Mặt chủ quan của tội làm nhục người khác

Một phần của tài liệu tội làm nhục người khác trong bộ luật hình sự việt nam (Trang 43)

5. Bố cục của luận văn

2.1.3 Mặt chủ quan của tội làm nhục người khác

Khi nói đến mặt khách quan của tội làm nhục người khác thì ta biết đó là mặt bên ngoài. Còn mặt chủ quan là mặt bên trong, là hoạt động tâm lý của người phạm tội. Mặt chủ quan của tội làm nhục người khác gồm ba yếu tố: lỗi, động cơ phạm tội và mục đích phạm tôi.

Tội làm nhục người khác được thực hiện với lỗi cố ý. Người phạm tội nhận thức được hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, xúc phạm nhân phẩm, danh dự của người khác nhưng mong muốn thực hiện hành vi đó. Người phạm tội biết được việc làm của mình là bêu xấu người khác nhằm thỏa mãn cơn tức giận đối với nạn nhân hoặc đối với người thân của nạn nhân. Người phạm tội mong muốn hoặc để mặc hậu quả xấu về danh dự, nhân phẩm của nạn nhân xảy ra. Nếu người phạm tội còn có mục đích khác (thỏa mãn dục vọng, chiếm đoạt tài sản…) thì tùy trường hợp sẽ xét xử người phạm tội theo các tội danh tương ứng. Như vậy, theo quy định trên, người phạm tội phải là người có hành vi (bằng lời nói hoặc hành động) xúc phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm người khác. Ví dụ như: lăng mạ, chữi rủa thậm tệ, cạo đầu, cắt tóc, lột quần áo giữa đám đông… Để làm nhục người khác, người phạm tội có thể có những hành vi dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực như: bắt trói, tra khảo, vật lộn, đấm đá hoặc dùng phương tiện nguy hiểm để khống chế buộc người bị hại phải làm theo ý muốn của mình. Tất cả hành vi, thủ đoạn đó chỉ nhằm mục đích làm nhục chứ không nhằm mục đích khác.

Ví dụ: Ngày 26.12.2013, Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Công an quận Ngũ Hành Sơn (TP.Đà Nẵng) đã tạm giữ đối với Nguyễn Viết Trung (SN 1984, trú Thuận Phước, Hải Châu, Đà Nẵng) để làm rõ hành vi “hiếp dâm, làm nhục” người khác. Theo hồ sơ điều tra ban đầu, Trung và chị Nguyễn Thị Uyên V. (25 tuổi, quê Tiên Phước, Quảng Nam) từng có quan hệ tình cảm. Tuy nhiên, sau một thời gian yêu đương, nhận thấy tính tình của Trung không hợp nên chị V. nói lời chia tay và bị Trung dọa nạt. Đến tối ngày 17.12, Trung điều khiển xe máy đến phòng trọ nơi chị V. (trên đường Hồ Xuân Hương, quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng thì thấy chị V. đi về cùng 1 thanh niên khác khiến Trung nổi cơn ghen trả thù. Chờ thanh niên kia đi khỏi, Trung tiến đến uy hiếp chị V., đập phá đồ dùng trong phòng rồi yêu cầu chị V cùng y đi đến khách sạn gần đó.

Tại đây, Trung dọa nạt, chửi mắng, bắt chị V khỏa thân, đứng ngoài lan can khách sạn và dùng điện thoại của chị V để quay lại cảnh này “làm kỉ niệm”. Sau khi làm nhục chị V, Trung cưỡng ép, buộc chị V phải quan hệ tình dục. Chưa thỏa mãn, Trung tiếp tục uy hiếp, đưa chị V về phòng của mình (trên đường Mai Lão Bạn, phường Thuận Phước, Hải Châu, Đà Nẵng) để tiếp tục hành hạ. Tại đây, Trung dội nước lạnh

lên người chị V, bật quạt thẳng vào người rồi tiếp tục thỏa mãn thú tính của mình đến sáng hôm sau mới thả chị V về lại chỗ ở. Trước hành vi của Trung, trưa ngày 18/12, chị V đến cơ quan cảnh sát điều tra Công an quận Ngũ Hành Sơn để tố cáo sự việc. Tại cơ quan công an, Trung chối cãi hành vi của mình. Tuy nhiên, trước những chứng cứ thu được, Trung đã phải thừa nhận toàn bộ hành vi của mình. 24 Hành vi của Trung không thể nói là do vô tình, do cơn ghen tuông nóng giận. Rõ ràng hành vi đó là do Trung cố ý thực hiện bằng được hành vi đồi bại quay phim, chụp ảnh thỏa thân chị V trước lan can khách sạn.

Trong khoa học luật hình sự, động cơ phạm tội được hiểu là động lực bên trong thúc đẩy người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội cố ý, còn mục đích phạm tội là kết quả trong ý thức chủ quan mà người phạm tội đặt ra phải đạt được khi thực hiện hành vi phạm tội.

Động cơ phạm tội, mục đích phạm tội của người phạm tội làm nhục người khác không phải là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm. Thực tiễn điều tra, truy tố, xét xử cho thấy, người thực hiện hành vi làm nhục người khác có thể xuất phát từ những động cơ khác nhau như ghen tuông, thù oán, trả thù... và nhằm những mục đích khác nhau như làm nhục người khác vì vụ lợi, gây đau khổ cho người bị hại... Người phạm tội làm nhục người khác, cho dù xuất phát từ bất cứ động cơ, mục đích gì, cũng phải chịu trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, khi quyết định hình phạt, phải xem xét động cơ phạm tội, mục đích phạm tội của người phạm tội làm nhục người khác.

Một phần của tài liệu tội làm nhục người khác trong bộ luật hình sự việt nam (Trang 43)