Trong nước

Một phần của tài liệu phân lập vi khuẩn nội sinh trong cây cúc mui (tridax procumbens l.) mọc hoang ở thành phố cần thơ (Trang 44)

Ở nước ta, việc nghiên cứu các VKNS có khả năng cố định đạm, hòa tan lân, tổng hợp kích thích tố IAA ở các cây nông nghiệp đã được tiến hành khá nhiều trong những năm gần đây. Tại Viện Nghiên cứu và phát triển Công nghệ sinh học - Đại học Cần Thơ, Nguyễn Hữu Hiệp et al. (2005) đã phân lập và nhận diện các dòng

Azospirillum bằng kỹ thuật PCR từ rễ và thân lúa hoang, lúa trồng và một số loại cỏ ở

ruộng lúa; Cao Ngọc Điệp (2005) cũng đã nghiên cứu ảnh hưởng của vi khuẩn nốt rễ (Sinorhizobium fredii) và vi khuẩn Pseudomonas spp. trên cây đậu nành đã làm gia tăng số trái và giảm số trái lép trên cây. Gần đây, Nguyễn Hữu Hiệp et al. (2008) phân lập được một số dòng vi khuẩn Gluconacetobacter diazotrophicus nội sinh ở rễ, thân và lá của các giống mía trồng tại huyện Cù Lao Dung và huyện Mỹ Tú, Tỉnh Sóc Trăng.

Đến nay, Việt nam đã có nhiều công trình nghiên cứu cây dược liệu nhưng phần lớn các nghiên cứu này chỉ tập trung khảo sát hoạt tính kháng khuẩn của cây dược liệu thông qua các nghiên cứu điều trị lâm sàng. Tuy nhiên, việc nghiên cứu tập đoàn vi sinh vật nội sinh hoặc sống ở vùng rễ cây dược liệu có khả kích thích cây phát tiển tốt thông qua khả năng cố định đạm, hòa tan lân, tổng hợp hormone tăng trưởng kích thích cây dược liệu phát triển, góp phần giảm các loại bệnh, giảm chi phí sản xuất và

với cây chưa được quan tâm nhiều. Vì vậy, việc nghiên cứu tập đoàn vi sinh vật hữu ích này để phát triển cây dược liệu có hoạt tính kháng khuẩn hiệu quả hơn, nhằm thay thế các loại kháng sinh tổng hợp giúp giảm tỷ lệ kháng thuốc ở một số mầm bệnh nguy hiểm sẽ mang nhiều ý nghĩa quan trọng trong giai đoạn hiện nay.

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu phân lập vi khuẩn nội sinh trong cây cúc mui (tridax procumbens l.) mọc hoang ở thành phố cần thơ (Trang 44)