lập từ lá của cây cúc mui (L1 - L7)
Kết quả cho thấy 7 dòng vi khuẩn ở nhóm 2 được phân lập từ lá cây cúc mui đều có khả năng tổng hợp được lượng ammonium. Cũng tương tự như nhóm 1 (R1, R2, R5 - R8 và T1-T4), các dòng vi khuẩn ở nhóm 2 (L1 - L7) đều tạo được hàm lượng NH4+
nhất định sau 1 giờ chủng và lượng NH4+ này tăng cao nhất vào ngày thứ tư rồi giảm dần vào ngày thứ 6 sau khi chủng.
Hàm lượng ammonium trung bình do các dòng vi khuẩn ở nhóm 2 tạo ra sau 1 giờ chủng rất thấp, nhưng nhìn chung cao hơn so với nhóm 1. Dòng L6 tạo ra hàm lượng đạm trung bình cao nhất (0,077 µg/ml) ở mức khác biệt có ý nghĩa thống kê so với các dòng khác trong nhóm 2, thấp nhất là hàm lượng đạm trung bình do dòng L5 tạo ra (0,009 µg/ml) nhưng vẫn cao hơn hàm lượng đạm trung bình do dòng R2 tạo ra (0,002 µg/ml) ở nhóm 1.
Hình 13: Lượng NH4+ (µg/ml) do các dòng vi khuẩn nhóm 2 (L1- L7) tạo ra
(*Ghi chú: những giá trị trong cùng một ngày có mẫu tự theo sau giống nhau biểu thị sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê ở mức 5%).
Đến ngày thứ 2 sau khi chủng, lượng ammonium trung bình do tất cả các dòng vi khuẩn ở lá tổng hợp được đều tăng lên đáng kể, nhưng lượng đạm ở ngày 2 vẫn thấp hơn so với ngày 4 sau khi chủng. Dòng L6 vẫn tổng hợp được lượng đạm cao nhất (0,134 µg/l) so với các dòng còn lại. Tuy nhiên, ở ngày thứ 2 sau khi chủng, lượng ammonium trung bình ở cả 7 dòng trong nhóm 2 đều khác biệt không có ý nghĩa về mặt thống kê (hàm lượng đạm trung bình dao động từ 0,113 µg/l - 0,134 µg/l).
Đến ngày thứ 4 sau khi chủng, hàm lượng đạm trung bình vẫn tiếp tục tăng cao và đạt đỉnh điểm ở cả 7 dòng, các dòng L3 - L7 tổng hợp lượng ammonium trung bình rất cao (dao động từ 0,208 µg/l - 0,221 µg/l) khác biệt không có ý nghĩa về mặt thống kê. Tuy nhiên, cao nhất là hàm lượng đạm ở 3 dòng L4, L5, L6 (0,216 µg/l; 0,213
µg/l; 0,221 µg/l). Dòng L4 và L7 khác biệt không có ý nghĩa so với dòng L2, dòng L2 lại khác biệt không ý nghĩa so với dòng L1. Dòng L1 tổng hợp lượng đạm trung bình thấp nhất (0,185 µg/l) so với các dòng khác ở nhóm 2 nhưng lại cao hơn hàm lượng đạm trung bình do một số dòng ở nhóm 1 tạo ra.
Đến ngày thứ 6 sau khi chủng, lượng đạm ở tất cả các dòng đều giảm, lượng đạm trung bình do dòng L4 tạo ra vẫn còn cao (0,159 µg/l) khác biệt có ý nghĩa so với các dòng khác ở nhóm 2. Giảm đáng kể là hàm lượng đạm ở các dòng L1, L2, L3 và L7 (hàm lượng đạm trung bình dao động từ 0,185 µg/l – 0,208 µg/l ở ngày thứ 4 sau khi chủng đến ngày thứ 6 sau khi chủng giảm xuống còn 0,08 µg/l – 0,092 µg/l).
Một cách tổng quát hàm lượng ammonium tăng dần từ ngày đầu đến ngày 4 và giảm xuống ở ngày 6 sau khi chủng, lượng ammonium cao nhất ở ngày thứ 4 sau chủng. Một số dòng vi khuẩn có triển vọng tổng hợp được hàm lượng đạm cao nhất so với các dòng vi khuẩn ở nhóm 2 được phân lập từ lá cây cúc mui là dòng L4, L5, L6.
4.2.3 Khả năng tạo ammonium của các dòng vi khuẩn triển vọng ở cả nhóm 1 và nhóm 2 được phân lập ở rễ, thân và lá của cây cúc mui
Khi so sánh khả năng tổng hợp ammonium ở các dòng vi khuẩn triển vọng ở cả rễ, thân và lá cây cúc mui, kết quả là ở ngày đầu tuy hàm lượng đạm trung bình do 5 dòng triển vọng tạo ra có sự khác biệt ý nghĩa về mặt thống kê, hàm lượng đạm trung bình cao nhất do dòng L6 tổng hợp được (0,077 µg/ml), thấp nhất là hàm lượng đạm do dòng L4 và L5 tổng hợp được (0,021 µg/ml và 0,009 µg/ml).
Nhưng đến ngày thứ 2 và ngày thứ 4 sau khi chủng, hàm lượng đạm trung bình ở các dòng tăng lên đáng kể nhưng hầu hết sự khác biệt không ý nghĩa thống kê giữa tất cả các dòng. Điều này cho thấy khả năng tổng hợp đạm khác biệt rất lớn giữa các dòng, dòng L4 và L5 tổng hợp đạm tăng nhanh sau 2 và 4 ngày chủng, dòng L6 tăng chậm nhất. Tuy nhiên cao nhất vẫn là lượng đạm do dòng L6 tổng hợp được (hàm lượng đạm trung bình là 0,134 µg/ml ở ngày thứ 2 sau khi chủng và 0,221 µg/ml ở ngày thứ 4 sau khi chủng).
Đến ngày thứ 6 sau khi chủng, hàm lượng đạm trung bình vẫn giảm xuống nhưng không đáng kể ở cả 3 dòng T3, L4, L5 (hàm lượng đạm trung bình dao động từ 0,131 µg/ml - 0,159 µg/ml). Hàm lượng đạm trung bình giảm đáng kể nhất là dòng R6 và L6 (hàm lượng đạm tương ứng 0,216 µg/ml và 0,221 µg/ml ở ngày 4 sau khi chủng
Hình 14: Lượng NH4+ (µg/ml) do các dòng vi khuẩn triển vọng tạo ra
(*Ghi chú: những giá trị trong cùng một ngày có mẫu tự theo sau giống nhau biểu thị sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê ở mức 5%).
Tổng quát, cả 17 dòng vi khuẩn đều có khả năng tổng hợp NH4+, trong đó các dòng R6, T3, L4, L5, L6 là triển vọng nhất. Các dòng vi khuẩn triển vọng này đã tạo lượng NH4+ cao nhất so với 17 dòng vi khuẩn đã được phân lập từ rễ, thân và lá của cây cúc mui. Những dòng triển vọng này có xu hướng bắt đầu tổng hợp NH4+ ở ngày 2 tăng mạnh ở ngày 4 và giảm dầm ở ngày 6. Tuy hàm lượng đạm trung bình do các dòng R6, T3, L4, L5 và L6 tổng hợp được có khác biệt ở ngày đầu sau khi chủng nhưng đến ngày 2 và ngày 4 sau khi chủng, cả 5 dòng vi khuẩn triển vọng đều tổng hợp lượng đạm rất cao và tương đương nhau (khác biệt không có ý nghĩa về mặt thống kê). Điều này cho thấy khả năng tổng hợp đạm tuy chênh lệch giữa các dòng vi khuẩn triển vọng nhưng lượng đạm cao nhất mà chúng tổng hợp tương đương nhau chứng tỏ cả 5 dòng này đều có triển vọng như nhau (dao động từ 0,213 µl/ml - 0,221 µl/ml). Tuy nhiên, lượng ammonium do các dòng vi khuẩn phân lập được từ cây cúc mui có khả năng tổng hợp ammonium rất thấp. Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Phương Tâm (2011), các dòng vi khuẩn nội sinh MA 48, MA 41, MA 40 và MA 49 được phân lập từ cây mía có khả năng tổng hợp đạm rất cao (dao động từ 8,93 µl/ml - 9,92 µl/ml) ở ngày thứ 4 sau khi chủng. Hai dòng vi khuẩn E 3704 và E 1631 nội sinh trong lá hẹ và rễ ngò gai, phân lập được trên môi trường NFb bởi Trần Mỹ Xuyên (2010), tổng hợp được lượng ammonium cao nhất ở ngày thứ 4 sau chủng lần lượt là 3,52 µl/ml và 3,55 µl/ml.