Khả năng tạo ammonium của các dòng vi khuẩn nhóm 1 được phân lập ở rễ và

Một phần của tài liệu phân lập vi khuẩn nội sinh trong cây cúc mui (tridax procumbens l.) mọc hoang ở thành phố cần thơ (Trang 66)

Ở 1 giờ sau khi chủng, cả 10 dòng vi khuẩn (R1, R2, R5 - R8 và T1-T4) ở nhóm 1 được phân lập ở rễ và thân đều đã tổng hợp được lượng ammonium nhưng nhìn chung đều rất thấp. Thấp nhất là lượng ammonium trung bình do dòng R1 tạo ra gần như bằng 0 (0,002 µg/ml). Tuy nhiên, các dòng R6, R8, T3, T4 lại tổng hợp lượng ammonium trung bình khá cao tương đương nhau (khác biệt không có ý nghĩa thống kê với nhau) nhưng lại khác biệt có ý nghĩa so với các dòng còn lại chỉ sau 1 giờ chủng (hàm lượng ammonium trung bình dao động từ 0,052 µg/ml - 0,06 µg/ml). Hàm lượng đạm trung bình cao nhất (0,06 µg/ml) do dòng T4 tổng hợp được.

Đến ngày thứ 2 sau khi chủng, hàm lượng ammonium trung bình do tất cả các dòng vi khuẩn nhóm 1 tạo ra đều tăng lên. Tuy nhiên, do đặc tính của mỗi dòng vi khuẩn khác nhau nên khả năng tổng hợp đạm ở mỗi dòng vi khuẩn cũng rất khác nhau.

một số dòng vi khuẩn tăng chậm ở ngày thứ 2 sau khi chủng. Dòng R6 và T3 vẫn tổng hợp hàm lượng đạm cao nhất và tương đương nhau (hàm lượng đạm trung bình ở 2 dòng đều là 0,129 µg/ml ), khác biệt có ý nghĩa thống kê so với các dòng khác ở ngày thứ 2 sau khi chủng. Ngoài ra, dòng R1 tuy tổng hợp lượng đạm trung bình thấp nhất (0,002 µg/ml) sau 1 giờ chủng, nhưng đến ngày thứ 2 sau khi chủng, lượng đạm trung bình do dòng vi khuẩn này tạo ra lại khá cao và khác biệt không có ý nghĩa thống kê so với dòng R6 và T3, chứng tỏ rằng dòng R1 phát triển rất nhanh và tổng hợp lượng đạm rất mạnh chỉ sau 2 ngày chủng. Ngược lại, dòng T4 tuy tổng hợp lượng đạm trung bình cao nhất sau 1 giờ chủng (hàm lượng đạm trung bình là 0,06 µg/ml) nhưng đến ngày thứ 2 sau khi chủng, hàm lượng đạm trung bình (0,086 µg/ml) lại rất thấp hơn so với các dòng còn lại ở nhóm 1 ngoại trừ dòng R2 (0,084 µg/ml), tuy nhiên 2 dòng vi khuẩn này khác biệt không có ý nghĩa về mặt thống kê.

Hàm lượng đạm trung bình do các dòng vi khuẩn nhóm 1 tổng hợp được lại tiếp tục tăng cao ở ngày thứ 4 sau khi chủng, cao nhất vẫn là hàm lượng đạm do dòng R6 và T3 tổng hợp được (0,216 µg/ml và 0,221 µg/ml) khác biệt có ý nghĩa thống kê so với các dòng còn lại, 2 dòng này vẫn tạo ra lượng đạm trung bình tương đương nhau. Điều này chứng tỏ khả năng tổng hợp ammonium ở dòng R6 và T3 tương đương nhau và có triển vọng tạo ra hàm lượng đạm cao nhất so với các dòng vi khuẩn được phân lập ở rễ và thân. Thấp nhất là hàm lượng đạm trung bình do các dòng R1, R2, R5 và T4 tạo ra (hàm lượng đạm trung bình dao động từ (0,148 µg/ml – 0,153 µg/ml)

Đến ngày thứ 6 sau khi chủng, hàm lượng đạm trung bình đều giảm xuống đáng kể ở hầu hết các dòng vi khuẩn nhóm 1. Tuy nhiên, hàm lượng đạm trung bình do dòng T3 và R1 tổng hợp giảm đi rất ít nên hàm lượng đạm trung bình vẫn còn cao và khác biệt không có ý nghĩa, cao nhất là lượng đạm do dòng T3 tổng hợp được (0,144 µg/ml) ở mức khác biệt có ý nghĩa so với các dòng còn lại trong nhóm 1. Dòng R2 và T4 tổng hợp lượng đạm thấp nhất (0,031 µg/ml và 0,034 µg/ml).

Một cách tổng quát, 10 dòng vi khuẩn được phân lập ở rễ và thân đều có khả năng tổng hợp được lượng ammonium nhất định chỉ sau 1 giờ chủng nhưng rất thấp là do khi vừa chủng, các dòng vi khuẩn vẫn chưa đủ thời gian phát triển để tổng hợp ra ammonium nên hàm lượng ammonium tạo ra rất thấp (hàm lượng đạm trung bình dao động từ 0,002 µg/ml - 0,06 µg/ml) xấp xỉ bằng 0. Dòng T4 tuy tạo ra hàm lượng đạm trung bình sau 1 giờ chủng cao nhất nhưng đến ngày 2, ngày 4, ngày 6 sau khi chủng

hàm lượng đạm trung bình lại thấp nhất so với các dòng còn lại ở nhóm 1, có thể là do dòng T4 thích ứng nhanh với môi trường nên tổng hợp lượng đạm cao ở ngày đối chứng nhưng khả năng tổng hợp ammonium lại thấp hơn các dòng khác nên mặc dù hàm lượng đạm trung bình do dòng T4 tạo ra ở ngày 2, ngày 4 sau khi chủng có tăng lên nhưng tăng rất ít. Đáng kể nhất là khả năng tổng hợp ammonium ở dòng R6 và T3, hàm lượng đạm trung bình từ ngày đầu đến ngày thứ 6 sau khi chủng đều cao nhất và tương đương nhau, khác biệt rất có ý nghĩa so với các dòng khác, chứng tỏ dòng R6 và T3 là 2 dòng triển vọng nhất trong tất cả các dòng vi khuẩn được phân lập từ rễ và thân (Bảng 10).

Bảng 10. Lượng ammonium do các dòng vi khuẩn nhóm 1 (R1, R2, R5 - R8 và T1-T4) tổng hợp được theo thời gian (µg/ml)

Dòng vi khuẩn

Đạm ngày 0 Đạm ngày 2 Đạm ngày 4 Đạm ngày 6

R1 0,002e 0,118ab 0,15e 0,125ab R2 0,024bc 0,084e 0,148e 0,031e R5 0,008de 0,094de 0,155e 0,043de R6 0,052a 0,129a 0,216a 0,119b R7 0,03bc 0,089e 0,168d 0,061d R8 0,056a 0,105cd 0,195b 0,061d T1 0,034b 0,089e 0,201b 0,095c T2 0,019cd 0,108bc 0,183c 0,113bc T3 0,052a 0,129a 0,221a 0,144a T4 0,06a 0,086e 0,153e 0,034e CV (%) 21,61 7,22 4,14 13,54

(*Ghi chú: những giá trị trong cùng một ngày có mẫu tự theo sau giống nhau biểu thị sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê ở mức 5%).

Một phần của tài liệu phân lập vi khuẩn nội sinh trong cây cúc mui (tridax procumbens l.) mọc hoang ở thành phố cần thơ (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)