Bất cập từ quy định của pháp luật hình sự

Một phần của tài liệu tội làm nhục người khác trong bộ luật hình sự việt nam (Trang 63)

5. Bố cục của luận văn

3.2.1 Bất cập từ quy định của pháp luật hình sự

Nhà nước ta là Nhà nước Chủ nghĩa xã hội theo nguyên tắc pháp chế, tức là mọi người đều phải tuân thủ nghiêm chỉnh pháp luật, nguyên tắc này là một trong những nguyên tắc cơ bản trong tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước Việt Nam. Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa đòi hỏi phải có tính thống nhất, bảo đảm tính tối cao của Hiến pháp và pháp luật, bảo đảm và bảo vệ các quyền tự do cơ bản của công dân đã được pháp luật quy định, ngăn chặn kịp thời và xử lý nhanh chóng, công minh mọi hành vi vi phạm pháp luật bảo đảm sự thống nhất giữa pháp chế và tính hợp lý, công bằng. Pháp luật hình sự là công cụ sắc bén và lâu đời nhất trog lịch sử nước ta góp phần rất lớn trong công cuộc đấu tranh và phòng, chống tội phạm ở nước ta. Sự ra đời của Bộ

luật hình sự 1985 đã đánh dấu bước ngoặc về mặt lập pháp của pháp luật nước ta, qua nhiều lần sửa đổi bổ sung, mà gần đây nhất là Bộ luật hình sự năm 1999, sửa đổi bổ sung 2009 đã dần dần hoàn chỉnh góp phần hoàn thiện pháp luật Việt Nam. Tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng một cách triệt để trong quá trình giải quyết các vụ án. Nguyên nhân là do xã hội phát triển, xu hướng kinh tế thị trường, nhu cầu sống của con người ngày càng cao. Song cũng vì nguyên nhân đó mà tội phạm ngày càng tăng đáng kể, các hành vi phạm tội ngày càng đa dạng trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, gây khó khăn trong việc xác định tội danh.

Thứ nhất, một hệ thống pháp luật không thống nhất, chồng chéo sẽ dẫn đến những cách hiểu và áp dụng khác nhau, một điều luật thiếu cụ thể, thiếu chi tiết và không có những hướng dẫn chi tiết từ các văn bản cũng sẽ ảnh hưởng đối với việc xử lý tội phạm. Hiện nay, việc quy định về hành vi làm nhục người khác và đường lối xử lý hành vi phạm tội này còn nhiều bất cập. Ví dụ, khoản 1 Điều 121 BLHS năm 1999 quy định: “người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự… thì bị phạt…”vậy thế nào là “xúc phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm” thì vẫn chưa có một văn bản nào hướng dẫn cụ thể. Bởi chúng ta đều biết, danh dự, nhân phẩm là một thứ “tài sản vô hình”, không ai có thể đong đếm được, giá trị bao nhiêu tiền, mức độ ảnh hưởng của nó đối với người bị hại ra sao. Vậy nên việc không quy định cụ thể những loại, những nhóm hành vi nào được coi là xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm sẽ khiến cho những nhà áp dụng luật tuỳ nghi trong cách xét xử, bởi vì cùng một hành vi có thể gây ra những hậu quả tâm lý khác nhau đối với mỗi người.

Thứ hai, hành vi làm nhục người khác được quy định trong Bộ luật Hình sự, Bộ luật dân sự… Do vậy việc phân định rõ “làm nhục người khác” ở mức độ nào thì sẽ bị xử lý về hình sự là rất cần thiết. Theo quy định của pháp luật hình sự như hiện nay thì ranh giới của việc xử lý hành chính, dân sự và hình sự đối với tội phạm này chưa được phân định rõ ràng. Như vậy, việc xác định rõ những hành vi xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người khác bị xử lý về mặt hình sự sẽ góp phần giảm thiểu sự chồng chéo về thẩm quyền, đồng thời khắc phục được tình trạng hình sự hoá các vi phạm hành chính, dân sự hoặc phi hình sự hoá các hành vi vi phạm pháp luật hình sự. Hiện nay, chưa có quy định cụ thể hay hướng dẫn của các cơ quan có thẩm quyền như thế nào là hành vi "làm nhục người khác" và "làm nhục người khác" đến mức độ nào thì bị xử lý về hình sự.

Thứ ba, việc quy định hình phạt của tội làm nhục người khác như hiện nay chưa đủ mạnh để răn đe tội phạm. Đường lối xử phạt của tội phạm này còn mang tính hình thức, chưa sát với thực tế của hành vi phạm tội, gây nhiều khó khăn trong việc quyết

định hình phạt. Nhìn chung, hậu quả của hành vi làm nhục xâm phạm nghiêm trọng đến danh dự, nhân phẩm người bị hại. Đó là thiệt hại vô cùng to lớn, nó như vết thương khó lành về tinh thần. Tuy nhiên, mức hình phạt cao nhất của tội phạm này chỉ có ba năm tù. Hình phạt này chưa đủ mạnh, chưa thích đáng so với những gì người phạm tội đã gây ra.

Ví dụ: Theo cáo trạng, Tuyết thường xảy ra mâu thuẫn với bà Huỳnh (41 tuổi, ngụ cùng khu phố) do chồng có quan hệ tình cảm với bà này. Cơ quan chức năng địa phương đã tổ chức hòa giải nhưng bất thành do "đôi tình nhân" không đồng ý cắt đứt mối quan hệ. Khoảng 7h ngày 16/4/2013, bà Huỳnh chạy xe đi làm thì bị con trai lớn bà Tuyết chặn đầu, đẩy ngã. Bà này tức giận, cắn vào tay cậu thiếu niên nhưng bị túm tóc, đánh nhiều cái vào đầu, xé rách áo sơ mi và cả áo lót. Bà Tuyết ở trong nhà chạy ra can ngăn con trai đừng đánh tình địch mà chỉ "lột quần áo để bà ta mang nhục, mai mốt khỏi lấy chồng người ta". Sau đó mẹ con bà Tuyết cùng nhau khống chế, lột quần của bà Huỳnh rồi dùng điện thoại chụp lại cảnh nạn nhân không mặc quần áo. Toàn bộ quá trình “đánh ghen, lột đồ” đã được một người hàng xóm và cũng làm cùng với công ty với bà Tuyết quay lại. Sau đó người này mang điện thoại tới công ty và được hai người khác sao chép. Đoạn clip sau đó được phát tán lên mạng gây bức xúc trong dư luận. Công an TP Thủ Dầu Một vào cuộc, bắt khẩn cấp bà Tuyết. Ngày 27/9/2013, TAND TP Thủ Dầu Một (Bình Dương) tuyên phạt bà Lê Thị Tuyết (43 tuổi, ngụ phường Phú Hòa) mức án 6 tháng tù về tội Làm nhục người khác, buộc bồi thường cho bị hại 23 triệu đồng. Trong đó 11,5 triệu đồng bù đắp tổn thất tinh thần, còn lại là bù đắp công lao động tương đương hai tháng lương do bị hại xấu hổ phải nghỉ làm ở nhà.39

Như vậy với hành vi làm nhục người khác như thế, nhưng bà Tuyết chỉ bị phạt 6 tháng tù và mức bồi thường thiệt hại. Thiết nghĩ, mức phạt đó chưa đủ sức răn đe người phạm tội và những người khác, cần có mức phạt cao hơn để thể hiện sự nghiêm minh của pháp luật.

Một phần của tài liệu tội làm nhục người khác trong bộ luật hình sự việt nam (Trang 63)