Trên thế giới

Một phần của tài liệu phân lập vi khuẩn nội sinh trong cây cúc mui (tridax procumbens l.) mọc hoang ở thành phố cần thơ (Trang 42)

Hiện nay người ta đã tìm được nhiều giống VKNS như: Azoarcus, Enterobacter, Agrobacterium, Pseudomonas, Clavibacter, Bacillus, Brudyrhizobium, Azospirillum, Cellulomonas, Pantoea, Klebsiella, Gluconacetobacter, Burkholderia,

Corynebacterium, Rhizobium, Herbaspirillum… ở các cây lương thực, cây hoa màu,

cây họ đậu và cây cỏ… Berg et al. (1980) nghiên cứu đặc tính sinh học của

Ở Thụy Điển, các nhà nghiên cứu đã tìm thấy ở vùng rễ của các loài ngũ cốc và cỏ chăn nuôi các vi khuẩn EnterobacterBacillus (Lindberg và Granhall, 1984).

Ở Nhật, các nhà nghiên cứu đã xác định được các VKNS Herbaspirillum có khả năng cố định đạm ở các loài lúa hoang (Elbelatagy et al., 2001). Người ta cũng đã tiến hành thí nghiệm chủng vi khuẩn Herbaspirillum seropedicae và giống Burkholderia

vào cây lúa, kết quả các vi khuẩn có thể cố định đạm khoảng 19% tổng số đạm cần thiết cho cây (Verma et al., 2001).

Ở Mỹ, mất hơn 6 năm nghiên cứu ở 4 loại cây trồng (bắp, lúa miến, đậu tương và lúa mì) và 27 loại cỏ tự nhiên khác nhau người ta đã xác định được 15 giống VKNS:

Agrobacterium, Bacillus, Bradyrhizobium, Erwinia, Cellulomonas, Clavibacter, Corynebacterium, Enterobacterium, Escherichia, Klebsiella, Microbacterium, Micrococcus, Pseudomonas, RothiaXanthomonas (Zinniel et al., 2002). Trong đó số vi khuẩn Gram dương xấp xỉ bằng số vi khuẩn Gram âm.

Ở Ấn Độ, khi nghiên cứu ở 4 loài lúa trồng khác nhau người ta đã xác định được VKNS Gluconacetobacter diazotrophicus có khả năng cố định đạm nhờ vào gen nif

(Muthukumarasamy et al., 2002).

Trong những năm gần đây, do sự đa dạng rất lớn và tiềm năng chưa được khai thác của VKNS, chúng xuất hiện như một nguồn thay thế các sản phẩm có hoạt tính sinh học tự nhiên với các ứng dụng tiềm năng trong ngành công nghiệp dược phẩm. Do đó, VKNS đã gây sự chú ý trong ngành công nghiệp dược phẩm. Hiện nay trên thế giới đang tập trung nghiên cứu ra các chủng VKNS từ cây thảo dược có khả năng kháng sinh nhằm phục vụ cho ngành dược.

Hoạt tính kháng khuẩn của chiết xuất từ rễ, thân, lá cây cúc mui (Tridax

procumbens) đã được nghiên cứu chống lại vi khuẩn Escherichia coli, Klebsiella

pneumoniaeProteus vulgaris (Gram âm), Bacillus subtilisStaphylococcus

aureus (Gram dương) theo nghiên cứu của Aniel Kumar O. và L. Mutyala Naidu

(2011). Chu-long Zhang et al. (2009) đã phân lập được chủng VKNS từ cây thảo dược dâm dương hoắc (Epimedium brevicornu Maxim) có khả năng ức chế mạnh các loài

Alternaria alternata, Sclerotinia sclerotiorum, Verticillium dahliae, Botrytis cinerea

Botrytis fabae, và sau khi phân tích trình tự gen 16S và thử nghiệm các đặc tính vật

lý và hóa học đã xác định được chủng Phyllobacterium. Sudipta Roy và Debdulal Banerjee (2010) đã phân lập được các chủng VKNS từ cây dược liệu dừa cạn (Vinca

rosea) có khả năng tạo kháng sinh và sau khi thử nghiệm hoạt tính kháng khuẩn với các vi khuẩn gây bệnh như Bacillus cereus, Klebsiella pneumoniae, Vibrio cholerae,

Escherichiae coliCandida albicans, kết quả cho thấy chủng Vrb 46 (được cho là

tương tự như chủng Bacillus coagulans) có khả năng đối kháng với tất cả các loài vi khuẩn gây bệnh trên.

Bacillus polymyxa nội sinh trên cây Arabidopsis thaliana có khả năng tổng hợp

kháng sinh polymyxin kháng lại cả nấm và vi khuẩn(Salme Ticmusk et al., 2005). Theo nghiên cứu của Artidtaya et al. (2012) trên cây Phyllodium pulchellum, vi khuẩn Bacillus amyloliquefaciens sống nội sinh có khả năng diệt E.coli, Pseudomonas aeruginosa.

Theo nghiên cứu của Sheng Qin et al. (2009) đã phân lập được một số dòng VKNS như: Streptomyces Specialis trong rễ cây Sedum sp, Pseudomonas alni trong lá cây Hoa môi (Callicarpa longifolia) cũng có khả năng kháng khuẩn.

Một phần của tài liệu phân lập vi khuẩn nội sinh trong cây cúc mui (tridax procumbens l.) mọc hoang ở thành phố cần thơ (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)