Kênh phân phối muối huyện Đông Hải – Bạc Liêu

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả tài chính sản xuất và tiêu thụ muối ở huyện đông hải bạc liêu (Trang 87)

Do thời gian nghiên cứu của đề tài không đúng vào thời điểm sản xuất muối nên không thể gặp trực tiếp các đối tượng trong kênh. Vì vậy, ta chỉ vẽ được mạng lưới kênh phân phối chứ không tính được chi phí marketing và thu nhập của từng tác nhân trong kênh.

Nguồn: Điều tra nông hộ và thứ cấp

Hình 4.2: Mạng lưới kênh phân phối muối huyện Đông Hải Qua sơ đồ ta thấy, các tác nhân trong kênh có chức năng như sau:

Diêm dân: thực hiện chức năng sản xuất. Diêm dân và các hợp tác xã trong huyện Đông Hải sản xuất khoảng gần 100 ngàn tấn muối cung ứng ra thị trường (phòng NN&PTNT huyện Đông Hải, 2013). Trong đó, 68.482 tấn muối trắng và hơn 30.000 tấn muối đen. Giá muối trắng thời điểm hiện tại khoảng 40 đến 45 ngàn đồng trên một giạ. Giá muối đen có giá khoảng 36 đến 38 ngàn đồng một giạ. Theo khảo sát thực tế, có 98,8% diêm dân bán muối cho thương lái địa phương và khoảng 1,2% bán trực tiếp cho thương lái đường dài.

Thương lái: thương lái thực hiện chức năng thu gom và thương mại; Những thương lái này là người ở tại địa phương có phương tiện chuyên chở trung bình, thuyền chở được khoảng 3 đến 6 tấn, dạng phương tiện này có thể di chuyển thuận tiện vào đa số các kênh trên địa bàn huyện để thu mua muối của diêm dân.

Quá trình tiêu thụ muối của thương lái: có 80% lượng muối được thương lái chở đi bán cho thương lái đường dài (đa số là các loại muối đen). 20% lượng muối được thương lái chở đi bán cho các công ty muối trong địa bàn.

Thương lái đường dài: Là những thương lái đến từ các tỉnh khác như Bến Tre, An Giang, Kiên Giang,… có thuyền lớn với trọng tải vài chục tấn. Họ thu

100% 100% 75% 25% 100% 68% 2% 80% 20% 100% 1,2% 98,8% Diêm dân/ HTX Thương lái địa phương Công ty muối Người bán lẻ Người tiêu dùng Công ty phân phối Xuất khẩu (Nhật Bản) Xuất khẩu (Campuchia) Cơ sở chế biến Chủ vựa Thương lái đường dài 30%

mua muối đa số từ các thương lái tại địa phương và chở về phân phối lại cho chủ vựa ở các tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long.

Chủ Vựa vựa muối để tiêu thụ trong cả năm với hai hình thức là trong nước và xuất khẩu. Số lượng muối tiêu thụ trong nước chiếm 70% cho các cơ sở sản xuất nước tương, nước mắm, các tàu đánh bắt cá,… Trung bình hằng năm chủ vựa xuất khẩu sang Campuchia với số lượng khoảng 20 nghìn tấn muối thô thông qua cửa khẩu Tịnh Biên.

Tại địa phương có 2 công ty thu mua và chế biến các sản phẩm từ muối là công ty Cổ phần muối và thương mại Bạc Liêu và công ty Cổ Phần Muối Đông Hải – Bạc Liêu (DOSASCO) tiêu thụ hàng năm khoảng trên 20 nghìn tấn muối thô. Những công ty muối này đa số chỉ thu mua muối trắng để phục vụ cho sản xuất muối tinh, muối I ốt và các loại. Muối được thu mua hoàn toàn từ nguồn nguyên liệu muối trong địa bàn tỉnh mà phần lớn là trong địa bàn huyện Đông Hải. Hàng năm, công ty cổ phần và thương mại Bạc Liêu xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản khoảng 5 nghìn tấn muối chất lượng cao thông qua công ty phân phối trung gian tại TP. Hồ Chí Minh.

Kết luận: Qua kết quả phân tích ta thấy hiệu quả tài chính sản xuất muối của bà con chưa cao, thu nhập của hộ sản xuất vẫn còn khá thấp. Chi phí lao động chiếm khá cao trong tổng chi phí trên ha đất canh tác, chứng tỏ công nghệ sản xuất hiện tại vẫn còn sử dụng nhiều sức lao động con người hơn. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất cần được quan tâm như nhuồn thu nhập, trình độ học vấn, kinh nghiệm sản xuất, thời gian dự trữ muối và nguồn vốn cố định trên mỗi ha. Ta nên hạn chế những nhân tố tác động ngược chiều và chuyển đổi nâng cao các yếu tố làm tăng hiệu quả sản xuất.

Ta thấy được có hai thị trường tiêu thụ muối chính đó là thị trường muối đen và muối trắng. Do nhu cầu khác nhau nên đối tượng thu mua cũng khác nhau. Muối trắng được tiêu thụ chủ yếu cho các công ty chế biến để sản xuất các sản phẩm muối chất lượng cao như muối tinh, muối I ốt,… Còn muối đen được tiêu thụ chủ yếu cho các tỉnh An Giang, Kiên Giang, Bến tre để đáp ứng nhu cầu sản xuất nước mắm, nước tương, bảo quản cá biển. Tuy thị trường tiêu thụ khá rộng nhưng sản phẩm muối Bạc Liêu vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng cho các ngành công nghiệp chế biến trong nước.

CHƯƠNG 5

ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ MUỐI Ở HUYỆN ĐÔNG HẢI, TỈNH BẠC LIÊU

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả tài chính sản xuất và tiêu thụ muối ở huyện đông hải bạc liêu (Trang 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)