GGAGGCCCGGTGCCGACAAAGAATTGCATGTCGCGCGGACTGATGG GAGCTTGCTCCCTGATGTTAGCGGCGGACGGGTGAGTAACACGTGGGTAA CCTGCCTGTAAGACTGGGATAACTCCGGGAAACCGGGGCTAATACCGGAT GGTTGTTTGAACCGCATGGTTCAAACATAAAAGGTGGCTTCGGCTACCACT TACAGATGGACCCGCGGCGCATTAGCTAGTTGGTGAGGTAACGGCTCACC AAGGCAACGATGCGTAGCCGACCTGAGAGGGTGATCGGCCACACTGGGAC TGAGACACGGCCCAGACTCCTACGGGAGGCAGCAGTAGGGAATCTTCCGC AATGGACGAAAGTCTGACGGAGCAACGCCGCGTGAGTGATGAAGGTTTTC GGATCGTAAAGCTCTGTTGTTAGGGAAGAACAAGTACCGTTCGAATAGGG CGGTACCTTGACGGTACCTAACCAGAAAGCCACGGCTAACTACGTGCCAG CAGCCGCGGTAATACGTAGGTGGCAAGCGTTGTCCGGAATTATTGGGCGT AAAGGGCTCGCAGGCGGTTTCTTAAGTCTGATGTGAAAGCCCCCGGCTCAA CCGGGGAGGGTCATTGGAAACTGGGGAACTTGAGTGCAGAAGAGGAGAGT GGAATTCCACGTGTAGCGGTGAAATGCGTAGAGATGTGGAGGAACACCAG TGGCGAAGGCGACTCTCTGGTCTGTAACTGACGCTGAGGAGCGAAAGCGT GGGGAGCGAACAGGATTAGATACCCTGGTAGTCCACGCCGTAAACGATGA GTGCTAAGTGTTAGGGGGGTTTCCGCCCCTTAGTGCTGCAGCTAACGCATT AAGCACTCCGCCTGGGGAGTACGGTCGCAAGACTGAAACTCAAAGGAATT GACGGGGGCCCGCACAAGCGGTGGAGCATGTGGTTTAATTCGAAGCAACG CGAAGAACCTTACCAGGTCTTGACATCCTCTGACAATCCTAGAGATAGGAC GTCCCCTTCGGGGGCAGAGTGACAGGTGGTGCATGGTTGTCGTCAGCTCGT GTCGTGAGATGTTGGGTTAAGTCCCGCAACGAGCGCAACCCTTGATCTTAG TTGCCAGCATTCAGTTGGGCACTCTAAGGTGACTGCCGGTGACAAACCGGA AGAAAGGTGGGGATGACGTCAAATCATCATGCCCCTTAT
Hình 23: Kết quả giải trình tự gen 16S rDNA của dòng L5
Đoạn DNA của dòng L5 dài 1168 bp có tỉ lệ đồng hình 99% với trình tự DNA của KC182058.1 Bacillus subtilis dòng M1.
Nhìn chung, kết quả giải trình tự cho thấy rằng cả 3 dòng vi khuẩn R2, T2 và L5 được tuyển chọn đều có trình tự DNA tương đồng với chủng Bacillus subtilis với tỉ lệ đồng hình lần lượt là 99%. Trong đó, tỉ lệ đồng hình của dòng T2 với chủng
Bacillus subtilis chỉ có 95%, điều này chứng tỏ dòng T2 có thể là một chủng mới có
quan hệ gần gũi với chủng Bacillus subtilis. Cả 3 dòng này đều có khả năng tổng hợp đạm, IAA và tạo vòng kháng khuẩn.
Khi so sánh kết quả nghiên cứu về một số đặc tính tiềm năng của chủng
Bacillus subtilis, Satapute và Kaliwal (2012) đã phân lập được dòng vi khuẩn Bacillus
subtilis AS-4 từ đất nông nghiệp và dòng vi khuẩn này sống tự do có khả năng cố định
đạm trong đất và thân thiện với môi trường. Bên cạnh đó, Maheswar và Sathiyavani (2012) đã phân lập dòng vi khuẩn Bacillus SPS từ rễ cây lạc (Arachishypogaea L) và dòng vi khuẩn này có khả năng hòa tan lân. Các vi sinh vật hòa tan lân được phân lập từ đất vùng rễ cây lạc được xác định là vi khuẩn Bacillus subtilis và Bacillus cereus.
Về khả năng đối kháng, trong báo cáo của Wang et al (2009) dòng Bacillus
subtilis EB-28 một vi khuẩn nội sinh được phân lập từ Speranskia tuberculata có tác
dụng kháng nấm Botrytis cinerea Pers, gây sự thối rữa một cách mạnh mẽ, đạt hiệu quả đến 71,1% trong điều kiện in vitro và 52,4% trong thí nghiệm ngoài đồng. Bacillus subtilis được phân lập từ cây nho, có tác dụng ức chế bệnh Pierce (Kirkpatrick và Wilhelm, 2007). Hoạt động kháng khuẩn của hai chủng Bacillus được phân lập từ
định là Bacillus subtilis P32 và P72 (Mongkol Thirabunyanon và Ananthaya Sansawat, 2009). Bên cạnh đó, theo kết quả nghiên cứu của Hadi Zokaeifar et al (2012), 2 chủng
B. subtilis L10 và G1 đều cho kết quả chống lại Virio haveyi và Virio
parahaemoliticus (hai loài vi khuẩn gây bệnh trên tôm). Một nghiên cứu khác của Rengpipat et al., (2000) trên đối tượng tôm sú cũng cho rằng sử dụng Bacillus sp. (S11) giúp vật nuôi ít nhiễm bệnh do vi khuẩn Bacillus đã tiết ra các chất làm tăng đáp ứng cả miễn dịch tế bào lẫn miễn dịch dịch thể. Balcázar (2003) chứng minh Bacillus làm tăng tỉ lệ sống và tăng trưởng của tôm thẻ do khống chế V. harveyi và virus đốm trắng. Một nghiên cứu khác của Hadi et al. (2009) trộn B. subtilis vào thức ăn tôm thẻ chân trắng làm tôm tăng trưởng nhanh và tỉ lệ sống cao hơn so với đối chứng, mặt khác mật độ B. subtilis cũng tăng nhanh trong hệ tiêu hóa của tôm và mật độ Vibrio giảm. Ngoài ra, Bacillus subtilis B20.1 cũng có khả năng ức chế vi khuẩn Ewardseilla ictaluri gây bệnh gan thận mủ trên cá tra một cách hiệu quả (Hồ Thị Trường Thy et al., 2011).
Từ các kết quả nghiên cứu cho thấy rằng các chủng Bacillus subtilis có phổ hoạt động rất rộng, ngoài khả năng được biết đến như một loại probiotic - là vi sinh vật sống, khi được sử dụng với lượng thích hợp sẽ mang lại lợi ích cho sức khỏe của vật chủ (Araya et al., 2002), B. subtilis vừa có khả năng tổng hợp đạm, IAA, hòa tan lân và đặc biệt là khả năng kháng khuẩn đặc biệt là các vi khuẩn gây bệnh trên cá. Điều này chứng tỏ B. subtilis là một ứng cử viên sáng giá trong ngành công nghiệp dược, hứa hẹn sẽ trở thành một loại kháng sinh vi sinh vật tiềm năng, có thể thay thế một số loại thuốc kháng sinh tổng hợp trong việc chống lại các tác nhân gây bệnh, đặc biệt là các mầm bệnh trong nuôi trồng thủy sản.
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ