1. 6 Điều tra các liên kết trong kết cấu thép và bêtông cốt thép
4.5.2. Tăng c−ờng dầm chủ đặc bụng
Nếu mức độ tăng c−ờng không cần nhiều thì đối với dầm cũng có thể làm thêm các bản táp cánh và thép góc táp nh− đối với dầm dọc và dầm ngang. Muốn hợp lý hơn thì nên áp dụng các biện pháp điều chỉnh nội lực để cho phần thép mới thêm cũng tham gia tĩnh tải. Ví dụ tháo dỡ tạm hệ bản BTCT mặt cầu tr−ớc lúc táp thêm thép hoặc tọ hệ tăng đơ ở đáy dầm tạm thời để gây ra mômen ng−ợc dấu với mômen tĩnh tải. Sau khi táp thêm thép thì tháo dỡ hệ tăng đơ tạm thời đó.
Cũng có thể để lại vĩnh viễn hệ tăng đơ. Nh− vậy ta có một hệ thống dự ứng lực ngoài để tăng c−ờng dầm chủ. Thanh chịu dự ứng lực kéo của hệ này có thể bằng thép tròn c−ờng độ cao hoặc bó cáp c−ờng độ cao nh− ở các cầu BTCT dự ứng lực. Khó khăn nhất là liên kết ụ neo vào kết cấu thép cũ ( Hình 4.16).
II I 200 7X100 7X100 6X80 1250 80 L90x90x10x1500 L90x90x10x1300 Tán lại đinh 6x80 180 138 6x80 2 0 L100x100x12x80 L100x100x12x1640 2np.200x6x600
Hình 4.16: Tăng c−ờng dầm bằng hệ tăng đơ
a) Các sơ đồ tăng c−ờng b) Cấu tạo bản nút
Để biến các dầm thép có các bản BTCT đặt trên thành các dầm thép liên hợp, bản BTCT cùng chịu lực phải tạo ra các neo liên kết giữa dầm thép và bản BTCT. Có thể dùng loại neo cứng, bulông c−ờng độ cao nh− hình 4.17.
Cùng với việc tăng c−ờng dầm chủ, cũng phải tăng c−ờng các liên kết và các mối nối trên nó. Biện pháp thông dụng là thay các đinh tán cũ bằng các bulông c−ờng độ cao có đ−ờng kính lớn hơn (nh− vậy phải doa rộng thêm các lỗ đinh cũ). Việc này đ−ợc thực hiện làm dần nhiều đợt, sao cho trong mỗi đợt chỉ thay thế 10% tổng số đinh cũ. Nếu biện pháp này ch−a đủ tăng c−ờng thì có thể thay cả bảng nối dày hơn và to hơn.
Lúc tăng c−ờng nh− vậy cũng kết hợp sửa các chỗ rỉ, nứt… trên dầm chủ.
4 1 3 2 1 2
Hình 4.17: Liên kết bản BTCT với dầm thép cũ để tạo ra kết cấu thép liên hợp BTCT.