5. Bố cục của luận văn
2.2.2 Hình phạt bổ sung của tội làm nhục được quy định tại khoản 3 Điều 121 Bộ
luật hình sự hiện hành
Bên cạnh hình phạt chính còn có hình phạt bổ sung áp dụng đối với người thực hiện hành vi làm nhục người khác. Hình phạt bổ sung được áp dụng đối với người phạm tội với ý nghĩa nhằm tăng cường hiệu lực cũng như hiệu quả của hình phạt chính đã được áp dụng đối với người phạm tội. Mục đích chủ yếu của hình phạt bổ sung nhằm phòng ngừa người bị kết án phạm tội mới. Hình phạt bổ sung không thể tuyên độc lập mà chỉ có thể tuyên kèm theo một hình phạt chính.
Khoản 3 Điều 121 BLHS năm 1999 dành riêng để quy định hình phạt bổ sung đối với người phạm tội làm nhục người khác quy định tại điều này như sau: “…cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một đến năm năm”. Hình phạt bổ sung này được áp dụng khi thấy cần thiết phải loại bỏ môi trường và điều kiện thuận lợi mà trong đó người bị kết án có thể lại phạm tội, tức là loại trừ khả năng họ có thể lợi dụng chức vụ, nghề nghiệp hoặc công việc nhất định để có hành vi làm nhục người khác. Đó là trong những trường hợp người phạm tội giữ chức vụ hoặc làm những nghề nghiệp, công việc liên quan. Ví dụ như: cán bộ, công chức. Cũng có thể là chức vụ trong các tổ. Có thể là nghề giáo viên, bác sĩ, y tá… trong các việc. Đây là một điểm mới so với quy định tội làm nhục người khác ở BLHS năm 1985, nhằm tăng tính hiệu quả của hình phạt đối với người phạm tội, ngăn ngừa việc họ phạm tội lại.
Xuất phát từ mục đích của hình phạt bổ sung là ngăn ngừa, triệt tiêu môi trường phạm tội để người bị kết án không có cơ hội tái phạm nên thời điểm áp dụng hình phạt bổ sung sẽ là kể từ ngày mãn hạn chấp hành hình phạt tù hoặc từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật nếu được hưởng án treo. Khoản 3 Điều 121 BLHS quy định thời hạn cấm
đảm nhiệm chức vụ, nghề nghiệp hoặc công việc nhất định là “từ một năm đến năm năm”, tòa án sẽ quyết định thời hạn cụ thể trong từng trường hợp cụ thể.33