Các dấu hiệu pháp lý của tội làm nhục người khác

Một phần của tài liệu tội làm nhục người khác trong bộ luật hình sự việt nam (Trang 35)

5. Bố cục của luận văn

2.1 Các dấu hiệu pháp lý của tội làm nhục người khác

Mỗi trường hợp phạm tội cụ thể của loại tội nhất định đề có những nội dung biểu hiện riêng biệt ở cả bốn yếu tố. Những biểu hiện giống nhau ở cả bốn yếu tố của các loại tội nhất định tổng hợp lại được gọi là cấu thành tội phạm. Như vậy, “Cấu thành tội phạm là tổng hợp những dấu hiệu chung có tính đặc trưng cho một loại tội phạm cụ thể được quy định trong luật hình sự”.18

Tương tự như vậy thì cấu thành tội phạm của tội làm nhục người khác là những dấu hiệu có tính xúc phạm nghiêm trọng danh dự nhân phẩm người khác có tính đặc trưng được quy định trong luật hình sự.

Các dấu hiệu của cấu thành tội phạm làm nhục người khác gồm 3 đặc điểm: đều do luật định; có tính bắt buộc và có tính đặc trưng. Những đặc điểm này giúp phân biệt các tội phạm với nhau và một trong số đó là tính đặc trưng. Tính đặc trưng của tội làm nhục người khác là xúc phạm nghiêm trọng danh dự nhân phẩm. Dấu hiệu này không là dấu hiệu cụ thể của mỗi tội làm nhục người khác; nếu xét độc lập với những dấu hiệu khác, có thể thấy ở nhiều cấu thành tội phạm khác. Tính đặc trưng của cấu thành tội phạm cho phép phân biệt giữa tội phạm này với tội phạm khác, bởi vì không thể có hai cấu thành tội phạm giống nhau. Nhưng không có nghĩa một dấu hiệu nào đó đã có ở cấu thành tội phạm của tội này thì không thể có ở tội phạm khác. Cũng với dấu hiêu đó nhưng khi kết hợp với các dấu hiệu đặc thù khác sẽ cấu thành một tội phạm khác.19 Ví dụ: dấu hiệu xúc phạm danh dự nhân phẩm có thể thấy ở cấu thành tội phạm như cấu thành tội phạm tội vu khống, làm nhục người khác… Nhưng trong sự kết hợp với những dấu hiệu khác của cấu thành tội phạm, những dấu hiệu đó có tính riêng biệt. Xúc phạm trong tội làm nhục người khác khác với xúc phạm trong tội vu khống.

Theo luật hình sự Việt Nam, bất cứ hành vi phạm tội nào dù đặc biệt nghiêm trọng hay ít nghiêm trọng, dù bị quy định hình phạt tới chung thân, tử hình hay chỉ là cảnh cáo, phạt tiền cũng đều là thể thống nhất giữa mặt khách quan và mặt chủ quan, giữa biểu hiện bên ngoài và những hoạt động tâm lý bên trong đều là hoạt động cụ thể của con người gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho quan hệ xã hội nhất định. Sự thống nhất của bốn yếu tố này là hình thức về cấu trúc, thể hiện đầy đủ nội dung chính trị- xã hội của tội phạm. Nếu về mặt nội dung chính trị- xã hội, mỗi tội phạm có tính chất và mức nguy hiểm cho xã hội khác nhau thì về mặt cấu trúc, bốn yếu tố cấu thành tội phạm cũng có những biểu hiện nội dung khác nhau. Chính sự khác nhau này quyết định tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm.

Tội làm nhục người khác cũng nằm trong nhóm tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm con người. Về cơ bản bốn yếu tố cấu thành tội phạm trong nhóm tội phạm này được xét cùng nhau. Tuy nhiên mỗi tội phạm đều khác nhau về đặc điểm cấu trúc của bốn yếu tố của tội phạm. Về tội làm nhục người khác thì bốn yếu tố cấu thành tội phạm được thể hiện như sau:

- Mặt khách quan của tội phạm; - Mặt khách thể của tội phạm;

19

- Mặt chủ quan của tội phạm; - Mặt chủ thể của tội phạm.

2.1.1 Mặt khách thể của tội làm nhục người khác

Là một loại hoạt động của con người, nên cũng như các loại hoạt động khác, tội phạm cũng nhằm vào những khách thể cụ thể, tồn tại ngoài ý thức, độc lập với ý thức của chủ thể nhưng không phải để cải biến mà để gây thiệt hại cho những khách thể đó.

Trong hệ thống các quan hệ xã hội phù hợp với lợi ích của giai cấp thống trị, các quan hệ xã hội có ý nghĩa khác nhau đối với sự phát triển của xã hội được Nhà nước bảo vệ bằng các quy phạm pháp luật khác nhau. Khách thể bảo vệ của luật hình sự là những quan hệ xã hội được Nhà nước xác định cần được bảo vệ bằng những quy phạm pháp luật hình sự. Những quan hệ xã hội đó sẽ là khách thể của tội phạm trong trường hợp chúng bị gây thiệt hại hoặc bị đe dọa gây thiệt hại ở mức độ nhất định. Như vậy, khách thể của tội phạm là quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ và bị tội phạm xâm hại. Công dân Việt Nam có quyền bất khả xâm phạm về thân thể và được pháp luật bảo vệ về tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự. Tôn trọng và bảo vệ danh dự, nhân phẩm của mỗi công dân là trách nhiệm của mọi người.

Khách thể của tội phạm bao gồm khách thể chung, khách thể loại và khách thể trực tiếp. Trong đó, khách thể chung của tội phạm là tổng hợp tất cả các quan hệ của xã hội bị tội phạm xâm hại và được luật hình sự bảo vệ; khách thể loại của tội phạm là nhóm quan hệ xã hội có cùng tính chất được một nhóm các quy phạm pháp luật bảo vệ và bị một nhóm tội phạm xâm hại; khách thể trực tiếp của tội phạm là một hoặc một số quan hệ xã hội cụ thể bị hành vi phạm tội cụ thể xâm hại.

Đối với tội làm nhục người khác, khách thể của tội phạm là nhân phẩm, danh dự của con người. Tội phạm làm nhục người khác xâm phạm đến quyền bất khả xâm phạm về danh dự nhân phẩm của con người. Hành vi đó không chỉ xâm phạm đến danh dự nhân phẩm đôi khi còn dẫn đến nạn nhân bị ức chế về tâm lý như lo lắng, sợ hãi làm nạn nhân bị trầm cảm, bị bệnh tâm thần sau khi bị hại hoặc do thiếu suy nghĩ không chịu được mức độ ức chế tinh thần dẫn đến nạn nhân tự sát.

Tóm lại khách thể chung của tội làm nhục người khác là quyền và lợi ích hợp pháp của công dân; khách thể loại của tội làm nhục người khác là tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của công dân; khách thể trực tiếp là danh dự, nhân phẩm của con người. Đối tượng tác động là con người đang còn sống. Với tính chất là các quan hệ xã hội bị tội phạm xâm hại, khách thể là một trong bốn yếu tố của cấu thành tội phạm nói chung và khách thể trực tiếp là một trong bốn yếu tố của cấu thành tội phạm cụ thể.

Việc nghiên cứu khách thể tội làm nhục người khác có ý nghĩa rất quan trọng trong việc đánh giá tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội.

Ví dụ: Anh An và chị Lành là đôi vợ chồng trẻ hạnh phúc. Nhưng sau đó, gia đình dần rơi vào cảnh áp lực bao trùm khi anh An ghen tuông quá quắc… luôn rào trước đón sau mọi hành động và lời nói của chị Lành. Trong một lần say xỉn, vì nghe lời nói của những người bạn nhậu, anh An tức giận vì nghĩ rằng vợ mình là người phản bội. An vây đánh chị Lành không chút thương xót. Mặc kệ những lời can ngăn của lối xóm, An dùng phân trâu trét vào mặt và miệng của Lành để thỏa cơn tức giận vì nghi ngờ chị Lành “cấm sừng” mình. Hành vi của An đã tác động trực tiếp đến chị Lành, xâm phạm khách thể chung là quyền được bảo vệ của công dân của chị Lành, khách thể loại ở đây là tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm và khách thể trực tiếp là danh dự nhân phẩm của người vợ mà anh từng yêu thương.

2.1.2 Mặt khách quan của tội làm nhục người khác

Bất cứ tội phạm nào khi xảy ra cũng đều có những biểu hiện diễn ra hoặc tồn tại bên ngoài, mà con người có thể trực tiếp nhận biết được. Đó là:

- Hành vi khách quan nguy hiểm cho xã hội;

- Hậu quả nguy hiểm cho xã hội, cũng như mối quan hệ giữa hành vi khách quan và hậu quả;

- Các điều kiện bên ngoài của việc thực hiện hành vi phạm tội (công cụ, phương tiện, phương pháp, thủ đoạn, thời gian, địa điểm phạm tội…)

Tổng hợp những biểu hiện trên đây tạo thành mặt khách quan của tội phạm. Như vây, mặt khách quan của tội làm nhục người khác là mặt bên ngoài của tội phạm, bao gồm những biểu hiện của tội phạm diễn ra hoặc tồn tại bên ngoài thế giới khách quan. Mặt khách quan của tội làm nhục người khác là một trong bốn yếu tố của tội phạm. Không có mặt khách quan thì cũng không có các yếu tố khác của tội phạm và do vậy cũng không có tội phạm. Trong mặt khách quan của tội làm nhục người khác, hành vi khách quan là biểu hiện cơ bản. Những biểu hiện khác của mặt khách quan của tội làm nhục người khác chỉ có ý nghĩa khi có hành vi khách quan.

- Hành vi khách quan của tội làm nhục người khác luôn luôn được thể hiện dưới hình thức hành động phạm tội có thể bằng nhiều hành vi và thủ đoạn nhưng cùng mục đích làm biến đổi tình trạng bình thường của đối tượng tác động, gây thiệt hại cho nhân phẩm, danh dự con người qua việc chủ thể làm một việc bị pháp luật cấm như bằng lời nói hoặc hành động xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác như xỉ nhục, nhạo báng, chửi rủa thậm tệ, lột trần truồng người bị hại trước đám đông…

Người bị hại phải là người bị xâm phạm nghiêm trọng đến nhân phẩm, danh dự nhưng vấn đề thế nào là nhân phẩm, danh dự bị xâm phạm nghiêm trọng là một vấn đề khá phức tạp. Người bị hại phải chứng minh được bản thân mình bị xúc phạm nghiêm trọng về danh dự, nhân phẩm, cảm thấy xấu hổ, nhục nhã; những hành vi của người phạm tội đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng tới nhân thân của mình.

Ví dụ: Ngày 14/11/2012, Công an huyện Bù Đốp (Bình Phước) đã bắt khẩn cấp Phạm Thị Thoa (45 tuổi, ở thị trấn Thanh Bình) để điều tra hành vi làm nhục người khác. Theo điều tra ban đầu của công an, biết chồng mình và chị Tâm (42 tuổi, ợ̉ xa ̃ Thiện Hưng) quan hệ bất chính từ lâu nên Thoa âm thầm theo dõi chờ cơ hội "dạy cho tình địch một bài học". Sau nhiều ngày điều tra và biết được chỗ ở của chị Tâm, chiều 6/10, Thoa rủ một số anh em tìm đến nhà chị này đánh ghen. Vừa nhìn thấy chị Tâm ngồi ở trong nhà, Thoa liền chạy vào lôi tình địch ra sân rồi đè xuống rồi cắt tóc, bôi vôi lên đầu. Chưa hả giận, "Hoạn thư" tiếp tục đánh đập, xé quần áo và dùng nhựa hạt điều chà vào thân thể của chị Tâm mặc cho nạn nhân van xin. Em trai chị Tâm chạy đến can ngăn cũng bị nhóm người của bà Thoa đuổi đánh.20

Hành vi làm nhục người khác có thể thực hiện bằng lời nói hoặc hành động, có thể thực hiện trước mặt hoặc sau lưng người bị hại miễn sao người phạm tội cố ý để hành vi làm nhục đến tai người bị hại. Để xác định mức độ nghiêm trọng của hành vi làm nhục phải căn cứ vào thái độ, nhận thức của người phạm tội, cường độ và thời gian kéo dài của hành vi; vị thế, vai trò của người bị hại trong gia đình, tổ chức hoặc trong xã hội; dư luận xã hội về hành vi lăng nhục đó.

Ví dụ: Việc đại biểu Quốc hội Hoàng Hữu Phước đăng bài viết trên trang blog cá nhân có nội dung xúc phạm đến đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc đang gây xôn xao dư luận, đây là tình huống pháp lý đáng quan tâm của các vị luật sư. Hành vi của đại biểu Hoàng Hữu Phước đã làm hạ thấp danh dự và uy tín của đại biểu Dương Trung Quốc. Việc đưa ý kiến lên trang blog cá nhân không chỉ là một thông tin gửi riêng cho đại biểu Dương Trung Quốc mà còn nhằm phổ biến thông điệp cho cộng đồng. Nếu hành vi của đại biểu Hoàng Hữu Phước “xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác”, có ý kiến cho rằng đại biểu Hoàng Hữu Phước có thể bị xem xét về tội làm nhục người khác theo Điều 121 Bộ luật hình sự 1999. Tùy mức độ nặng nhẹ, các hình phạt được áp dụng với tội phạm này là phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm. Cũng có ý kiến cho rằng trách nhiệm hình sự thì không thể áp dụng ngay vì ông Phước được hưởng quyền miễn trừ truy tố

20

khi là đại biểu Quốc hội. không thể truy cứu trách nhiệm hình sự của đại biểu Hoàng Hữu Phước nếu không có sự chấp thuận của Ủy ban thường vụ Quốc hội (ngoài kỳ họp Quốc hội) hoặc Quốc hội (trong kỳ họp Quốc hội).

Tội phạm hoàn thành khi người phạm tội có một trong các hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác nói trên một cách nghiêm trọng.21 Vì đây là loại tội phạm có cấu thành hình thức nên không cần hậu quả xảy ra mới có thể truy cứu trách nhiệm hình sự.

* Một số vấn đề cần lưu ý22

- Hành vi xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác nhấn mạnh về tác động tinh thần thông qua lời nói, cử chỉ, kể cả đối với người nuôi dưỡng, chăm sóc chữa bệnh cho mình thì cũng phạm tội làm nhục người khác.

- Người có hành vi xúc phạm nhân phẩm, danh dự là ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình, không chỉ tác động về tinh thần mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến nhu cầu vật chất của họ, đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn bị xâm phạm thì không phạm tội làm nhục người khác mà phạm tội ngược đãi ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình.

- Hậu quả của tội phạm

Để đánh giá hành vi như thế nào được xem là xúc phạm danh dự, nhân phẩm tùy thuộc vào đối tượng bị xúc phạm cũng như người phạm tội. Chẳng hạn, cũng với hành vi ném quần lót vào mặt thì đối với một tên nghiện ma túy có thể không được coi là xúc phạm nghiêm trọng, nhưng đối với một tri thức thì đó lại là sự xúc phạm nghiêm trọng. Tất cả những hành vi đó phải chưa đến mức cấu thành các tội phạm khác (hiếp dâm, cưỡng dâm, dâm ô, cố ý gây thương tích…) Thông thường hành vi phạm tội làm nhục người khác thể hiện ở các hành vi nói trên, nhưng ở mức rất quá đáng, rất quá quắt.

Ví dụ: Anh A biết chị B là giáo viên mầm non, rất xinh đẹp và nết na. A muốn lấy chị B làm vợ nhưng chị B từ chối, A đã tìm cách làm nhục chị B, A đã chữi bới, lăng mạ chị B và lấy phân tươi ném vào mặt chị B ở giữa chợ. Hành vi của A là rất quá đáng, vì thù hằn cá nhân nên đã hành động một cách tàn nhẫn, làm hạ thấp danh dự và nhân phẩm của chị B. Khiến chị B vô cùng xấu hổ trước bạn bè và đồng nghiệp. Điều

21

Phạm Văn Beo, Giáo trình luật hình sự Việt Nam, Phần các tội phạm, Nhà xuất bản chính trị quốc gia – Sự thật, Hà Nội năm 2011, tr.174

22

Nhóm tác giả, Bình luận khoa học Bộ luật hình sự 1999 (phần các tội phạm), Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, tr.139.

đó tác động không hề nhỏ đến tâm lý của chị B, ảnh hưởng đến tương lai và hạnh phúc

Một phần của tài liệu tội làm nhục người khác trong bộ luật hình sự việt nam (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)