Giải pháp áp dụng luật hình sự

Một phần của tài liệu tội làm nhục người khác trong bộ luật hình sự việt nam (Trang 77)

5. Bố cục của luận văn

3.3.2 Giải pháp áp dụng luật hình sự

Để tránh tình trạng định tội danh sai thì các cán bộ ngành Tòa án và nhất là các Thẩm phán cần tìm hiểu thật kỹ các tình tiết phạm tội của vụ việc và hậu quả nghiêm trọng của hành vi đó. Song song đó cần xem lại những quy định của pháp luật về vấn đề đang xem xét để tìm ra những vấn đề chung cốt lõi cần làm sáng tỏ để tránh tình trạng xử oan người vô tội cũng như bỏ lọt những tội phạm nguy hiểm cho xã hội. Qua đó cũng nhằm răn đe những người đã, đang và có ý định phạm tội làm nhục người khác cũng như những tội phạm khác.

Chuyên môn nghiệp vụ của mỗi cán bộ trong giai đoạn xét xử cũng như trong những giai đọan khác của quá trình tìm ra chân lý của vụ việc là hết sức quan trọng. Mỗi cán bộ ngoài cái tâm với nghề cần có đầy đủ kinh nghiệm để đưa ra những quyết định chuẩn xác. Để làm được điều đó, trước hết những người cán bộ phải chủ động trong công việc để nắm bắt kịp thời những kinh nghiệm quý báu, tích lũy các kỹ năng để vận dụng hiệu quả nhằm nâng cao chuyên môn và nghiệp vụ của bản thân. Các cơ quan cần tạo điều kiện để nguồn nhân lực của mình nâng cao chuyên môn nghiêp vụ, bằng những buổi tập huấn, hoặc tổ chức họp cơ quan để qua đó rút ra những kinh nghiệm từ những vụ án để nâng cao hiệu quả xét xử. Ở cấp trên, trước khi bổ nhiệm

một chức vụ cho một người nào đó, phải xem xét thật kỹ về năng lực của người đó, hoặc tạo điều kiện tập huấn về chuyên môn, nghiệp vụ trước khi giao một công việc hoặc một nhiệm vụ cụ thể.

Khi nói đến tội phạm là nói đến tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội. Dù là tội ít nghiêm trọng hay đặc biệt nghiêm trọng thì hậu quả của nó để lại chắc chắn không hề nhỏ. Nó có thể là hậu quả tinh thần hoặc vật chất của người bị hại. Tội phạm đã xâm phạm đến những khách thể được pháp luật hình sự bảo vệ. Vì thế, dù tội làm nhục là tội thuộc nhóm tội ít nghiêm trọng nhưng để bảo vệ nhân phẩm, danh dự con người cũng như những hệ lụy xã hội khác thì mỗi chúng ta cần có cái nhìn đúng đắn về tính chất nguy hiểm của tội phạm. Người cán bộ cần thực hiện công việc của mình bằng tất cả năng lực cũng như lòng yêu nghề. Tránh thái độ xem thường vụ việc vì cho rằng nó không quan trọng, vì như thế sẽ gây mất trật tự an ninh xã hội. Các cơ quan cần thường xuyên tổ chức đánh giá năng lực và thái độ làm việc của từng cán bộ. Khen thưởng các cá nhân hoạt động tích cực và phê bình những cá nhân lơ là trong công việc để qua đó động viên và nghiêm khắc kiểm điểm từng cán bộ để cùng nhau rút kinh nghiệm và hoàn thiện bản thân, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động của từng cơ quan và phòng chống tội phạm hiệu quả.

Một phần của tài liệu tội làm nhục người khác trong bộ luật hình sự việt nam (Trang 77)