Hình phạt chính của tội làm nhục

Một phần của tài liệu tội làm nhục người khác trong bộ luật hình sự việt nam (Trang 46)

5. Bố cục của luận văn

2.2.1 Hình phạt chính của tội làm nhục

Điều 121 đã quy định 3 hình phạt nghiêm khắc trong hệ thống hình phạt chính của Luật hình sự là: cảnh cáo, cải tạo không giam giữ, tù có thời hạn.

Cảnh cáo: là sự khiển trách công của Nhà nước do tòa án áp dụng đối với người phạm tội ít nghiêm trọng và có nhiều tình tiết giảm nhẹ. Cảnh cáo là hình phạt chính nhẹ nhất trong hệ thống hình phạt. Hình phạt này không có khả năng gây thiệt hại về vật chất nhưng gây ra những thiệt hại nhất định về mặt tinh thần.

Cải tạo không giam giữ: là hình phạt chính có thời hạn từ sáu tháng đến ba năm được phạm tội với người phạm tội ít nghiêm trọng như tội làm nhục người khác hoặc phạm tội nghiêm trọng, có nơi làm việc ổn định hoặc nơi thường trú rõ ràng khi xét thấy không cần thiết phải cách li người phạm tội khỏi xã hội. Hai điều kiện này của cải tạo không giam giữ là điều kiện về tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm và điều kiện bảo đảm hiệu quả cuả việc áp dụng hình phạt này. Đây là loại hình phạt nhẹ hơn hình phạt tù nhưng nặng hơn phạt tiền và cảnh cáo. Tuy nhiên, trong quá trình chấp hành hình phạt, người bị kết án phải thực hiện một số nghĩa vụ theo các quy định về cải tạo không giam giữ và bị khấu trừ một phần thu nhập từ 5% đến 20% để sung quỹ nhà nước. 25

Những yếu tố cơ bản đưa đến hiệu quả của cải tạo không giam giữ là sự giám sát của cơ quan, tổ chức xã hội, chính quyền địa phương, sự phối hợp giữa gia đình với cơ quan, tổ chức trong việc giáo dục và sự tự cải tạo của người bị kết án qua hoạt động, học tập, lao động, sinh hoạt tại địa phương.

Hình phạt tù có thời hạn: Tù có thời hạn cũng là một hình phạt chính rất nghiêm khắc trong Luật hình sự. Tù có thời hạn buộc người bị kết án phải cách ly khỏi xã hội trong một thời gian nhất định để học tập, lao động, cải tạo. Đây là loại hình phạt mà người bị kết án bị hạn chế tự do trong một thời gian nhất định tại trại giam và phải tuân theo các nội quy, quy chế của trại giam. Hình phạt này không chỉ nhằm mục đích trừng trị mà còn cách ly người bị kết án ra khỏi xã hội, ngăn chặn việc họ tiếp tục phạm tội mới. Vì thế, hình phạt tù thường được áp dụng đối với hầu hết các tội phạm trong đó có tội làm nhục người khác.26

25

Nghị định số 60/2000/NĐ-CP (30-10-2000) về việc thi hành hình phạt cải tạo không giam giữ. 26

Hoàng Văn Hùng, Giáo trình luật hình sự Việt Nam, Trường Đại học luật Hà Nội, NXB Công an nhân dân, 2003.

Một phần của tài liệu tội làm nhục người khác trong bộ luật hình sự việt nam (Trang 46)