Bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ nhằm loại bỏ đối thủ

Một phần của tài liệu kiểm soát các hành vi cạnh tranh về giá theo luật cạnh tranh (Trang 43)

L ỜI NÓI ĐẦU

2.2.2.Bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ nhằm loại bỏ đối thủ

5. Kết cấu luận văn

2.2.2.Bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ nhằm loại bỏ đối thủ

thủ cạnh tranh (còn gọi là hành vi định giá cướp đoạt hoặc hành vi định giá hủy

diệt)

Theo quy định tại Điều 23 Nghị định số 116/2005/NĐ-CP “ Trừ những trường hợp đặc biệt, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ44 nhằm loại bỏ đối thủ cạnh tranh là việc bán hàng thấp hơn tổng các chi phí sau đây:

- Chi phí cấu thành giá thành sản xuất hàng hóa, dịch vụ theo quy định của pháp luật hoặc giá mua hàng hóa để bán lại;

- Chi phí lưu thông hàng hóa, dịch vụ theo quy định của pháp luật”.

44

Giá thành toàn bộ được hiểu là mức giá cơ bản được cấu thành từ các chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất, lưu thông… của sản phẩm và được các doanh nghiệp sử dụng làm căn cứ để xác định giá bán hàng hóa, dịch vụ của mình.

Từ quy định trên, khi điều tra về hành vi này cơ quan có thẩm quyền tiến hành xác

định và so sánh giữa giá bán trên thực tế và giá thành toàn bộ của cùng một sản phẩm như sau:

Cơ sở thứ nhất, xác định giá bán hàng hóa, giá cung ứng dịch vụ. Giá bán hàng hoá, dịch vụ là giá bán thực tế của doanh nghiệp trong các giao dịch với khách hàng. Việc xác định giá bán hàng hóa sẽ đơn giản nếu doanh nghiệp bán toàn bộ sản phẩm ở

cùng một khâu phân phối (hoặc chỉ bán lẻ hoặc chỉ bán sỉ). Tuy nhiên, sẽ gặp nhiều khó khăn nếu doanh nghiệp tổ chức tiêu thụ sản phẩm bằng nhiều cấp tiêu thụ khác nhau như

vừa trực tiếp bán lẻ, vừa bán sỉ cho các đại lý … Luật Cạnh tranh năm 2004 và Nghị định

116/2005/NĐ-CP chưa có quy định để giải quyết tình huống này. Thật ra, pháp luật

không thể chỉ sử dụng giá bán lẻ hay bán sỉ cho mọi trường hợp vì hành vi định giá hủy

diệt có thể được thực hiện ở bất cứ cấp nào trong quá trình kinh doanh, phân phối. Để

giải quyết trường hợp trên, có hai nguyên tắc cần được triệt để tôn trọng là:

 Mức giá bán được sử dụng để điều tra về hành vi phải là giá bán thực tế của

doanh nghiệp bị điều tra. Không thể sử dụng giá thị trường hay giá cả suy định để xác định về hành vi vi phạm nếu như đó không là giá bán thực của doanh

nghiệp bị điều tra.

 Mức giá được sử dụng phải là giá áp dụng cho các khách hàng giao dịch trực

tiếp với họ. Trong trường hợp doanh nghiệp vừa bán lẻ, vừa bán sỉ sản phẩm

và với mỗi nhóm khách hàng họ áp dụng mức giá riêng, cơ quan thi hành sẽ sử

dụng độc lập từng mức giá với từng nhóm khách hàng để điều tra về sự vi

phạm mà không tính theo nguyên tắc bình quân của các mức giá.

Việc xác định chính xác giá bán của hàng hoá, dịch vụ sẽ gặp nhiều khó khăn khi

có sự khác biệt về giá cả giữa các khu vực trong cùng một thị trường địa lý hoặc có sự

chênh lệnh về mức giá bán ở những thời điểm khác nhau thuộc thời kỳ điều tra. Nếu chỉ

dựa vào một vài giao dịch nào đó để tính toán là không hợp lý, bởi giá bán thực tế phải

phản ánh được chiến lược mở rộng thị trường bằng cách tiêu diệt đối thủ chứ không phải

là những mức giá tức thời ở một thời điểm nào đó trong quá trình kinh doanh. Trong (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

trường hợp có sự chênh lệch về giá bán giữa các tiểu vùng thị trường và các thời điểm khác nhau trong cùng giai đoạn cần điều tra thì việc cân nhắc và tính toán một mức giá

bình quân gia quyền là cần thiết nhằm tạo lập một giá bán căn bản, hợp lý làm cơ sở để

tiến hành so sánh giá. Vấn đề này Luật Cạnh tranh của Việt Nam chưa quy định chi tiết.

Pháp luật của Canađa trong Điều 50 (1) b và c của Luật Cạnh tranh và trong các nguyên tắc hướng dẫn thi hành Luật Cạnh tranh trong việc bán phá giá đã đặt ra nguyên tắc xác

định giá bán bình quân khi điều tra về việc định giá dưới chi phí sản xuất45. Muốn chứng minh được hành vi định giá tiêu diệt đối thủ, trước tiên phải chứng minh được mức giá bán dưới chi phí bình quân phải nằm trong một chính sách cạnh tranh của doanh nghiệp.

Vì vậy, cần cân nhắc về mức thấp của giá, phạm vi không gian và thời gian áp dụng để xác định sự vi phạm. Trong khu vực thị trường và ở khoảng thời gian đó, nếu có sự thay đổi hoăc sự khác nhau về giá, người ta sẽ cân nhắc đến khả năng áp dụng cách tính giá

bình quân.

Cơ sở thứ hai, xác định giá thành sản xuất toàn bộ. Giá thành toàn bộ được hiểu là mức giá cơ bản được cấu thành từ các chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất, lưu

thông… của sản phẩm và được các doanh nghiệp sử dụng làm các căn cứ xác định giá

bán hàng hoá, dịch vụ của mình. Trong việc xác định hành vi định giá hủy diệt, giá thành toàn bộ được sử dụng như là mức chuẩn của sự công bằng và hợp lý. Nếu doanh nghiệp

chủ đích bán hàng hoá, dịch vụ dưới giá thành toàn bộ thì hành vi ấy bị coi là không bình

thường do chưa đủ bù đắp chi phí đã bỏ ra để có được sản phẩm. Để tính toán giá thành toàn bộ, Nghị định 116/2005/NĐ-CP (Điều 23, 24, 25, 26) đặt ra công thức giá thành toàn bộ là tổng các chi phí sau: chi phí cấu thành giá thành sản xuất hàng hoá, dịch vụ

hoặc giá mua hàng hoá để bán lại; và chi phí lưu thông hàng hoá, dịch vụ. Trong việc tính

toán, có một số khó khăn khi xác định giá thành toàn bộ, đó là46:

- Thứ nhất, theo Luật Cạnh tranh, hành vi định giá hủy diệt được áp dụng đối với

hàng hoá và dịch vụ. Việc áp dụng đối với hành vi định giá cung ứng dịch vụ dưới chi phí toàn bộ để loại bỏ đối thủ đặt ra khó khăn trong việc điều tra về hành vi. Những khó khăn xuất phát từ khái niệm dịch vụ và quá trình cung ứng dịch vụ. Do tính chất “vô hình”, khó nắm bắt của dịch vụ, sự đa dạng, phức tạp của các loại dịch vụ mà cho đến nay, chưa có một định nghĩa về dịch vụ được chấp nhận trên phạm vi toàn cầu. Vì vậy,

việc xác định chi phí cung ứng đối với một loại dịch vụ của doanh nghiệp cũng như xác định chi phí lành mạnh đối với việc cung ứng dịch vụ để so sánh với giá cung ứng thực tế là không đơn giản, chưa nói đến có nhiều trường hợp là không thể.

- Thứ hai, việc điều tra và thu thập các thông số về tài chính kế toán, chi phí sản

xuất của doanh nghiệp rất phức tạp. Chưa kể những thông số đó không thực sự lành mạnh do hoạt động kế toán của doanh nghiệp Việt Nam còn nhiều khiếm khuyết về sự

minh bạch, tính trung thực. Bên cạnh đó, trong cấu trúc chi phí toàn bộ của sản phẩm, bộ

phận chi phí liên quan đến lưu thông của sản phẩm hoặc của nguyên vật liệu để phục vụ

cho sản xuất ra sản phẩm luôn có độ co giãn cao làm cho việc điều tra về chi phí toàn bộ

45

Xem Luật Cạnh tranh Canada và bình luận – Cơ quan phát triển kinh tế quốc tế Canada (CIDA) và Bộ Thương mại Việt Nam – bản dịch của Vụ pháp chế, Bộ Thương mại, 2004, trang 76-79.

46

Lê Danh Vĩnh, Hoàng Xuân Bắc, Nguyễn Ngọc Sơn, Pháp luật cạnh tranh tại Việt Nam, Nxb. Tư pháp, 2006, trang 136.

gặp nhiều trở ngại ảnh hưởng đến tính chính xác trong việc xác định hành vi hạn chế

cạnh tranh về định giá hủy diệt. Đặc biệt, khi sản phẩm bị điều tra chỉ là một trong nhiều

sản phẩm được sản xuất và phân phối bởi doanh nghiệp thì, công việc bóc tách các phần chi phí có liên quan đến sản phẩm trong tổng chi phí sản xuất, kinh doanh của doanh (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

nghiệp là không đơn giản.

Cơ sở thứ ba, so sánh giá để xác định hành vi. Theo Luật Cạnh tranh của Việt Nam, ý định và khả năng loại bỏ đối thủ của định giá hủy diệt được chứng minh từ hiện

thực là giá bán thấp hơn giá thành của sản phẩm trừ một số trường hợp được quy định tại

khoản 2, Điều 23 của Nghị định 116/2005/NĐ-CP.

Về vấn đề này, pháp luật của các quốc gia khác như Canada và Hoa Kỳ có cách

tiếp cận khác. Họ đưa ra các căn cứ xác định hành vi và phân tích mục đích loại bỏ đối

thủ. Theo đó, hai mức chi phí căn bản làm cơ sở xác định hiện tượng ép giá là chi phí toàn bộ bình quân và chi phí biến đổi bình quân. Chi phí biến đổi bình quân là chi phí biến đổi được tính trên một đơn vị sản phẩm, ví dụ như chi phí lao động, chi phí nguyên, nhiên, vật liệu … (chi phí trực tiếp). Chi phí toàn bộ bình quân là tổng chi phí đầu vào (yếu tố sản xuất) tính trên một đơn vị sản phẩm, bao gồm chi phí cố định bình quân (chi phí gián tiếp) và chi phí biến đổi bình quân. Mức giá cao hơn chi phí toàn bộ bình quân sẽ không bị coi là định giá huỷ diệt cho dù mức giá đó có thể dẫn đến loại bỏ doanh

nghiệp khác ra khỏi thị trường47.

Ngoài ra, để điều tra về hiện tượng định giá hủy diệt, pháp luật cạnh tranh của EU,

Hoa Kỳ, Canada… luôn đòi hỏi cơ quan có thẩm quyền phải tính toán và phân tích cấu

trúc chi phí tạo nên giá thành của sản phẩm và cân nhắc các điều kiện khách quan trên thị trường có thể tác động đến việc định giá của doanh nghiệp. Pháp luật của các nước này không chỉ quan tâm đến sự tồn tại của việc định giá thấp hơn giá thành toàn bộ mà còn

xác định những tác động thực tế của hành vi đến thị trường. Luật pháp của họ sử dụng

nhiều kiến thức kinh tế học hiện đại để nhận thức về hành vi và mức độ xâm hại của hành

vi định giá tiêu diệt đối thủ để từ đó có thái độ đúng đắn với người vi phạm đạt đến mức

tinh tế cho từng trường hợp cá biệt. Mặt khác, pháp luật cũng không liệt kê cụ thể từng

loại chi phí có thể được sử dụng để tính toán giá thành sản phẩm bởi mỗi loại sản phẩm trong điều kiện cụ thể của thị trường và tùy theo thói quen của doanh nghiệp mà cấu trúc

chi phí sẽ khác nhau. Những người có thẩm quyền thực thi pháp luật sẽ dựa trên thực tế

sổ sách của doanh nghiệp và tập quán ngành, dựa trên các kiến thức kinh tế và kinh nghiệm mà xác định các chi phí cụ thể cấu thành chi phí toàn bộ bình quân hay chi phí biến đổi bình quân. Cách tiếp cận này làm cho pháp luật trở nên linh hoạt và uyển chuyển

47

Lê Danh Vĩnh, Hoàng Xuân Bắc, Nguyễn Ngọc Sơn, Pháp luật cạnh tranh tại Việt Nam, Nxb. Tư pháp, 2006, trang 137.

nhưng vẫn có những nguyên tắc bất biến được triệt để tôn trọng. Từ đó, pháp luật không

thể quy kết mọi hành vi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ ở mức giá gây lỗ là định giá hủy

diệt48.

Trong khi đó, Luật Cạnh tranh của Việt Nam và các văn bản hướng dẫn có cách

tiếp cận đơn giản và cứng nhắc hơn. Theo đó, cơ quan điều tra chỉ cần xác định và tính toán tất cả các chi phí đã được doanh nghiệp bỏ ra để kinh doanh sản phẩm (không sử

dụng các khái niệm chi phí khả biến hay chi phí cố định làm căn cứ điều tra) và giá bán thực tế của sản phẩm rồi so sánh chúng với nhau. Do đó, hành vi bán hàng hóa, cung ứng

dịch vụ với mức giá gây lỗ mặc nhiên bị coi là định giá hủy diệt nếu doanh nghiệp thực

hiện hành vi có quyền lực thị trường và hành vi đó không thuộc những trường hợp đặc

biệt theo khoản 2 Điều 23 của Nghị định 116/2005/NĐ-CP. Các trường hợp loại trừ được (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

liệt kê khá cụ thể này có thể tạo thuận lợi cho việc áp dụng, song mặt khác lại làm cho pháp luật thiếu linh hoạt trong khi thị trường luôn vận động.

Về bản chất phi kinh tế của hành vi được thể hiện là hành vi mà một doanh nghiệp

có vị trí thống lĩnh, vị trí độc quyền lợi dụng vị trí và khả năng tài chính của mình đã chấp nhận lỗ hoặc chấp nhận hy sinh lợi nhuận mà áp dụng giá bán trên thực tế thấp hơn

giá thành toàn bộ mà doanh nghiệp phải bỏ ra để cấu thành nên sản phẩm. Khi một doanh

nghiệp có vị trí thống lĩnh, vị trí độc quyền đã giảm giá bán sản phẩm trên một thị trường

liên quan thì các doanh nghiệp ở các thị trường khác hay là các nhà đầu tư có ý định tham

gia vào thị trường liên quan của doanh nghiệp sẽ khó có thể gia nhập hoặc sẽ hạn chế đầu tư vào thị trường liên quan đó.

Tương lai gần của một doanh nghiệp khi thực hiện hành vi có thể trong một thời

gian nhất định mà doanh nghiệp thực hiện hành vi đó chấp nhận rũi ro, chấp nhận thua lỗ. Nhưng doanh nghiệp đã tính toán với mức giá đó thì họ sẽ hy sinh lợi nhuận hoặc lỗ với

một mức giá phù hợp để khi củng cố được vị trí của mình doanh nghiệp đó có đủ khả năng để thu hồi lại nguồn vốn cũng như lợi nhuận đã bị mất.

Pháp luật cạnh tranh Việt Nam cũng có đề cập đến những trường hợp bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới giá thành song không có mục đích hủy diệt đối thủ. Khoản 2 Điều 23 Nghị định 116/2005/NĐ-CP liệt kê những hành vi không được coi là bán hàng

hóa dưới giá thành toàn bộ nhằm loại bỏ đối thủ cạnh tranh bao gồm:

 Hạ giá bán hàng hóa tươi sống;

 Hạ giá bán hàng hoá tồn kho do chất lượng giảm, lạc hậu về hình thức, không phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng;

48

Lê Danh Vĩnh, Hoàng Xuân Bắc, Nguyễn Ngọc Sơn, Pháp luật cạnh tranh tại Việt Nam, Nxb. Tư pháp, 2006, trang 139.

 Hạ giá bán hàng hoá theo mùa vụ;

 Hạ giá bán hàng hoá trong chương trình khuyến mại theo quy định của pháp luật;

 Hạ giá bán hàng hoá trong trường hợp phá sản, giải thể, chấm dứt hoạt động sản

xuất, kinh doanh, thay đổi địa điểm, chuyển hướng sản xuất, kinh doanh;

 Các biện pháp thực hiện chính sách bình ổn giá của Nhà nước theo quy định hiện

hành của pháp luật về giá.

Một phần của tài liệu kiểm soát các hành vi cạnh tranh về giá theo luật cạnh tranh (Trang 43)