Phạm tội làm nhục người khác trong trường hợp quy định tại khoản 2, điều

Một phần của tài liệu tội làm nhục người khác trong bộ luật hình sự việt nam (Trang 47)

5. Bố cục của luận văn

2.2.1.2 Phạm tội làm nhục người khác trong trường hợp quy định tại khoản 2, điều

1, Điều 121 BLHS

Tội làm nhục người khác được quy định tại điều Điều 121 luật hình sự năm 1999.Tại khoản 1 Điều 121 quy định:

“1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.”

Trường hợp người phạm tội chỉ xúc phạm nghiêm trọng danh dư nhân phẩm một người thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 1 Điều 121 Bộ luật hình sự Việt Nam có khung hình phạt là cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm. Không có tình tiết định khung tăng nặng. Khi quyết định hình phạt đối với tội này, cần phải xem xét một cách toàn diện đầy đủ các tình tiết của vụ án, nhân thân nguời phạm tội, đặc biệt là mối quan hệ giữa người bị hại với người phạm tội. Thông qua việc giải quyết vụ án các cơ quan tiến hành tố tụng cần giáo dục không chỉ người phạm tội mà cần giáo dục ngay đối với người bị hại để họ nhận thức được trách nhiệm của bản thân đối với gia đình và xã hội. Tuy nhiên, người nào phạm tội làm nhục người khác chỉ chịu trách nhiệm hình sự khi người đó bị khởi tố theo yêu cầu của người bị hại, quy định tại điều 88 Bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam. Nếu người bị hại không yêu cầu thì người phạm tội không bị truy tố trách nhiệm hình sự.

2.2.1.2 Phạm tội làm nhục người khác trong trường hợp quy định tại khoản 2, điều 121 BLHS 121 BLHS

- Phạm tội nhiều lần

Tình tiết "Phạm tội nhiều lần" trong Luật Hình sự Việt Nam được quy định là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự hoặc tình tiết định khung hình phạt trong rất nhiều tội phạm quy định tại các điều của các chương khác nhau mà trong một số điều luật thì tình tiết này có sự thể hiện nội dung và ý nghĩa khác nhau. Trong đó, điểm b khoản 2 điều 121 về tội "Làm nhục người khác".

Nếu điều luật không quy định là tình tiết định khung tăng nặng hình phạt thì tình tiết "Phạm tội nhiều lần" là tình tiết tặng nặng trách nhiệm hình sự quy định tại điểm g khoản 1 Điều 48 BLHS.

Trong Luật Hình sự Việt Nam, nhà làm luật chưa đưa ra khái niệm chính thức thế nào là tình tiết “Phạm tội nhiều lần". Nhưng từ thực tiễn xét xử và một số quan điểm của các nhà luật học thì tình tiết này được luận giải như sau:

Theo tác giả Đinh Văn Quế thì "Phạm tội nhiều lần là phạm tội từ hai lần trở lên như hai lần trộm cắp, hai lần lừa đảo chiếm đoạt tài sản, ba lần chứa mại dâm, bốn lần tham ô... và mỗi lần thực hiện hành vi đã cấu thành một tội phạm độc lập nhưng tất cả các tội phạm đó đều bị xét xử trong cùng một bản án...; Phạm tội nhiều lần là người phạm tội có nhiều lần thực hiện hành vi phạm tội, nhưng hành vi đó chỉ cấu thành một tội, xâm phạm đến cùng một khách thể trực tiếp và chưa đưa ra truy tố, xét xử..."

Theo tác giả Lê Văn Cảm thì "Phạm tội nhiều lần là phạm từ hai tội trở lên mà những tội ấy được quy định tại cùng một điều luật (hoặc tại cùng một khoản của điều luật) tương ứng trong phần riêng BLHS, đồng thời đối với những tội ấy vẫn còn thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự và người phạm tội vẫn chưa bị xét xử."

Tổng hợp các quan điểm trên và từ thực tiễn xét xử, theo chúng tôi tình tiết "phạm tội nhiều lần" được hiểu như sau:

Thứ nhất, Phạm tội nhiều lần là người phạm tội đã thực hiện từ hai hành vi phạm tội trở lên, tác động đến cùng một đối tượng hoặc nhiều đối tượng khác nhau, xâm phạm đến cùng một khách thể trực tiếp, mà mỗi hành vi ấy đã có đủ các yếu tố cấu thành một tội phạm độc lập, và được quy định tại cùng một điều luật trong phần riêng BLHS (cùng là hành vi trộm cắp, hiếp dâm, lừa đảo...).

Thứ hai, Khi xét xử, các hành vi đó chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự và người phạm tội vẫn chưa bị xét xử hoặc bị xử lý bằng các hình thức khác (đình chỉ vụ án, đình chỉ điều tra...).

Thứ ba, Nếu điều luật có quy định về giá trị tài sản hoặc thiệt hại về tài sản thì người phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự về tổng giá trị tài sản của các lần phạm tội cộng lại.

Qua khái niệm trên, chúng ta có thể thấy, tình tiết "Phạm tội nhiều lần" bao gồm năm nội dung sau:

(1) Phạm tội nhiều lần là người phạm tội đã thực hiện từ hai hành vi phạm tội trở lên, tác động đến cùng một đối tượng hoặc nhiều đối tượng khác nhau (ví dụ: phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối đối với nhiều người - điểm c khoản 1 Điều 104 BLHS, nhiều lần trộm cắp, nhiều lần hiếp dâm...).

(2) Nếu tách ra từng hành vi phạm tội riêng lẽ thì mỗi hành vi ấy đã đủ các yếu tố cấu thành một tội phạm độc lập.

(3) Tất cả các hành vi phạm tội đó đều được quy định tại một điều luật cụ thể trong phần riêng BLHS (cùng là tội trộm cắp, hiếp dâm...), có thể cùng một khoản, có thể phạm tội ở các khoản khác nhau của cùng một điều luật.

(4) Các hành vi phạm tội đó chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự, chưa bị các cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật (như đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án...) và cùng bị đưa ra xét xử một lần trong cùng một vụ án (được tuyên trong một bản án).

(5) Nếu điều luật có quy định về giá trị tài sản hoặc thiệt hại về tài sản thì người phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự về tổng giá trị tài sản của các lần phạm tội cộng lại.27

Riêng đối với tội làm nhục người khác thì phạm tội nhiều lần là người phạm tội đã nhiều lần có hành vi xúc phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm đối với một người, mỗi lần đều phải “xúc phạm nghiêm trọng” (đã cấu thành tội phạm).28 Hay nói cách khác, phạm tội nhiều lần là trường hợp thực hiện tội làm nhục người khác mà trước đó người phạm tội đã phạm tội này ít nhất một lần và chưa bị xét xử. Hành vi phạm tội trong trường hợp này là lập lại tội làm nhục người khác đã thực hiện trước đó, cho nên có mức độ nguy hiểm cao hơn bình thường.

Tuy nhiên, việc áp dụng tình tiết "Phạm tội nhiều lần" vào các trường hợp cụ thể không phải đều giống nhau mà tùy theo các tội phạm khác nhau thì nội dung, ý nghĩa của tình tiết này có thể khác nhau.

- Đối với nhiều người

Trường hợp phạm tội làm nhục đối với nhiều người là trường hợp xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của hai người trở lên, có thể cùng một lần hoặc nhiều lần khác nhau.

Để áp dụng tình tiết này, chúng ta cần xác định người phạm tội đã có hành vi xúc phạm nghiêm trọng danh dự nhân phẩm của từ hai người trở lên. Có thể hành vi “xúc phạm nghiêm trọng” danh dự, nhân phẩm xảy ra đới với nhiều người, nhưng cũng có thể hành vi “xúc phạm nghiêm trọng” danh dự, nhân phẩm chỉ xảy ra đối với một người, và đối với những người khác, người phạm tội đã có hành vi “xúc phạm” nhưng chưa đến mức “nghiêm trọng”.

- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn

Chức vụ là nhiệm vụ tương ứng với chức.29 Người có chức vụ là người do bổ nhiệm, do bầu cử, do hợp đồng hoặc do một hình thức khác, có hưởng lương hoặc

27

Lê Văn Luật, Bàn về tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự “Phạm tội nhiều lần” quy định trong Luật hình sự Việt Nam, Tạp chí Khoa học pháp lý, số 35, 2006.

28

Phạm Văn Beo, Giáo trình Luật hình sự Viêt nam, Phần các tội phạm, Nxb Chính trị quốc gia- Sự thật, Hà Nội, 2011, tr.175.

không hưởng lương, được giao thực hiện một công vụ nhất định và có quyền hạn nhất định trong khi thực hiện công vụ.

Đây là trường hợp người phạm tội dựa vào chức vụ, quyền hạn của mình để xúc phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người khác. Nếu không có chức vụ quyền hạn đó thì người phạm tội không thể phạm tội được. Cần xác định rõ người phạm tội thông qua chức vụ, quyền hạn của mình để phạm tội. Nếu người phạm tội có chức vụ, quyền hạn nhưng hành vi xúc phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người khác hoàn toàn không liên quan đến chức vụ, quyền hạn thì không áp dụng tình tiết này.30

Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội là trường hợp người phạm tội làm nhục người khác đã sử dụng chức vụ, quyền hạn của mình để dễ dàng thực hiện tội phạm.31 Tính nguy hiểm của những trường hợp lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội làm nhục người khác là ở chỗ, chúng không những xâm phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, mà còn xâm phạm đến hoạt động đúng đắn của cơ quan nhà nước.

Ví dụ: H là thủ quỹ của một Công ty, thấy chồng mình ngoại tình với một phụ nữ khác, nên đã dùng đánh ghen người phụ nữ giữa đường, lột quần áo của cô ta thì không thể coi hành vi phạm tội của H là lợi dụng chức vụ, quyền hạn được.

Bộ luật hình sự năm 1985 chưa quy định tình tiết này là tình tiết tăng nặng, đến kỳ họp thứ 11 Quốc hội khoá IX có quy định tình tiết "Lợi dụng chức vụ cao để phạm tội", nhưng sau khi quy định tình tiết này, việc giải thích thế nào là "chức vụ cao" còn nhiều ý kiến khác nhau và thực tiễn xét xử đã không thể áp dụng tình tiết này trong các vụ án cụ thể. Mặt khác, do cơ cấu của Bộ luật hình sự năm 1999 có nhiều thay đổi so với Bộ luật hình sự năm 1985, nên nhà làm luật quy định tình tiết "lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội" thay cho tình tiết "lợi dụng chức vụ cao để phạm tội" là hoàn toàn phù hợp, có cơ sở khoa học để giải thích và hướng dẫn áp dụng.

- Đối với người thi hành công vụ

Tình tiết này bao gồm cả người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ. Chỉ cần xác định nạn nhân là người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ thì có thể áp dụng tình tiết này, không kể hành vi xúc phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm có liên quan đến công vụ đó hay không.

30

Đinh Văn Quế, Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự phản ánh cách thức thực hiện tội phạm và một số vấn đề cần chú ý khi áp dụng các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự,

http://www.toaan.gov.vn/portal/page/portal/tandtc/Baiviet?p_page_id=1754190&p_cateid=1751909&article_deta ils=1&item_id=9522491 [truy cập ngày 18/8/2014].

31

Công vụ ở đây được hiểu là những công việc vì lợi ích chung mà việc thực hiện công việc đòi hỏi người thi hành phải có những quyền nhất định đối với công dân khác. Tính nguy hiểm của những trường hợp làm nhục người khác đối với người đang thi hành công vụ là ở chỗ chúng không chỉ xâm phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của con người, mà còn xâm phạm nghiêm trọng đến trật tự công cộng, cản trở hoạt động chung của xã hội, gây ảnh hưởng xấu tới tình hình an ninh, trật tự, bởi lẽ khi thi hành công vụ, người bị hại thay mặt Nhà nước, chứ không phải nhân danh cá nhân họ.

Ví dụ: Ngày 11/9/2013, bà Đào đến TAND thành phố Quy Nhơn (Bình Định) để trình bày thắc mắc trong một vụ tranh chấp quyền sở hữu tài sản nhà ở, mà bà có liên quan. Do thẩm phán, người thụ lý vụ kiện, đi vắng nên bà Đào được ông Chánh án TAND thành phố Quy Nhơn mời vào phòng giải thích. Sau khi nói chuyện với vị chánh án, bà Đào được cho là đã lấy từ trong túi xách một chiếc quần dài, quàng vào đầu vị quan tòa và có những lời lẽ xúc phạm, gây mất trật tự tại trụ sở tòa án. Người phụ nữ này sau đó bị Công an thành phố Quy Nhơn khởi tố về tội Làm nhục người khác.32

- Đối với người nuôi dưỡng, dạy dỗ, chăm sóc, chữa bệnh cho mình

Ở tình tiết này, người phạm tội làm nhục người khác không chỉ xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm người bị hại, mà đặc biệt ở trường hợp này người phạm tội và người bị hại có mối quan hệ đặc biệt đối với nhau.

Người bị hại ở trường hợp này có thể là người nuôi dưỡng người phạm tội là người có trách nhiệm nuôi dưỡng người phạm tội do quan hệ huyết thống như bố mẹ đối với con cái, ông bà đối với cháu, anh chị đối với em; do quan hệ hôn nhân như người vợ hoặc người chồng không còn khả năng lao động phải sống nhờ vào người vợ hoặc chồng; có thể do quan hệ xã hội mà phát sinh mối quan hệ giữa người có trách nhiệm nuôi dưỡng với người được nuôi dưỡng như nuôi dưỡng trẻ mồ côi, nuôi dưỡng thương bệnh binh, nuôi dưỡng người cao tuổi cô đơn, nuôi dưỡng bệnh nhân… Người dạy dỗ người phạm tội là thầy, cô giáo trong hệ thống các trường đào tạo, giáo dục của Nhà nước hoặc của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, cũng có thể chỉ là người dạy dỗ theo một hợp đồng dân sự như gia sư, huấn luyện viên… Người chăm sóc người phạm tội là những người theo nghĩa vụ hoặc hợp đồng có trách nhiệm chăm sóc người phạm tội. Nói chung, người có trách nhiệm nuôi dưỡng, đồng thời có trách nhiệm chăm sóc, nhưng cũng có trường hợp người có trách nhiệm chăm sóc, nhưng không có trách nhiệm nuôi dưỡng. Người chữa bệnh cho người phạm tội là những người thầy thuốc như bác sĩ, y tá, nhân viên y tế; họ có thể đồng thời là người nuôi dưỡng, chăm sóc cho

32

người phạm tội, nhưng có thể chỉ chữa bệnh cho người phạm tội, còn chăm sóc, nuôi dưỡng người phạm tội là người khác.

Trong mối quan hệ đặc biệt với những người kể trên, người phạm tội hơn ai hết phải biết ơn và kính trọng người bị hại vì đây là trường hợp phạm tội vừa bị pháp luật hình sự trừng trị, vừa bị dư luận xã hội lên án về mặt đạo đức. Với hành vi phạm tội của mình, người phạm tội làm nhục người khác không chỉ vi phạm pháp luật hình sự, mà còn vi phạm nghiêm trọng đạo lý làm con, cháu, làm học trò, làm người được nuôi dưỡng.

Một phần của tài liệu tội làm nhục người khác trong bộ luật hình sự việt nam (Trang 47)