Đối với thị trường

Một phần của tài liệu kiểm soát các hành vi cạnh tranh về giá theo luật cạnh tranh (Trang 27)

L ỜI NÓI ĐẦU

5. Kết cấu luận văn

1.2.3.4. Đối với thị trường

Một điều hiển nhiên, khi các hành vi cạnh tranh về giá được thực hiện và tác động đến người tiêu dùng, tác động đến doanh nghiệp thực hiện và doanh nghiệp đối thủ… thì cũng đồng nghĩa với việc thị trường có sự ảnh hưởng. Ở đây, chúng ta xem xét và phân

tích vấn đề dưới những biểu hiện khác trong sự tác động trực tiếp của các hành vi đó đến

những đặc tính chung của thị trường, thông qua các biểu hiện được phân tích sau đây:

 Đứng trước bất cứ lập luận nào, sự hiện diện của các doanh nghiệp có vị trí thống

lĩnh và độc quyền đều có tác động không tích cực đến nền kinh tế. Trong khi các

hành vi cạnh tranh về giá là cách thức để phát triển thị phần và điều này dễ dẫn đến tình trạng độc quyền hoặc có sức mạnh độc quyền. Điều đó càng làm cho thị trường bị biến dạng. Các quy luật cơ bản của thị trường sẽ bị loại bỏ. Quy luật

cạnh tranh bị khúc xạ, quy luật cung cầu không được tuân thủ và quy luật giá trị không được tôn trọng. Tất cả mọi nguyên tắc hình thành giá đều bị phủ nhận. Khi đó, giá được hình thành theo ý chí của doanh nghiệp và hoàn toàn mang tính chủ

quan.

 Hiệu quả của quá trình sản xuất được đánh giá bởi giá trị phúc lợi được mang lại

cho nền kinh tế. Giá trị này được đo lường bằng chính tổng giá trị thặng dư sản

xuất và thặng dư tiêu dùng có được. Khi các hành vi cạnh tranh liên quan đến giá được sử dụng, phúc lợi xã hội không bị tiêu hao nhưng đã có sự chuyển dịch thặng dư tiêu dùng sang thặng dư sản xuất một cách không thỏa đáng. Sự “bóc lột” đó đã ảnh hưởng đến việc phân phối thu nhập xã hội và là nguyên nhân làm thuyên giảm mức sống thực của một bộ phận người dân. Điều này cho thấy là công bằng

xã hội không được đảm bảo. Lý thuyết về hiệu quả và công bằng trong kinh tế

không chấp nhận tình trạng này.

Tóm lại, cạnh tranh đã mang lại cho nền kinh tế nhiều hiệu quả tích cực như: nó là động lực để các doanh nghiệp cải tiến trình độ sản xuất, sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên, đưa ra những sản phẩm chất lượng để đáp ứng tốt nhu cầu của người tiêu dùng, từ đó, góp phần phát triển kinh tế quốc gia. Tuy nhiên, bên cạnh đó cạnh tranh cũng đã để lại những ảnh hưởng tiêu cực cho thị trường bằng việc các chủ thể tham gia cạnh tranh vì muốn giảm sức ép đồng thời đạt được lợi nhuận đã thực hiện các hành vi cạnh tranh liên quan đến giá, một trong những hình thức được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Để hiểu rõ hơn về các hành vi cạnh tranh liên quan đến giá sang chương tiếp theo người viết sẽ trình bày cụ thể những quy định của pháp luật điều chỉnh các hành vi này.

Chương 2

CÁC HÀNH VI CẠNH TRANH VỀ GIÁ THEO QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH

2.1. Những quy định về hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh nhằm liên quan đến

giá

Hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh (cartel) được nhìn nhận là sự thống nhất hành

động của nhiều doanh nghiệp nhằm giảm bớt hoặc loại bỏ sức ép cạnh tranh hoặc hạn chế

khả năng hành động một cách độc lập giữa các đối thủ cạnh tranh. Theo từ điển Chính sách thương mại quốc tế thì cartel là một thỏa thuận chính thức hoặc không chính thức để đạt được kết quả có lợi cho các hàng có liên quan, nhưng có thể có hại cho bên khác.22

Trên thực tế, thoả thuận giữa các doanh nghiệp diễn ra ở nhiều công đoạn khác

nhau của quá trình sản xuất, phân phối. Do đó, có nhiều dạng biểu hiện khác nhau của

thoả thuận hành vi hạn chế cạnh tranh: thoả thuận giữa những người bán với nhau, thoả

thuận giữa người mua, thoả thuận trong đấu thầu… Bên cạnh đó thỏa thuận còn có thể

diễn ra giữa các doanh nghiệp thuộc những khâu khác nhau của quá trình kinh doanh. Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh thì được chia làm hai nhóm:

 Thỏa thuận theo chiều ngang là những thỏa thuận giữa các chủ thể kinh doanh

trong cùng ngành hàng và cùng khâu của quá trình kinh doanh.

 Thỏa thuận theo chiều dọc là thỏa thuận của các doanh nghiệp ở các công đoạn

sản xuất khác nhau.

Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh được Luật Cạnh tranh quy định gồm nhiều nhóm hành vi nhưng không phải hành vi nào cũng liên quan đến việc sử dụng công cụ giá của

doanh nghiệp.

2.1.1. Hành vi thỏa thuận ấn định giá hàng hóa, dịch vụ một cách trực tiếp hoặc

gián tiếp

Ấn định giá là thuật ngữ dùng chỉ những hàng động chung của các đối thủ cạnh

tranh làm ảnh hưởng trực tiếp đến giá cả. Thỏa thuận ấn định giá hàng hóa, dịch vụ là việc các doanh nghiệp thống nhất áp dụng một mức giá hoặc một cách thức tính giá chung cho hàng hoá, dịch vụ mà họ sẽ giao dịch trong tương lai với các khách hàng.

22

Lê Danh Vĩnh, Hoàng Xuân Bắc, Nguyễn Ngọc Sơn, Pháp luật cạnh tranh tại Việt Nam, Nxb. Tư pháp, 2006, trang 74.

Thoả thuận ấn định giá có thể diễn ra ở bất kỳ khâu nào trong quá trình sản xuất

và phân phối. Có thể là thoả thuận giá của hàng hoá thiết yếu, hàng hoá trung gian hay hàng hoá thành phẩm; có thể là thoả thuận liên quan đến các dạng cụ thể bao gồm giảm giá, tăng giá, thoả thuận áp dụng một mức giá với khách hàng, áp dụng chung công thức

tính giá và những hình thức khác về việc trao đổi thông tin về giá. Đây là một trong

những dạng thỏa thuận phổ biến nhất hiện nay.

Một phần của tài liệu kiểm soát các hành vi cạnh tranh về giá theo luật cạnh tranh (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)