi mua và thanh toán phần còn lại sau khi bán.
Làm thế nào mà người mua và người bán gặp được nhau? Qua kết quả điều tra, ta thấy có hai hình thức liên lạc chính là đến vụ người mua tự lại và hình thức điện thoại. Mỗi khi đến vụ thu hoạch muối thì thương lái thường tấp nập xuống tận ruộng muối của người dân, diêm dân không khó khăn gì khi muốn bán sản phẩm của mình. Nhưng đâu phải ai cũng bán ngay sau khi thu hoạch, họ có thể trữ muối của mình lại một thời gian khi nào cần bán thì họ gọi điện thoại cho thương lái đến xem và thỏa thuận giá. Đây là hình thức khá phổ biến vì sự tiện lợi của nó, tạo thế chủ động cho người dân.
Bảng 3.23: Tình hình dự trữ muối sau khi thu hoạch
Thời gian tiêu thụ Tần số Phần trăm (%)
1. Có trữ muối 49 59,8
2. Bán ngay sau khi thu hoạch 33 40,2
Nguồn: Số liệu điều tra thực tế năm 2013
Trong số 82 hộ làm muối, có 59,8% số hộ trữ muối lại một thời gian rồi mới bán vì họ dự đoán giá sẽ tăng trong tương lai, cũng không ít người dự trữ muối chỉ vì họ sợ phải giữ tiền mặt. 40,2% số hộ bán muối ngay sau khi thu hoạch để lấy tiền trang trải chi phí sinh hoạt hằng ngày, để trả chi phí thuê lao động hay để lấy vốn đầu tư loại hình sản xuất khác hoặc họ dự đoán giá tăng trong tương lai không đủ bù vào chi phí dự trữ. Tùy vào kế hoạch sản xuất và dự đoán của từng người mà họ quyết định thời gian bán sản phẩm khác nhau. Bảng 3.24: Đánh giá mức thuận lợi khi tiêu thụ sản phẩm tại chỗ
hay chở đi nơi khác Tiêu thụ sản phẩm Nhỏ
nhất
Lớn
nhất Điểm TB Đánh giá Bán tại chỗ 2 5 4,21 Rất thuận lợi
Chở đi nơi khác bán 1 4 1,43 Rất không thuận lợi
Nguồn: Số liệu điều tra thực tế năm 2013
Nhìn chung, Hình thức tiêu thụ sản phẩm tại chỗ thuận lợi hơn rất nhiều so với việc chở đi bán ở nơi khác vì diêm dân không có phương tiện vận chuyên và không quen biết người mua (chủ vựa). Nhiều người dân đã thử chở sản phẩm đi bán nơi khác nhưng kết quả là hoàn toàn không thuận lợi. Người
phí vận chuyển trên sản phẩm của họ lại cao hơn các thương lái nên sản phẩm của họ không được chú ý. Việc bán sản phẩm tại chỗ khá thuận lợi điểm đánh giá cao nhất là 5 và thấp nhất là 2. Có sự trên lệch đánh giá lớn như vậy là vì tùy vào vị trí địa lý khác nhau mà việc tiêu thụ sản phẩm khác nhau. Nhưng hộ dân có đất sản xuất gần các kênh lớn thì thương lái mua sản phẩm rất dể dàng. Đối với những hộ có đất sản xuất xa kênh gạch hoặc đường giao thông không có, sản phẩm của họ rất khó tiêu thụ.
Tuy việc bán sản phẩm cho các thương lái đa số là thuận lợi nhưng thường bị thương lái ép giá bởi họ không bán cho thương lái thì bán cho ai. Hiện tại, trên địa bàn chưa có bất kì một cơ quan nào chịu trách nhiệm bao tiêu sản phẩm cho người dân. Ngay cả các hợp tác xã cũng vậy, các hộ thành viên cũng phải tìm đến các thương lái để tiêu thụ sản phẩm của mình. Điều này làm cho đầu ra sản phẩm không ổn định, không chủ động trong khâu quản lý tiêu thụ sản phẩm, phụ thuộc nhiều vào thương lái, ảnh hưởng xấu đến kết quả sản xuất kinh doanh. Vì vậy vấn đề cấp thiết được đặt ra là tạo một kênh tiêu thụ sản phẩm hoàn thiện hơn cho người dân.