Tình hình tội làm nhục người khá cở Việt Nam

Một phần của tài liệu tội làm nhục người khác trong bộ luật hình sự việt nam (Trang 59)

5. Bố cục của luận văn

3.1 Tình hình tội làm nhục người khá cở Việt Nam

Xung quanh vấn đề quyền con người, hiện nay vấn đề xúc phạm danh dự, nhân phẩm, làm nhục người khác được báo chí, các phương tiện truyền thông đề cập rất nhiều. Gần đây, dư luận nóng lên sau nhiều vụ bị tung hàng nghìn bức ảnh khỏa thân, ảnh nude khiến nhiều người dân bàn tán xôn xao. Điều này, đã xúc phạm nghiêm trọng đến danh dự, nhân phẩm của người bị hại. Khiến họ bị mọi người coi thường, còn những người thân của họ bị chửi bới, lăng mạ. Đây không phải là vấn đề giờ mới nói mà xưa nay vấn đề xúc phạm danh dự, nhân phẩm, làm nhục người khác diễn ra phổ biến, đặc biệt là trong giới trẻ. Hiện tượng nam nữ đánh lộn, rồi cởi quần cởi áo, bêu xấu nhau trên đường diễn ra hằng ngày hằng giờ làm chúng ta không thể không suy nghĩ về vấn nạn này. Bức xúc hơn là tình trạng người phạm tội làm nhục cả ông bà, thầy cô trên mạng xã hội.

Theo báo cáo tổng kết hoạt động của Tòa án nhân dân tối cao qua các năm 2011, 2012, 2013. Trong đó:

- Trong năm 2011, tổng số 60,925 vụ án hình sự Tòa án thụ lý thì trong đó tội là nhục có 186 vụ với 203 bị cáo, Tòa án đã xét xử 181 vụ, 192 bị cáo. So với vụ án hình sự được đưa ra xét xử năm 2011 là 60,925 vụ với 95,213 bị cáo, thì các vụ án làm nhục người khác chiếm 0.31% tổng số vụ và 0.21% tổng số bị cáo.

- Trong năm 2012 tổng số 67,369 vụ án hình sự Tòa án thụ lý thì trong đó tội làm nhục có 237 vụ với 262 bị cáo, Tòa án đã xét xử 231 vụ, 251 bị cáo. So với số lượng vụ án hình sự được đưa ra xét xử năm 2012 là 67,369 vụ với 97,517 bị cáo, thì các vụ án về tội làm nhục người khác chiếm 0.35% tổng số vụ và 0.27% tổng số bị cáo. - Trong năm 2013 tổng số 68,751 vụ án hình sự tòa án thụ lý thì trong đó tội làm nhục có 302 vụ với 348 bị cáo, Tòa án đã xét xử sơ thẩm 291 vụ, 332 bị cáo. So với số lượng vụ án hình sự được đưa ra xét xử năm 2013 là 68,751 vụ với 97,873 bị cáo, thì

các vụ án về tội làm nhục người khác chiếm 0.44% tổng số vụ và 0.36% tổng số bị cáo.37 Qua những số liệu cụ thể này ta thấy rằng số lượng vụ án về tội làm nhục người khác qua các năm luôn tăng, các năm sau luôn cao hơn những năm trước. Ví dụ: như năm 2011 là 186 vụ với 203 bị cáo, đến năm 2012 tăng lên 237 vụ với 262 bị cáo, đến năm 2013 là 291 vụ với 332 bị cáo.

Người viết xin đưa ra một vài đơn cử cho tình hình tội làm nhục người khác đang diễn ra phức tạp và khuấy động đến đạo đức và nhân cách con người trong lối sống hiện nay. Ví dụ: Nữ sinh Q.A. khi bị bà ngoại nhắc nhở về chuyện học hành, đã lên Facebook để chửi bà với những lời lẽ thô tục và cách xưng hô như với những người ngang hàng phải lứa. Nữ sinh H.K. đang học tại một trường THPT ở Hà Nội viết lên tường Facebook với những ngôn từ khó nghe, xúc phạm thầy cô như “con điên”, “quái vật”. Hay nữ sinh K.C. đã “tâm sự” về bà của mình: “bà được ví không khác gì "súc vật", chỉ suốt ngày biết "vạch áo cho người xem lưng". Không những thế còn rất xấu tính và hèn nhát”.

Xôn xao gần đây là tình trạng người dân bắt được kẻ trộm, vì tức giận nên có những hành động trả thù bằng cách lột quần áo hoặc cùng nhau đánh đập tên trộm hoặc bắt tên trộm bêu xấu giữa chỗ đông người.

Ví dụ: Vụ nữ sinh bị treo bảng “tôi là trộm” ở siêu thị Vỹ Yên ở tỉnh Gia Lai. Các luật sư khẳng định các nhân viên siêu thị Vĩ Yên buộc nữ sinh đeo bảng “tôi ăn trộm” là dấu hiệu của tội Làm nhục người khác. Việc lấy trộm 2 quyển truyện của em nữ sinh là đã sai nhưng xử lý đối với hành vi này phải tuân theo quy định. "Không phải ai cũng có thể tự xử lý những vi phạm của người khác. Thẩm quyền thuộc về những cơ quan, cá nhân được pháp luật quy định". Mặt khác, hai quyển truyện chỉ có giá 20.000 đồng, nếu người thành niên có lấy cắp cũng không bị xử lý hình sự bởi Trộm cắp tài sản là tội có định lượng, phải từ 2 triệu đồng trở lên. Ở đây, cô bé chỉ mới là học sinh lớp 7, tức 13 tuổi. Hành vi sai phạm của em là có nhưng không lớn, không có dấu hiệu tội phạm hình sự nên không phải là phạm tội quả tang để người dân có thể bắt giữ. Mà việc bắt giữ đối với người phạm pháp quả tang cũng phải tuân theo quy định của pháp luật. Luật sư cho biết: "Không thể lạm dụng việc bắt quả tang để xâm phạm danh dự, nhân phẩm của người phạm tội".

Trong vụ việc này, đáng lẽ các bảo vệ, nhân viên siêu thị cần báo ngay cho gia đình của em để phối hợp xử lý, giáo dục, uốn nắn. Đằng này, họ đã tự ý bắt giữ em để

37

Tòa án nhân dân tối cao, Báo cáo tổng kết hoạt động của Tòa án nhân dân tối cao qua các năm 2011, 2012, 2013, http://toaan.gov.vn/portal/page/portal/tandtc, [Truy cập ngày 5/9/2014]

lục soát, trói tay, bắt đeo bảng với nội dung hạ nhục em tại siêu thị (nơi công cộng nhiều người qua lại) là một hành vi không thể chấp nhận được.

Hành vi này không chỉ là trái với đạo đức, thiếu tôn trọng, thiếu tình người với trẻ em lầm lỗi mà họ đã đi xa hơn, đã có những hành vi mang tính nhục mạ, xúc phạm nghiêm trọng đến danh dự nhân phẩm của người khác. Đây là dấu hiệu của tội Làm nhục người khác theo quy định điều 121 Bộ luật hình sự, mức hình phạt có thể lên đến 3 năm tù.

Việc này đã gây hậu quả nghiêm trọng là làm cho nữ sinh cảm thấy xấu hổ với mọi người, bị hoảng loạn trầm trọng. Nghiêm trọng hơn, sau khi làm nhục Liên tại siêu thị, một lần nữa, nhân viên còn chụp ảnh em để đăng trên mạng xã hội phát tán hình ảnh em bị làm nhục cho nhiều người cùng xem thì mức độ xâm phạm đến danh dự nhân phẩm của nữ sinh còn tăng lên.

Cơ quan điều tra cần vào cuộc để khởi tố, làm rõ dấu hiệu tội Làm nhục người khác của những nhân viên siêu thị. Nếu đủ căn cứ, phải khởi tố các cá nhân có liên quan về tội này. Ngoài ra, việc các nhân viên siêu thị bắt người bác của Liên phải nộp phạt 200.000 đồng, tức gấp 10 lần giá trị 2 quyển truyện, cũng là trái luật. Cùng quan điểm, luật sư Nguyễn Minh Thuận (Văn phòng luật sư Sài Gòn) cho biết thêm, hành vi làm nhục người khác được hiểu là hành vi xúc phạm nghiêm trọng đến nhân phẩm, danh dự hay bôi nhọ người khác. Hành vi của các nhân viên này không những vi phạm pháp luật mà còn phạm tội một cách có tổ chức. Giữa những người này đã có sự sắp xếp nhiệm vụ với nhau. Người thì bắt trói, người viết tấm bảng đeo trước ngực nạn nhân rồi tra khảo... Sự việc đã đi quá xa và để lại hậu quả vô cùng lớn đối với cô bé. Đây thực sự sẽ là một cú sốc lớn đối với em và gia đình. Sự xấu hổ và mặc cảm có thể khiến cuộc đời em bị rẽ sang một hướng khác.

Càng nguy hiểm hơn khi áp dụng hình thức làm nhục trẻ trước nhiều người. Cách làm của siêu thị là vì lợi ích trước mắt, muốn răn đe người xung quanh theo kiểu ai ăn trộm sẽ bị thế này, hơn là răn đe bé Liên. Kiểu hình phạt làm nhục hoàn toàn không thể áp dụng cho đứa trẻ ở độ tuổi này. Cách làm này sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến tâm hồn của bé. Nó khiến các em nghĩ mình khó có thể lấy lại danh dự, rằng mình sẽ bị mọi người nhìn như kẻ xấu suốt đời.38

Con người được coi là vốn quý của xã hội, là đối tượng hàng đầu được pháp luật nói chúng, luật hình sự nói riêng bảo vệ. Bảo vệ con người trước hết là bảo vệ tính mạng, sức khõe, bảo vệ nhân phẩm, danh dự của họ vì đó là vấn đề có ý nghĩa quan

38

Nhóm phóng viên,Người bắt nữ sinh đeo bảng 'tôi ăn trộm' có thể lĩnh 3 năm tù,

http://ione.vnexpress.net/tin-tuc/nhip-song/nguoi-bat-nu-sinh-deo-bang-toi-an-trom-co-the-

trọng hàng đầu đối với con người. Trong những năm qua, sự nghiệp đổi mới do Đảng khởi xướng và lãnh đạo đã thu được nhiều thành tựu quan trọng trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội. Trong lĩnh vực bảo vệ quyền con người nói chung, bảo vệ nhân phẩm, danh dự con người nói riêng, Đảng và Nhà nước ta luôn xác định con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Nhà nước Việt Nam khẳng định con người là trung tâm của các chính sách kinh tế - xã hội, thúc đẩy và bảo vệ quyền con người là nhân tố quan trọng cho sự phát triển bền vững, bảo đảm thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Mọi chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đều phấn đấu cho mục tiêu “dân giàu nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh”, tất cả cho con người, vì con người. Nhà nước Việt Nam không chỉ khẳng định sự tôn trọng và bảo vệ quyền con người nói chung, nhân phẩm, danh dự con người nói riêng, mà còn làm hết sức mình bảo vệ quyền con người trên thực tế.

Tuy nhiên, bên cạnh mặt tích cực, những thành tựu đã đạt được, trong thời gian qua cũng nảy sinh nhiều vấn đề tiêu cực, trong đó có nhiều vấn đề mới phát sinh có liên quan đến công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm, tình hình tội phạm còn diễn biến phức tạp trên các lĩnh vực, trong đó tình hình tội làm nhục người khác, xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác đang là vấn đề gây bức xúc trong toàn xã hội, được đông đảo dư luận quan tâm và theo dõi. Thực tế đấu tranh phòng chống tội phạm làm nhục người khác đã đặt ra nhiều vấn đề vướng mắc cần phải nghiên cứu, giải quyết như khái niệm, dấu hiệu pháp lý hình sự của tội làm nhục người khác, nguyên nhân điều kiện của tội làm nhục người khác…

Hiện nay, tình hình vi phạm quyền con người nói chung và vi phạm nhân phẩm, danh dự con người nói riêng là một vấn đề cần quan tâm trong xã hội ta. Bởi lẽ đất nước muốn phát triển bền vững ngoài các chỉ tiêu về tăng trưởng, phát triển kinh tế đòi hỏi sự phát triển về văn hóa, giáo dục, về mức độ tôn trọng và bảo vệ nhân phẩm danh dự con người. Tình hình vi phạm danh dự, nhân phẩm của con người hiện nay vẫn là vấn đề bức xúc của xã hội, hễ có sự buông lỏng của các cơ quan bảo vệ pháp luật, các cấp, các ngành thì vấn đề này lại phát triển, nở rộ trong cộng đồng xã hội. Vì vậy đấu tranh với tội xúc phạm danh dự, nhân phẩm, tội làm nhục người khác là một nhiệm vụ quan trọng đặt ra đối với Đảng, Nhà nước và toàn dân ta.

Phải coi đây là cuộc đấu tranh của toàn Đảng, toàn dân, của các cấp, các ngành đặt dưới sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng. Phải phát động bằng được các phong trào quần chúng rộng rãi, thường xuyên tham gia đấu tranh phòng, chống tội làm nhục người khác. Đồng thời, phát huy tốt vai trò tham mưu của lực lượng Công an, tư pháp,

sự tham gia tích cực của các tổ chức đoàn thể quần chúng. Trong lãnh đạo chỉ đạo phải luôn bám sát các chị thị, nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước, những đặc điểm riêng của địa phương để có những chủ trương sát thực, hiệu quả, tránh rợp khuôn, máy móc, phô trương hình thức. Phải coi trọng công tác giáo dục đạo đức lối sống mới, đồng thời đẩy mạnh các hoạt động tuyên tuyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về quyền con người, sự tôn trọng và bảo vệ danh dự, nhân phẩm con người. Đây là một trong những nhiệm vụ cơ bản, thường xuyên, có ý nghĩa quyết định thắng lợi cuộc đấu tranh này.

Đi đôi với công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về các quyền con người cần kiên quyết xử lý hành chính và dân sự các trường hợp xâm hại đến danh dự, nhân phẩm con người, kịp thời răn đe, giáo dục người vi phạm để ngăn ngừa họ tiếp tục vi phạm và có thể thành người phạm tội. Đồng thời phải kiên quyết xử ly hình sự những hành vi làm nhục người khác để có tác dụng giáo dục, phòng ngừa chung. Trong việc xử lý này cần tăng cường phối hợp có hiệu quả với các cơ quan Tòa án, Viện kiểm sát, cơ quan Điều tra, các tổ chức xã hội, đoàn thể quần chúng, chính quyền địa phương để tạo nên sức mạnh tổng hợp.

Giải quyết vấn đề làm nhục người khác trên cơ sở giải quyết đúng đắn các mâu thuẫn nảy sinh trong xã hội, xây dựng gia đình, nhà trường, xã hội lành mạnh, mọi người tôn trọng lẫn nhau phù hợp với tình hình phát triển của đất nước, đặc điểm, tình hình cụ thể của các địa phương. Hiệu quả của công tác đấu tranh phong chống làm nhục người khác phụ thuộc vào việc phát huy sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị, đẩy mạnh phong trào cách mạng toàn dân, tính chủ động, tích cực của các ngành, đoàn thể, tổ chức xã hội và các tầng lớp nhân dân tham gia phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn các hành vi phạm tội này.

Một phần của tài liệu tội làm nhục người khác trong bộ luật hình sự việt nam (Trang 59)