Các nguyên tắc xác định và chỉ tiêu đánh giá hiệu quả XDCB

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố việt trì tỉnh phú thọ (Trang 34)

5. Bố cục của luận văn

1.2.2. Các nguyên tắc xác định và chỉ tiêu đánh giá hiệu quả XDCB

1.2.2.1. Các nguyên tắc xác định hiệu quả XDCB

* Nguyên tắc về mối quan hệ giữa mục tiêu và tiêu chuẩn hiệu quả:

Theo nguyên tắc này, tiêu chuẩn hiệu quả đƣợc định ra trên cơ sở mục tiêu. Mục tiêu khác nhau, thì tiêu chuẩn hiệu quả khác nhau. Nếu xây dựng một nhà máy thì phải tính đến công suất sử dụng nguyên nhiên liệu, số lao động đƣợc việc làm, thu nhập, lợi nhuận là bao nhiêu? Còn nếu làm một con đƣờng thì ai ngƣời đƣợc thụ hƣởng, nó góp phần phát triển KT - XH, bình đẳng thế nào? thu phí bao nhiêu và khi nào thì hoàn vốn. Rõ ràng mục tiêu xây dựng của một nhà máy sẽ khác nhiều so với việc xây dựng một con đƣờng, một trƣờng học hoặc một công trình thủy lợi..v.v. Nếu thay đổi mục tiêu thì tiêu chuẩn hiệu quả cũng phải thay đổi. Tiêu chuẩn hiệu quả phải đƣợc xem nhƣ là thƣớc đo cơ bản để thực hiện các mục tiêu.

Phân tích hiệu quả của một dự án đầu tƣ XDCB nào đó luôn luôn dựa trên phân tích mục tiêu. Phƣơng án có hiệu quả cao nhất khi nó có đóng góp nhiều nhất và việc thực hiện các mục tiêu đặt ra với chi phí thấp nhất.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/ * Nguyên tắc về sự thống nhất lợi ích:

Một phƣơng án đƣợc xem là có hiệu quả khi nó kết hợp hài hoà các loại lợi ích. Những lợi ích đó bao gồm lợi ích của chủ doanh nghiệp (đầu tƣ) và lợi ích của xã hội, lợi ích trƣớc mắt và lợi ích lâu dài, lợi ích vật chất và lợi ích tinh thần, lợi ích kinh tế và lợi ích xã hội, lợi ích kinh tế và lợi ích môi trƣờng...

Về lợi ích của doanh nghiệp và lợi ích của xã hội đƣợc xem xét trong phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh và hiệu quả kinh tế xã hội. Theo nguyên tắc "lợi ích", hiệu quả sản xuất kinh doanh không thể thay thế cho hiệu quả KT - XH và ngƣợc lại trong việc quyết định cho ra đời một phƣơng án kinh doanh của doanh nghiệp hoặc một nhà đầu tƣ.

Về lợi ích trƣớc mắt và lợi ích lâu dài cũng không thể hy sinh lợi ích lâu dài để lấy lợi ích trƣớc mắt. Nhƣng cũng không thể vì lợi ích trƣớc mắt mà hy sinh lợi ích lâu dài. Do vậy, phải kết hợp đúng đắn giữa lợi ích trƣớc mắt và lợi ích lâu dài. Trong quan hệ giữa lợi ích trƣớc mắt và lợi ích lâu dài, lợi ích lâu dài là cơ bản nhất.

Nên kết hợp lợi ích kinh tế và lợi ích xã hội, cũng nhƣ lợi ích vật chất và lợi ích tinh thần. Đừng vì lợi ích này mà bỏ lợi ích khác. Việc phân tích hiệu quả kinh tế các phƣơng án cần đặt trong mối quan hệ với phân tích các lợi ích khác mà phƣơng án mang lại. Bất kỳ một đầu tƣ nào mà hy sinh lợi ích đều giảm hiệu quả chung của phƣơng án đó. Trong đại bộ phận các trƣờng hợp, lợi ích xã hội đóng vai trò quyết định, lợi ích kinh tế là hết sức quan trọng, cần thiết.

* Đảm bảo tính chính xác, tính khoa học và lượng hoá tối đa các chỉ tiêu:

Để đánh giá hiệu quả các phƣơng án đầu tƣ XDCB cần phải dựa trên một hệ thống các chỉ tiêu có thể lƣợng hoá đƣợc và không lƣợng hoá đƣợc, tức là phải kết hợp phân tích định lƣợng hiệu quả với phân tích định tính. Không thể thay thế phân tích định lƣợng bằng phân tích định tính. Tuy nhiên, định lƣợng chƣa đủ bảo đảm tính chính xác, chƣa cho phép phản ánh đƣợc mọi lợi ích cũng nhƣ mọi chi phí mà chủ thể quan tâm, nhƣng không vì vậy mà bỏ qua, hoặc nhấn mạnh chung chung định tính.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Nhƣng nếu phân tích chính xác, có định lƣợng, thì từ những căn cứ tính toán đó, hiệu quả phải đƣợc xác định chính xác, tránh chủ quan tuỳ tiện, duy ý chí, chung chung.

* Nguyên tắc về tính đơn giản và tính thực tế:

Theo nguyên tắc này, những phƣơng pháp tính toán hiệu quả và hiệu quả kinh tế phải đƣợc dựa trên cơ sở các số liệu thông tin thực tế, đơn giản và dễ hiểu. Tránh tình trạng sử dụng những phƣơng pháp quá phức tạp khi chƣa có đầy đủ các thông tin cần thiết hoặc những thông tin không đảm bảo độ chính xác làm giảm tính thuyết phục hoặc không hiệu quả trong đầu tƣ XDCB.

1.2.2.2. Một số mô hình đánh giá hiệu quả sử dụng VĐT * Mô hình Harrod - Domar:

Mô hình tăng trƣởng kinh tế đơn giản nhất và rất nổi tiếng đƣợc sử dụng khá phổ biến trên thế giới để phân tích sự phát triển kinh tế. Mô hình này đƣợc hai nhà kinh tế học: ông Roy Harrod ngƣời Anh và ông Evsey Domar ở ngƣời Mỹ nêu ra từ những năm 1940 của thế kỷ XX - đã chỉ ra mối quan hệ số gia tăng tƣ bản - đầu ra (ICOR) và tỷ lệ đầu tƣ nhƣ sau:

G = s/k Trong đó:

g: Tốc độ tăng trƣởng của nền kinh tế (GDP)

s: Tỷ lệ đầu tƣ của nền kinh tế (GDP, GNI) (Hai ông này ngầm đã giả định toàn bộ số tiền tiết kiệm chỉ dành cho đầu tƣ).

k: Hệ số gia tăng tƣ bản - đầu ra (ICOR) (Icremetal Capital Output Ratio). Hệ số ICOR chỉ ra rằng: Để làm ra 1 đồng sản lƣợng đầu ra thì cần bao nhiêu đồng đầu vào.

Nhƣ vậy, theo quan niệm của mô hình Harrod - Domar ở phƣơng trình trên thi: tốc độ tăng trƣởng của nền kinh tế tỷ lệ thuận với tỷ lệ tích luỹ của nền kinh tế và tỷ lệ nghịch với hệ số ICOR. Điều đó có nghĩa là để duy trì đƣợc tốc độ tăng trƣởng cao và lâu dài của nền kinh tế cần phải giữ vững và gia tăng tỷ lệ đầu tƣ và khống chế ở mức chấp nhận đƣợc đối với hệ số gia tăng vốn. Ví dụ, đối với nƣớc ta, để giữ đƣợc tốc độ tăng trƣởng trong năm năm tới (2006 - 2010) của nền kinh tế là 8% với hệ số ICOR là 4 thì tỷ lệ đầu tƣ phải đạt ở mức 32% trong GDP (hoặc GNI).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Hệ số ICOR thƣờng gắn chặt với hiệu quả đầu tƣ, nếu hiệu quả đầu tƣ thấp, hay nói cách khác là sử dụng các nguồn vốn đã đƣợc huy động không có hiệu quả, sẽ làm cho ICOR tăng theo chiều hƣớng tiêu cực và làm cho tốc độ tăng trƣởng kinh tế không cao, không bền vững dẫn đến gánh nặng nợ nần không những cho ngày hôm nay mà cho cả thế hệ tƣơng lai. Tuy nhiên, nhƣ trên đã nói trong công thức này, Hai ông đã giả định rằng nền kinh tế chỉ phụ thuộc vào một yếu tố cố định là đầu tƣ, trên thực tế tốc độ tăng trƣởng nền kinh tế, đặc biệt là chất lƣợng tăng trƣởng còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Tuy vậy, công thức này cũng phần nào phản ánh đƣợc hiệu quả của VĐT bằng định lƣợng.

Mô hình Harrod - Domar đƣợc ứng dụng trong việc lập kế hoạch phát triển không chỉ cho nền kinh tế mà có thể cho tất cả các ngành, các lĩnh vực (tính theo hệ số ICOR). Với hệ số ICOR ƣớc lƣợng đƣợc và với mục tiêu tăng trƣởng cho trƣớc thì từ mô hình sẽ tính đƣợc tỷ lệ tiết kiệm cần thiết cho tăng trƣởng. Tuy nhiên mô hình đơn giản này bỏ qua yếu tố lao động và tiến bộ công nghệ nên không phản ánh đầy đủ và chính xác của sự phát triển. Đòi hỏi phải xét đến các mô hình tăng trƣởng kinh tế với hàm sản xuất nhiều biến hơn.

* Hàm sản xuất Cobb - Douglas:

Trong hoạt động sản xuất có ba yếu tố quan trọng đảm bảo cho nó phát triển: lao động sống (L); công cụ máy móc và nguyên nhiên vật liệu (vốn, K); trình độ khoa học kỹ thuật, khả năng tổ chức quản lý của doanh nghiệp nói riêng và toàn xã hội nói chung (các yếu tố tổng hợp, A).

Sản xuất phát triển nhanh hay chậm tùy thuộc vào việc sử dụng các yếu tố lao động, vốn nhƣ thế nào, đồng thời cũng phụ thuộc vào các yếu tố tổng hợp. Trên bình diện kinh tế các yếu tố này phản ánh hiệu quả sản xuất chung. Để đánh giá tác động của các yếu tố này tới kết quả sản xuất ngƣời ta thƣờng sử dụng mô hình Cobb-Douglass, mô hình này có một số ƣu điểm sau:

- Trong số các mô hình mô tả quá trình sản xuất, mô hình này thuộc loại đơn giản nhất;

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Tuy mô hình đơn giản, song vẫn cho phép nhận xét sát thực với tình hình sản xuất thực tế;

- Các thông số của mô hình dễ ƣớc lƣợng.

Hàm Cobb-Douglass có dạng: ) 1 ( t t t t ALK Q α α (1)

Trong đó: 0< < 1. Với giả thiết 0 < hàm Cobb-Douglass coi giá trị sản xuất tỷ lệ thuận với lao động và vốn.

Với giả thiết hàm Cobb-Douglass là hàm liên tục theo thời gian và dƣới góc độ toán học có thể biểu diễn tốc độ phát triển theo thời gian của Qtnhƣ sau:

dt dF A ) K , L ( F dt dA dt dQ t t t dt dK K F A dt dL L F A ) K , L ( F dt dA t t t t (2)

Chia hai vế phƣơng trình (2) cho Q và sau khi biến đổi có: K 1 Q K dt dK K Q L 1 Q L dt dL L Q A 1 dt dA Q 1 dt dQ K 1 dt dK Q K K Q L 1 dt dL Q L L Q A 1 dt dA (3)

Vế trái của công thức (3) chính là tốc độ tăng của giá trị sản xuất (Qt). Vế phải của công thức này gồm có ba thành phần: thành phần thứ nhất là tốc độ tăng năng suất các nhân tố tổng hợp; thành phần thứ hai là tốc độ tăng năng suất cận biên của lao động (

Q L L

Q ); thành phần thứ ba là tốc độ tăng năng suất biên duyên của vốn ( Q K K Q ). Viết gọn lại có: ) K ( Gr ) Q K ( MPK ) L ( Gr ) Q L ( MPL ) A ( Gr ) Q ( Gr (4) Trong đó

Gr(Q) tốc độ tăng của giá trị Sản xuất Gr(L) tốc độ tăng của lao động

Gr(K) tốc độ tăng của vốn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Trong thị trƣờng có cạnh tranh hoàn hảo tỷ lệ lợi nhuận của đồng vốn bỏ ra sẽ bằng năng suất cận biên của vốn (MPK), còn tỷ lệ lƣơng của công nhân sẽ bằng năng suất biên duyên của lao động (MPL). Trong trƣờng hợp này MPK(K/Q) sẽ là tỷ lệ đóng góp của vốn trong giá trị sản xuất và MPL(L/Q) là tỷ lệ đóng góp của lao động trong giá trị sản xuất. Nhƣ vậy trong trƣờng hợp này MPL và MPK là tỷ lệ đóng góp của lao động và vốn trong kết quả sản xuất thu đƣợc. Cụ thể hoá công thức (4) mô hình hàm sản xuất Cobb-Douglass có dạng:

) K ( Gr ) 1 ( ) L ( Gr ) A ( Gr ) Q ( Gr α α (5)

Công thức (5) cho thấy tỷ lệ đóng góp của tốc độ tăng lao động cho tốc độ tăng của giá trị sản xuất bằng , còn tỷ lệ đóng góp của tốc độ tăng vốn cho tốc độ tăng của giá trị sản xuất bằng (1- ).

Dựa vào công thức (5), có thể tính tốc độ tăng của năng suất các nhân tố tổng hợp (Gr(A) hay Gr(TFP)) theo công thức:

Gr(TFP) Gr(Q) {αGr(L) (1 α)Gr(K)} (6)

Trong đó Gr(Q) là tốc độ tăng của giá trị tăng thêm, Gr(L) là tốc độ tăng lao động, còn Gr(K) là tốc độ tăng vốn.

* Ứng dụng

+ Ứng dụng hàm Cobb-Douglass để nghiên cứu thực tiễn kinh tế chắc chắn có phần gƣợng ép, vì còn có nhiều hàm sản xuất khác tổng quát hơn, mô tả sát với thực tiễn hơn, ví dụ nhƣ hàm CES. Tuy nhiên, hàm Cobb-Douglass thuộc loại dễ ứng dụng và dễ ƣớc lƣợng, mặt khác cũng phản ánh đƣợc xu thế của sản xuất do vậy đƣợc nhiều nƣớc trên thế giới ứng dụng.

+ Hàm này có thể ứng dụng cho cấp toàn quốc, cấp ngành hoặc cho từng doanh nghiệp.

+ Các thông số của hàm ( , TFP) nếu đƣợc tính thƣờng xuyên sẽ phản ánh đƣợc xu hƣớng phát triển của doanh nghiệp, đồng thời cũng cho thấy xu hƣớng nâng cao chất lƣợng sử dụng máy móc, trình độ công nhân viên của đơn vị (thông qua TFP).

+ Nếu các doanh nghiệp đều tính các thông số của mô hình Cobb-Douglass riêng cho mình rồi đem so sánh các thông số đó với thông số của một xí nghiệp

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

chuẩn (xí nghiệp có giá trị Q, L, K bình quân) cùng lĩnh vực sản xuất kinh doanh sẽ thấy khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.

+ Để ứng dụng đƣợc mô hình tốt khâu hạch toán phải đƣợc tổ chức tốt.

* Mô hình tăng trưởng kinh tế của R.Solow

Robert Solow là Giáo sƣ của Khoa kinh tế, Học viện công nghệ Massachusetts, từng đƣợc giải thƣởng Noben kinh tế năm 1987 cho những đóng góp xuất sắc trong lý thuyết tăng trƣởng và những nghiên cứu thực nghiệm về quá trình tăng trƣởng. Nhƣ đã phân tích ở trên, mô hình tăng trƣởng kinh tế Harrod - Domar đã đƣa ra điều kiện để một nền kinh tế tăng trƣởng liên tục với tốc độ không đổi, với tốc độ tăng trƣởng kinh tế chỉ phụ thuộc vào một nhân tố duy nhất đó là vốn. Do vậy, ông đã đƣa ra một mô hình khác là:

Q = F (K, L, t)

Trong đó: Q là sản lƣợng đầu ra; L là lƣợng đầu vào (số lƣợng lao động cùng trên một đơn vị thời gian); K là lƣợng với vật chất đầu vào (số giờ máy trên một đơn vị thời gian); t là biểu thời gian [16].

Sự xuất hiện của biểu số t trong hàng sản xuất cho phép đánh giá sự thay đổi kỹ thuật. Ở đây vì những điều kiện và lý do khác nhau chúng tôi không có đủ khả năng để phân tích và đánh giá mô hình tăng trƣởng R.Solow, nhƣng mô hình này đã có những kết luận sau: tăng trƣởng nền kinh tế không chỉ phụ thuộc vào vốn, công nhân mà còn phụ thuộc vào nhiều nhân tố khác nữa, đặc biệt là các nhân tố tổng hợp (TFP), đó là sự gia tăng của vốn, lực lƣợng lao động và tiến bộ công nghệ tác động qua lại với nhau nhƣ thế nào và có ảnh hƣởng tới sản lƣợng đầu ra (tốc độ và quy mô của GDP). Đây là điểm mấu chốt hay có thể nhận định rằng, các yếu tố đầu vào là quan trọng, nhƣng quan trọng hơn cả là sử dụng chúng thế nào cho hiệu quả. Mô hình R.Solow đã đƣợc áp dụng và đánh giá tăng trƣởng kinh tế ở Hoa Kỳ vào những năm 40 của thế kỷ XX. Hiện nay mô hình này đã đƣợc đánh giá và lƣợng hóa để xem xét các nhân tố đóng góp vào tăng trƣởng của nền kinh tế nhƣ thế nào?

1.2.3. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư XDCB từ NSNN

Huy động, sử dụng vốn đầu tƣ nói chung và xây dựng cơ bản nói riêng nhằm góp phần thúc đẩy tăng trƣởng và phát triển nền kinh tế luôn là một vấn đề quan

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

trọng và cần đƣợc giải quyết chặt chẽ mới mang lại hiệu quả cao nhất. Bất cứ một ngành, một lĩnh vực nào để đi vào hoạt động đều phải thực hiện đầu tƣ cơ sở vật chất, tài sản cố định, vì vậy đầu tƣ xây dựng cơ bản luôn là vấn đề đặc biệt đƣợc quan tâm. Trong những năm qua, đầu tƣ xây dựng cơ bản đã góp phần không nhỏ đối với tăng trƣởng và phát triển nền kinh tế của nƣớc ta. Rất nhiều công trình về các lĩnh vực nhƣ: năng lƣợng, công nghiệp khai thác, chế biến, cơ sở hạ tầng, nông, lâm nghiệp đƣợc đầu tƣ xây dựng làm tiền đề cho việc chấn hƣng và phát triển kinh tế của đất nƣớc.

Cũng nhƣ nhiều địa phƣơng khác trong cả nƣớc, quá trình thực hiện đầu tƣ

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố việt trì tỉnh phú thọ (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)