Đánh giá chung quản lý VĐTXDCB từ NSNN cấp tỉnh của thành phố

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố việt trì tỉnh phú thọ (Trang 89)

5. Bố cục của luận văn

3.3.Đánh giá chung quản lý VĐTXDCB từ NSNN cấp tỉnh của thành phố

3.3.1. Những kết quả đạt được

Công tác quy hoạch xây dựng và quản lý việc sử dụng vốn sao cho hiệu quả tiếp tục đƣợc quan tâm chỉ đạo quyết liệt.

Tỷ lệ chi cho đầu tƣ XDCB của Việt Trì khá cao, so với trung bình cả nƣớc chiếm trên 25%. Hàng năm tỉnh đều chú trọng tăng tỷ lệ cho hoạt động này cả về số tuyệt đối lẫn số tƣơng đối... VĐT tăng hàng năm đã làm cho kinh tế của địa phƣơng tăng trƣởng. Giá trị VĐT cho XDCB từ NSNN năm 2010 là 320.200 triệu đồng chiếm 44.4% trong tổng vốn ngân sách. Giá trị VĐT này tăng lên là 510.325 triệu đồng và chiếm 51.8% tổng chi NSNN năm 2013.

Công tác huy động vốn tiếp tục đạt hiệu quả. Nhiều hình thức huy động VĐT đƣợc thực vận dụng để khai thác các nguồn lực từ nhà nƣớc cũng nhƣ của các nhà đầu tƣ nhƣ: NSNN, ODA, vốn vay, VĐT của doanh nghiệp, của dân cƣ... Từ năm 2010 - 2013, tổng vốn huy động cho đầu tƣ kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội trên địa bàn Thành phố đạt 7.194,335 tỷ đồng.

Số lƣợng các công trình dự án về XDCB cũng tăng. Cho đến năm 2013, ban quản lý dự án xây dựng công trình hạ tầng thành phố Việt Trì đƣợc giao nhiệm vụ thực hiện đầu tƣ và chuẩn bị đầu tƣ 389 công trình, dự án trong đó có 100 dự án, công trình đang triển khai thi công; 73 dự án, công trình đã hoàn thành nhƣng chƣa quyết toán; 197 dự án, công trình đã quyết toán còn nợ; 16 dự án, công trình sử dụng ngân sách trung ƣơng, ngân sách tỉnh.

Hiệu quả sử dụng vốn cho việc XDCB đã mang lại nhiều hiệu quả về kinh tế và xã hội. Các công trình dự án đƣợc hoàn thành kéo theo đời sống kinh tế, xã hội cũng không ngừng nâng lên. Tốc độ tăng trƣởng GDP hàng năm trung bình là 15%. Trong giai đoạn 2010 - 2013, thành phố đã tập trung đầu tƣ và từng bƣớc hoàn thành kết cấu hạ tầng đồng bộ tạo tiền đề thúc đẩy, phát triển kinh tế xã hội.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Tổng mức đầu tƣ gần 5.708.899 triệu đồng; trong đó khối lƣợng đã hoàn thành đến hết 12/2013 là gần 3.002.511 triệu đồng. Hiệu quả của XDCB đã tạo điều kiện cho sản xuất và đời sống tăng lên rõ nét. Bộ mặt đô thị của thành phố khang trang. Kết cấu hạ tầng tƣơng đối đồng bộ, giao thông thuận lợi. Lƣới điện quốc gia gần nhƣ đƣợc phủ kín. Tất cả các xã, phƣờng đều có nhà trẻ. Các trƣờng xây dựng mới đều rất khang trang, hiện đại. Điều kiện khám và chữa bệnh cải thiện hơn. Trình độ văn hoá và sức khoẻ ngƣời dân tăng. Số doanh nghiệp, số lao động đƣợc giải quyết việc làm hàng năm trên địa bàn tỉnh đều tăng, Số doanh nghiệp năm 2010 là 725, đến năm 2013 là 1.020 doanh nghiệp. Số lao động năm 2010 là 23.846 ngƣời, năm 2011 là là 40.548 ngƣời. Mỗi năm, bình quân ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp thu hút 1.165 lao động, đảm bảo thu nhập cho ngƣời dân trên địa bàn, từng bƣớc cải thiện và nâng cao đời sống vật chất cũng nhƣ tinh thần cho ngƣời lao động. Đời sống của các tầng lớp dân cƣ đƣợc cải thiện; tỷ lệ hộ nghèo giảm 4.42% năm 2011 xuống còn 2.77% năm 2013, cơ bản xoá xong nhà tạm cho hộ nghèo. Nhiều hộ nghèo đói đã vƣơn lên thoát khỏi tình trạng nghèo đói.

Bên cạnh đó, hiệu quả của sử dụng vốn cho đầu tƣ XDCB công thông qua việc hiệu quả trong việc lựa chọn các nhà đầu tƣ, tránh thất thoát lãng phí trong đấu thầu, xây dựng, và giải phóng mặt bằng....

Nhìn chung, việc sử dụng hiệu quả VĐT cho việc XDCB đã đem lại nhiều kết quả cho thành phố Việt Trì. Bộ mặt đô thị ngày càng hiện đại. Đời sống ngƣời dân không ngừng tăng.

3.3.2. Tồn tại, hạn chế

Bên cạnh những kết quả đƣợc công tác quản lý và sử dụng VĐT XDCB từ NSNN trong những năm gần đây là những khó khăn, tồn tại mà các cơ quan ban ngành cần đƣa ra những giải pháp hữu hiệu ngăn chặn lƣợng vốn bị thất thoát, lãng phí trong lĩnh vực này nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng VĐT XDCB góp phần phát triển vững chắc kinh tế. Những hạn chế cần nhanh chóng khắc phục đó là:

- Nguồn thu NSNN cho XDCB vẫn còn ít và chƣa ổn định.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Công tác xây dựng chiến lƣợc và quy hoạch đầu tƣ còn thiếu khoa học và thiếu tính nhất quán, bố trí vốn còn giàn trải không tập trung dứt điểm theo quyết định đầu tƣ đã đƣợc phê duyệt, công tác thông tin không chính xác dẫn đến đầu tƣ tràn lan…

- Công tác kế hoạch hoá đầu tƣ

Công tác kế hoạch hoá VĐT chƣa tốt do kế hoạch giao dự toán ngân sách hàng năm của UBND tỉnh chậm. Thực tế cho thấy kế hoạch vốn hàng năm phân bổ cho các dự án bao gồm cả vốn NSTW và NSĐP trên địa bàn thành phố dàn trải, chƣa hợp lý, đến cuối năm kế hoạch thậm trí niên độ quyết toán kế hoạch năm là 31/01 hàng năm thì đến ngày 30/1 (trƣớc thời hạn quyết toán 1 ngày) mới đƣợc bổ xung kế hoạch của năm đó, hơn nữa trong công tác xây dựng kế hoạch thiếu kế hoạch chiến lƣợc dài hạn...

Trong thời gian qua, trên địa bàn tỉnh Phú Thọ vẫn chƣa xây dựng đƣợc kế hoạch đầu tƣ trung và dài hạn, kế hoạch chỉ đƣợc điều hành trong một năm và mang nhiều yếu tố chủ quan, thiếu căn cứ khoa học, có hiện tƣợng khéo “chạy” thì đƣợc bố trí vốn, nên vội vàng thuê tƣ vấn thiết kế lập dự án theo khối lƣợng vốn đơn vị “xin” đƣợc cho dự án, chƣa xuất phát từ yêu cầu thực tế của chiến lƣợc phát triển KT – XH hay quy hoạch tổng thể của tỉnh. Chính vì vậy VĐT thƣờng dàn trải chia mỗi công trình một ít dẫn đến tình trạng đƣờng sá, cầu cống, công trình công cộng, các công trình đầu tƣ cho giáo dục, y tế... vừa làm năm nay thì sang năm đã xuống cấp, sau đó lại lập dự án cải tạo, sửa chữa.

Trong đầu tƣ XDCB còn có hiện tƣợng khối lƣợng xây dựng dở dang lớn, nhiều công trình chờ vốn do không đƣợc bố trí kế hoạch vốn năm đó mặc dù là công trình chuyển tiếp. Ngƣợc lại có hiện tƣợng nghịch lý là vốn NSNN đã bố trí theo kế hoạch lại bị ứ đọng không thanh toán đƣợc do nhà thầu chƣa đủ thủ tục theo quy định quản lý đầu tƣ XDCB và các Thông tƣ hƣớng dẫn. Các nhà thầu xây dựng vẫn đi vay Ngân hàng để đảm bảo tiến độ, chƣa thu hồi đƣợc vốn để tái đầu tƣ trong khi vẫn phải trả lãi vay ngân hàng nên giá trị công trình phải gánh chịu những chi phí bất hợp lý.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Công tác giải phóng mặt bằng của nhiều dự án chƣa đƣợc chủ đầu tƣ triển khai một cách quyết liệt, chƣa chủ động chuẩn bị các điều kiện nhƣ: Quỹ nhà, quỹ đất… phục vụ công tác đền bù giải phóng mặt bằng nên một số dự án ghi vốn giải phóng mặt bằng nhiều năm nhƣng không triển khai đƣợc. Tiềm năng và khả năng về quỹ đất là một nguồn lực rất lớn, đặc biệt là đất đô thị, đất mặt đƣờng nhƣng chƣa đƣợc khai thác có hiệu quả trong khi đó kinh phí cho giải phóng mặt bằng lại quá lớn so với NSNN.

- Về công tác thanh toán, quyết toán VĐT.

Công tác thanh quyết toán VĐT chƣa đƣợc các chủ đầu tƣ quan tâm. Nhiều công trình đã có khối lƣợng thực hiện nhƣng chủ đầu tƣ và nhà thầu thi công không hoàn tất thủ tục thanh toán để thanh toán dẫn đến tình trạng vốn chờ công trình, thanh toán khối lƣợng thực hiện dồn vào một hoặc hai tháng cuối năm. Nhiều công trình đã hoàn thành bàn giao đƣa vào sử dụng nhƣng chủ đầu tƣ và nhà thầu thi công không triển khai làm các thủ tục lập hồ sơ báo cáo quyết toán công trình theo quy định tại Thông tƣ số 33/2007/TT-BTC ngày 09/4/2007 của Bộ Tài chính V/v: hƣớng dẫn quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn NSNN; Thông tƣ số 98/2007/TT-BTC ngày 09/8/2007 về việc sửa đổi, bổ xung một số điểm của Thông tƣ số 33/2007/TT-BTC (Nay là thông tƣ 19/TT-BTC).

- Về công tác thanh tra VĐT XDCB.

Công tác thanh tra chƣa thực sự đƣợc chú trọng nên vẫn để tồn tại các sai phạm, các sai phạm chủ yếu là trong việc thực hiện trình tự XDCB, trong thanh, quyết toán và cả những sơ hở trong các chính sách đã quy định. Tuy nhiên, công tác chỉ đạo thanh tra từng dự án, công trình chƣa tốt nên một số cuộc thanh tra chƣa làm rõ thất thoát, lãng phí và những hành vi tiêu cực, tham nhũng trong quản lý sử dụng vốn, chƣa quy rõ trách nhiệm tập thể, cá nhân để kiến nghị xử lý. Một số kết luận của Sở chuyên ngành và các huyện chỉ dừng lại ở việc xem xét về trình tự thủ tục đầu tƣ xây dựng mà không đi sâu bóc tách trong các khâu nghiệm thu, thanh quyết toán công trình để chỉ rõ đúng, sai, thất thoát trong đầu tƣ xây dựng.

- Trình độ đội ngũ cán bộ trong lĩnh vực quản lý vốn ngân sách cho hoạt động đầu tƣ chƣa cao.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Nhìn chung trình độ và phẩm chất một số cán bộ quản lý vốn và cán bộ trong lĩnh vực đầu tƣ còn yếu chƣa đảm bảo yêu cầu về quản lý đầu tƣ XDCB, công tác kiểm tra thanh tra còn buông lỏng, nhiều ngƣời có trọng trách trong quản lý dự án đầu tƣ nhƣng không có bằng cấp chuyên môn lĩnh vực mình đảm nhận.

3.3.3. Nguyên nhân hạn chế

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trong công tác quản lý hiệu quả sử dụng vốn đầu tƣ cơ bản của NSNN, trong đó có một số nguyên nhân chính nhƣ sau:

Do xuất phát điểm về kinh tế thấp, nguồn thu trên địa bàn còn ít, chi ngân sách trên địa bàn chủ yếu dựa vào trợ cấp của trung ƣơng, nên tích luỹ cho đầu tƣ còn ở mức hạn chế, không đủ sức tập trung vốn với một khối lƣợng lớn để đầu tƣ cho các dự án trọng điểm, trong khi đó, đây lại là các dự án lớn, cần nhiều vốn.

Môi trƣờng đầu tƣ trên địa bàn tỉnh Phú Thọ chƣa thực sự cải thiện, cơ chế chính sách thu hút vốn đầu tƣ nƣớc ngoài còn nhiều bất cập, chƣa tạo nên một hành lang pháp lý thông thoáng tạo điều kiện thuận lợi gọi vốn đầu tƣ. Mặt khác do thủ tục hành chính chồng chéo gây cản trở cho doanh nghiệp và cá nhân trong và ngoài nƣớc góp vốn đầu tƣ. Chủ trƣơng xã hội hoá đầu tƣ tiến hành còn yếu trên một số lĩnh vực. Nhất là các lĩnh vực vệ sinh môi trƣờng đô thị, cấp nƣớc…Do đó, bên cạnh vấn đề về cơ chế chính sách thì hệ thống hạ tầng đô thị cũng là một nguyên nhân quan trọng. Hệ thống hạ tầng tại Thành phố thấp so với khu vực và thế giới, đầu tƣ phát triển hệ thống hạ tầng đô thị chƣa theo kịp nhu cầu phát triển của nền kinh tế.

Nhiều công trình chƣa hoàn thành bồi thƣờng giải phóng mặt bằng nhƣng đã đề nghị cho đấu thầu và khởi công, gây khó khăn cho các nhà thầu, tiến độ thi công phải kéo dài, phải ra hạn hợp đồng nhiều công trình. Chƣa kể, vì chƣa giải phóng xong mặt bằng, nên tại nhiều nơi đã xẩy ra những phản kháng của ngƣời dân, làm cho việc thi công gặp rất nhiều khó khăn.

Năng lực và trách nhiệm của một số cán bộ chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu. Các cán bộ còn thiếu kỹ năng quản trị thông tin, quản trị thời gian, đặc biệt công việc bị chồng chéo cho lên ấp lực và chƣa có nhiều thời gian dành cho công tác chuyên môn là quản lý vốn NSNN.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Tình trạng thiếu năng động, sáng tạo trong quản lý NSNN. Các định mức, chế độ, tiêu chuẩn Nhà nƣớc ban hành chƣa đầy đủ. Đa phần việc thực hiện các thủ tục hành chính cũng nhƣ quản lý đƣợc rập khuân một cách máy móc, thiếu sự linh động và phù hợp.

Chính sách tiết kiệm, chống lãng phí trong chi tiêu Ngân sách chƣa đƣợc cụ thể hoá. Đây cũng là vấn nạn chung đối với nền kinh tế, đặc biệt trong lĩnh vực đầu tƣ xây dựng cơ bản, khi đa phần số tiền đầu tƣ là tiền đi vay của các tổ chức nƣớc ngoài.

Công tác xây dựng chiến lƣợc phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh Phú Thọ chƣa sát với tình hình thực tế, chƣa thấy đƣợc lợi thế của tỉnh với các tỉnh bạn trong khu vực vùng.. Việc xây dựng chiến lƣợc và quy hoạch tổng thể về phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch ngành chƣa đầy đủ và thiếu chính xác nên không thể trở thành chỗ dựa tin cậy cho các quyết định đầu tƣ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chƣơng 4

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VĐT XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC THÀNH PHỐ

VIỆT TRÌ, GIAI ĐOẠN 2015 – 2020

4.1. Thuận lợi, khó khăn trong việc đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội

4.1.1. Những thuận lợi cơ bản

- Phú Thọ đƣợc xác định là một trong những trung tâm của Vùng trung du miền núi Bắc Bộ, thành phố Việt Trì là đô thị loại I trực thuộc tỉnh và là 1 trong 12 đô thị trung tâm vùng của cả nƣớc; quỹ đất dành cho đầu tƣ hạ tầng còn lớn...; Đây là điều kiện để thu hút các nguồn lực đầu tƣ nguồn ngân sách Trung ƣơng, nguồn vốn ODA, các nguồn VĐT của doanh nghiệp, tƣ nhân và các nguồn vốn huy động khác...

- Các dự án trọng điểm quốc gia trên địa bàn tiếp tục đƣợc Chính phủ ƣu tiên đầu tƣ, đẩy nhanh tiến độ giai đoạn 2015 -2020, nhƣ: đƣờng cao tốc Nội Bài - Lào Cai; cảng Việt Trì...; Đây là những dự án trọng điểm khi đƣa vào sử dụng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và tác động đến thu hút đầu tƣ vào địa bàn tỉnh Phú Thọ nói chung và thành phố Việt Trì nói riêng.

- Cơ chế chính sách về thu hút đầu tƣ, hỗ trợ đầu tƣ tiếp tục đƣợc hoàn thiện; các công trình hạ tầng kinh tế - xã hội trọng điểm có tính chất liên vùng đầu tƣ hoàn thành sẽ phát huy tác dụng; nhiều dự án đầu tƣ phát triển hạ tầng thƣơng mại, đô thị, dịch vụ, du lịch, các dự án đầu tƣ sản xuất sẽ thu hút của các nhà đầu tƣ trong và ngoài nƣớc trong thời gian tới.

4.1.2. Những khó khăn, thách thức

- Cơ cấu kinh tế chậm chuyển đổi, nông lâm nghiệp phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, công nghiệp còn khó khăn (nhất là vốn, thị trƣờng tiêu thụ, sức cạnh tranh thấp, ô nhiễm môi trƣờng nhiều); GDP bình quân đầu ngƣời thấp so với trung bình của cả nƣớc, kết cấu hạ tầng KT - XH còn hạn chế, chất lƣợng nguồn nhân lực chƣa đáp ứng yêu cầu.

- Trình độ phát triển và tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế thấp còn thấp, tỷ lệ huy động ngân sách từ GDP >12%, chỉ bằng 30- 40% cả nƣớc; quy mô các doanh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

nghiệp trên địa bàn tỉnh nhỏ bé, hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố việt trì tỉnh phú thọ (Trang 89)