Bất cập từ việc áp dụng pháp luật hình sự

Một phần của tài liệu tội làm nhục người khác trong bộ luật hình sự việt nam (Trang 65)

5. Bố cục của luận văn

3.2.2 Bất cập từ việc áp dụng pháp luật hình sự

Ở Việt Nam, việc áp dụng pháp luật hình sự vào từng vụ việc cụ thể còn gặp nhiều bất cập và việc áp dụng điều luật của tội làm nhục người khác cũng thế.

Thứ nhất, định tội danh sai. Định tội là việc xác nhận về mặt pháp lý sự phù hợp giữa các dấu hiệu của các hành vi gây nguy hiểm cho xã hội cụ thể đã được thực hiện với các yếu tố cấu thành tội phạm cụ thể tương ứng với các quy định trong Bộ luật hình sự. Định tội là một hoạt động tư duy do người tiến hành tố tụng thực hiện. Đồng thời nó cũng là hình thức hoạt động thể hiện đánh giá về mặt pháp lý đối với hành vi nguy hiểm

39

cho xã hội đang được kiểm tra, xác định trong mối quan hệ tương quan với các quy phạm pháp luật hình sự. Để định tội cho một hành vi cụ thể, người áp dụng pháp luật hình sự phải căn cứ CTTP, được rút ra từ những quy định của pháp luật hình sự. Nếu tình tiết của một hành vi phạm tội phù hợp với các dấu hiệu của một CTTP cụ thể được quy định trong Bộ luật hình sự, thì hành vi đó được xác định theo tội danh của CTTP đó.

Để xác định một hành vi có phải là hành vi làm nhục người khác hay không cần phân biệt với một số hành vi có mặt khách quan gần giống nhằm tránh tình trạng định tội danh sai trong qúa trình xét xử. Tội làm nhục người khác đôi khi bị nhầm lẫn với tội vu khống người khác. Việc nhầm lẫn này là do hành vi khách quan của hai loại tội này tương đối giống nhau. Chỉ khác nhau về hậu quả. Nhưng hại tội này có cấu thành hình thức nên hậu quả không là yếu tố bắt buộc. Do đó, khả năng nhầm lẫn trong định tội danh cao hơn.

Trong thời gian vừa qua, nhiều vụ xúc phạm nhân phẩm, danh dự của người khác nhưng việc xử lý mỗi nơi một khác. Theo Điều 121 BLHS, làm nhục người khác là hành vi xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của con người. Thực tiễn xét xử mỗi nơi vận dụng khác nhau theo kiểu thích thì nói nghiêm trọng, không muốn khởi tố thì bảo là chưa nghiêm trọng! Không chỉ đối với tội làm nhục người khác, mà BLHS còn khá nhiều tội cũng quy định tình tiết “nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng” nhưng cũng chưa được giải thích, hướng dẫn nên không tránh khỏi nhiều ý kiến trái chiều.40

Ví dụ: Báo Pháp Luật TP.Hồ Chí Minh ngày 14/4/2014 có bài phản ánh Công an huyện Định Quán (Đồng Nai) đang truy nã bị can Trần Đình Mỹ Lân về tội làm nhục người khác do đã hắt ly bia lên người một cán bộ thuế trong quán nhậu. Em trai và lái xe là người đi cùng bà Lân cũng bị truy tố về tội danh trên với vai trò đồng phạm. Nhiều chuyên gia cho rằng việc xử lý hình sự trong vụ này là không cần thiết, quá nặng tay, chỉ cần xử phạt hành chính là đủ.

Theo cáo trạng, trưa 10-10-2013, bà Lân cùng em trai và tài xế vào một quán ăn ở huyện Định Quán ăn trưa thì gặp ông Phạm Văn Trọng (Chi cục trưởng Chi cục Thuế huyện Định Quán) cùng đoàn cán bộ đang ăn nhậu tại đó. Vì có mâu thuẫn trong việc cưỡng chế nợ thuế, thấy “cán bộ đi ăn nhậu trong giờ làm việc”, bà Lân chửi bới, đưa điện thoại cho tài xế quay clip. Sau đó, bà Lân cầm ly bia tạt vào người ông Trọng. Ông Trọng cầm khăn tay lau mặt thì bà Lân tiếp tục tạt ly bia khác và chửi bới. Lúc này em bà Lân cầm chai bia xông tới, hăm dọa không cho những cán bộ chi cục thuế can

40

Đinh Văn Quế, Thế nào là làm nhục người khác, http://www.baomoi.com/The-nao-la-lam-nhuc-nguoi- khac/58/13555344.epi, [truy cập ngày 14/4/2014]

ngăn… Khi ông Trọng và cán bộ Chi cục Thuế lên ô tô về thì bà Lân và em trai đứng cản trước đầu xe ô tô, không cho chạy, tiếp tục chửi bới, còn tài xế thì quay lại cảnh xô xát… Kết quả giám định, ông Trọng bị thương tật 1% tạm thời.

Hằng ngày, chúng ta chứng kiến không ít cảnh tượng ở quán xá người ta cự cãi, hắt bia rượu vào nhau, thậm chí là sấn tới đấm nhau vài cái. Nhưng khi chủ quán gọi công an phường tới thì người ta cũng chỉ mời về trụ sở, giáo dục rồi phạt hành chính là xong nếu như không gây thương tích. Huống chi hành vi của bà Lân chỉ là nóng nảy nhất thời, tình cờ gặp nhóm cán bộ thuế tại quán nhậu. Hành vi trái pháp luật của bà Lân là có nhưng các dấu hiệu cấu thành tội phạm rất khiên cưỡng, chưa đủ để xử lý hình sự. Để tạo điều kiện cho công dân sửa chữa sai lầm, những tình huống thế này chỉ cần xử phạt hành chính là đủ.

Một kiểm sát viên VKSND tối cao cũng cho rằng việc xử lý hình sự trong vụ này là quá nghiêm khắc. Nguyên nhân là do mâu thuẫn cá nhân, hai bên xích mích nhau, không có gì gọi là xúc phạm danh dự, nhân phẩm. Về bản chất vụ việc, người bị hại cho rằng bị bà Lân hắt ly bia vào mặt, còn phía bà Lân nói bà bị nắm tóc, bị đánh phải nhập viện, vậy ai làm nhục ai? Nếu quá trình điều tra có chứng cứ mà cơ quan tố tụng không đưa tình tiết này vào là gây bất lợi cho các bị can và thể hiện bà Lân cũng bị làm nhục vì thời điểm đó hai người đều có tư cách công dân ngang nhau.

Đặc biệt, cáo trạng của VKSND huyện Định Quán lập luận hành vi của bà Lân và hai đồng phạm đã xâm hại ảnh hưởng đến uy tín, danh dự, nhân phẩm của cán bộ thuế, ảnh hưởng đến sự hoạt động bình thường của ngành thuế địa phương nên họ bị truy tố về tội làm nhục người khác với tình tiết định khung là “đối với người thi hành công vụ” lại càng không chính xác. Phạm tội với người đang thi hành công vụ là hành vi phải diễn ra ngay tại thời điểm người bị hại đang thi hành chức trách, nhiệm vụ được giao. Trong khi đó, thời điểm xảy ra sự việc là giờ nghỉ trưa, người bị hại đang ăn nhậu, không thi hành công vụ nào cả. Chưa phải là tội phạm.

Ở góc độ lý luận, TS Phan Anh Tuấn (Trưởng bộ môn Luật hình sự Trường ĐH Luật TP.HCM) cũng khẳng định với những mô tả như thông tin trong bài báo thì vụ này chỉ đáng xử lý hành chính. Bởi lẽ khoản 3 Điều 8 BLHS đã quy định rõ những hành vi tuy có dấu hiệu của tội phạm nhưng tính chất nguy hiểm cho xã hội không đáng kể thì không phải là tội phạm và được xử lý bằng các biện pháp khác.

Theo TS Tuấn, trước hết cần khẳng định hành vi hắt ly bia của bà Lân vào cán bộ thuế là sai nhưng tính nguy hiểm không đáng kể. Thứ hai, tội làm nhục người khác là tội cấu thành hình thức nên yếu tố gây thiệt hại về tinh thần là rất quan trọng. Trong vụ này, hành động hắt ly bia vào mặt không gây thiệt hại nghiêm trọng cho người bị hại, việc chửi nhau qua lại cũng không xúc phạm đáng kể vì thực tế cả hai bên đều

tham gia xô xát, thậm chí bên cán bộ thuế còn đông hơn chứ không phải một mình bà Lân chủ động. Mục đích của việc gây rối là cho bõ tức do hai bên có mâu thuẫn nhau từ trước chứ không phải bà Lân chủ động chọn quán nhậu làm địa điểm để làm nhục cán bộ thuế.41 Qua vụ việc trên ta thấy, chính những sai sót, bất cẩn, không cân nhắc của những người áp dụng pháp luật đã gây ra nhiều tranh cãi về pháp lý và quan trọng hơn đã làm mất tính công bằng, nghiêm minh của pháp luật, dễ dân đến việc xử oan người vô tội và bỏ lọt tội phạm,

Thứ hai, bên cạnh việc định tội danh sai thì còn một nguyên nhân không xuất phát từ việc áp dụng sai điều luật do nhầm lẫn mà do người áp dụng yếu về chuyên môn nghiệp vụ. Thông thường những người này chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc xét xử. Nên khi gặp trường hợp phạm tội làm nhục người khác sẽ dễ áp dụng sai điều luật hoặc bỏ lọt yếu tố cấu thành tội phạm, bỏ lọt tội phạm. Cũng như một ví dụ về trường hợp của bà Lân nêu trên cũng là một minh chứng về việc người áp dụng pháp luật yếu về chuyên môn, nghiệp vụ. Người áp dụng chưa có cái nhìn bao quát vụ việc và chưa đi sâu vào từng chi tiết nên đã đưa ra kết luận sai lầm, dẫn đến án oan cho người vô tội.

Thứ ba, phải kể đến một nguyên nhân khác là do tâm lý chung khi nhìn nhận tội phạm. Vì tội làm nhục người khác là tội ít nghiêm trọng, vì thế người có nhiệm vụ trong công tác điều tra, xét xử đôi lúc có tâm lý là không xem trọng việc xác định tội phạm và hình phạt thích đáng đối với tội này, nên lơ là trong công việc khiến việc xét xử sẽ thiếu tính chính xác cao. Thiết nghĩ, những người có trách nhiệm trong việc phát hiện và phòng chống tội phạm có tâm lý chung xem thường những tội ít nghiêm trọng sẽ dần trở thành một lỗ hỏng không nhỏ trong việc phòng chống tội phạm nói chung và tội làm nhục người khác nói riêng. Chưa kể đến một khi tâm lý đó lây lan trong đội ngũ cán bộ, sẽ gây nên nhiều bất cập trong việc áp dụng pháp luật và làm mất lòng tin của nhân dân, nhiều người dân sẽ ỷ lại và vô tư phạm tội và để lại hậu quả xấu đến trật tự, an ninh trong xã hội.

Dưới đây là ví dụ thể hiện việc bỏ lọt tội phạm làm nhục người khác của Tòa án, được phát hiện kịp thời và điều chỉnh phù hợp.

Theo điều tra, khoảng tháng 3/2008, Nguyễn Thị Giang (SN 1990, ngụ huyện Nghi Lộc, Nghệ An) cùng chị ruột là Nguyễn Thị Lan vào TP.Vũng Tàu làm thuê cho quán cà phê Mỏ Neo trên đường Lê Quang Định (TP.Vũng Tàu). Nghi ngờ Giang có “tình ý” với chồng là Phạm Thế Phong nên ngày 26/11/2011, Trâm Anh gọi cho em gái chở Giang đến nhà chất vấn. Tại đây, cô gái làm công đã bị bà chủ nổi “máu hoạn thư”

41

Thanh Tùng, Vụ “Hắt ly bia, bị truy tố tội làm nhục”: Không đáng xử lý hình sự!,

http://plo.vn/phap-luat-chu-nhat/vu-hat-ly-bia-bi-truy-to-toi-lam-nhuc-khong-dang-xu-ly-hinh-su-461271.html, [truy cập ngày 15/4/2014].

đánh đập, dọa tạt axit và buộc Giang nhận đã có quan hệ như vợ chồng với Phong. Sau màn tra khảo, Trâm Anh cùng một số đối tượng đưa hai chị em Giang về quán Mỏ Neo hành hạ dã man. Các đối tượng đưa chị em Giang về nhà mẹ ruột của Trâm Anh để ngủ. Tối 27/11, Trâm Anh tiếp tục đánh đập cô gái làm công. “Hoạn thư” lấy kéo và tông-đơ cạo sạch tóc của Giang. Trâm Anh “lệnh” cho một người làm công khác là Nguyễn Thị Hương (SN 1990, quê Nghệ An) chở Giang đi xăm hình con rết vào mặt và ngực. Theo “lệnh” của bà chủ, chiều 29/11, Hương chở Giang đến một tiệm xăm yêu cầu chủ xăm hình 3 con rết vào mặt và hai bầu ngực Giang. Sau khi tận mắt thấy hình ba con rết to trên mặt và ngực nạn nhân, Trâm Anh cười hả dạ rồi buộc hai chị em Giang đón xe về Nghệ An.

Cơ quan CSĐT Công an TP.Vũng Tàu đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam Nguyễn Thị Trâm Anh và Nguyễn Thị Hương theo đơn tố cáo của Nguyễn Thị Giang. Trâm Anh bị khởi tố về tội “Cố ý gây thương tích” và “Làm nhục người khác”, Nguyễn Thị Hương bị truy tố về tội “Cố ý gây thương tích”.

Khi vụ án chuẩn bị được đưa ra xét xử thì ngày 4/4/2013, TAND TP.Vũng Tàu quyết định đình chỉ vụ án, trả tự do cho Anh và Hương do “hoạn thư” đã tự nguyện bồi thường cho người làm công số tiền 400 triệu đồng và Giang đã rút đơn, bãi nại cho bà chủ cũ. Quyết định của tòa án TP.Vũng Tàu đã gây sự phản ứng mạnh mẽ của dư luận khi để cho “hoạn Thư” bỗng chốc thoát tội.

Theo Ủy ban Thẩm phán TAND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, việc TAND TP.Vũng Tàu tổ chức cho các bên hòa giải, thương lượng với nhau để người bị hại rút đơn yêu cầu khởi tố là đã vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng. Theo kết luận giám định tỷ lệ thương tật, Giang bị sẹo to xấu ở má trái, ảnh hưởng rất nặng đến thẩm mỹ, được tính thương tật 15%, đây được coi là tình tiết “gây cố tật nhẹ cho nạn nhân”. Hồ sơ vụ án thể hiện Anh và Hương thuê người gây thương tích. Trong khi đó, cáo trạng của Viện KSND TP.Vũng Tàu truy tố Trâm Anh và Hương là chưa phù hợp.

Đây là những sai lầm nghiêm trọng dẫn đến ban hành quyết định không đúng. Từ những nhận định trên, Ủy ban thẩm phán TAND tỉnh đã hủy quyết định đình chỉ giải quyết vụ án của TAND TP.Vũng Tàu, chuyển hồ sơ cho Viện KSND và CQĐT Công an tỉnh để điều tra lại theo đúng thủ tục.42

42

Hồng Lĩnh, Chiều nay xử vụ cô gái bị xăm rết lên người, http://bantinhangngay.net/chieu-nay-xu-vu-co-gai-bi- xam-ret-len-nguoi/?utm_source=taka banner&utm_campaign=TakaTaka&utm_medium=exchange [truy cập ngày 29/9/2014].

Một phần của tài liệu tội làm nhục người khác trong bộ luật hình sự việt nam (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)