Những mặt hạn chế, bất cập trong quy định của Pháp luật

Một phần của tài liệu kiểm soát các hành vi cạnh tranh về giá theo luật cạnh tranh (Trang 56)

L ỜI NÓI ĐẦU

3.1.3.Những mặt hạn chế, bất cập trong quy định của Pháp luật

5. Kết cấu luận văn

3.1.3.Những mặt hạn chế, bất cập trong quy định của Pháp luật

Thứ nhất, khái niệm về thoả thuận hạn chế cạnh tranh chưa rõ ràng trong Luật Cạnh tranh

Trong Luật chỉ đưa ra thế nào là một hành vi hạn chế cạnh tranh, là hành vi làm giảm, bóp méo hoặc ngăn cản cạnh tranh trên thị trường và đồng thời cũng liệt kê thỏa

thuận hạn chế cạnh tranh là một loại hạn chế cạnh tranh. Thông qua đó, thỏa thuận hạn

chế cạnh tranh có thể được diễn giải như là hành vi giữa ít nhất hai doanh nghiệp làm giảm, bóp méo hoặc ngăn cản cạnh tranh trên thị trường. Nhưng theo quy định của Luật

thì không phải bất cứ thỏa thuận giữa ít nhất hai doanh nghiệp trong nền kinh tế làm giảm, bóp méo, ngăn cản cạnh tranh cũng bị xem là thỏa thuận hạn chế cạnh tranh mà chỉ

những hành vi được liệt kê tại Điều 8 Luật Cạnh tranh mới được xem là thỏa thuận hạn

chế cạnh tranh. Quy định này bỏ sót một vài trường hợp cũng xâm hại đến hoạt động

63

Báo điện tử Công an nhân dân, Xử lý 19 công ty có hành vi cạnh tranh không lành mạnh

cạnh tranh. Chẳng hạn “thỏa thuận ấn định chất lượng sản phẩm”, “thống nhất không áp

dụng chính sách hậu mãi”,… Từ phương pháp liệt kê như vậy cho ta dễ dàng nhận diện được các hành vi, nhưng song song đó cũng đã ngầm tạo của hội cho kẻ xấu muốn lẫn

tránh pháp luật.

Thứ hai, một số điều Luật với mô tả quá phức tạp hoặc cứng ngắt dẫn đến việc khó có thể áp dụng trong thực tiễn cũng như có một số chủ thể bị bỏ sót trong vi phạm thoả thuận hạn chế cạnh tranh

Xét về chủ thể, Hiệp hội ra đời nhằm giúp cho các doanh nghiệp hoạt động tốt hơn, nâng cao nâng lực cạnh tranh. Gia nhập vào hiệp hội các doanh nghiệp sẽ được hỗ

trợ về kỹ thuật, nghiệp vụ, được khuyến cáo, hướng dẫn kinh doanh. Thế nhưng một thực

tế đáng lên án là việc hình thành nên các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh của các doanh

nghiệp thành viên. Các thỏa thuận này có thể là các thỏa thuận bị cấm theo quy định của

Luật Cạnh tranh. Vụ việc điển hình là hiệp hội bảo hiểm Việt Nam khuyến nghị doanh

nghiệp thành viên tăng phí bảo hiểm vật chất xe cơ giới năm 2009.

Hiệp hội cũng là đối tượng điều chỉnh của Luật Cạnh tranh được quy định tại

khoản 2 Điều 2 Luật Cạnh tranh. Nghị định số 71/2014/NĐ-CP cũng xác định hiệp hội

ngành nghề hoạt động tại Việt Nam là đối tượng xử lý của vi phạm pháp luật cạnh tranh. Nhưng có một nghịch lý là Luật Cạnh tranh và cả Nghị định 71/2014/NĐ-CP không quy

định cụ thể kiểm soát hành vi nào của hiệp hội và cũng không đề ra một chế tài nào áp dụng cho hiệp hội gây cản trở cạnh tranh trên thị trường. Điều này gây khó khăn cho các cơ quan hữu quan trong việc xử lý vi phạm.

Pháp luật cạnh tranh hiện hành, đặc biệt là các quy định chi tiết tại Nghị định 116/2005/NĐ-CP quy định các hành vi với mô tả về hình thức biểu hiện và cấu thành pháp lý quá phức tạp, cứng ngắt, gây khó khăn cho quá trình áp dụng trong thực tiễn. Điển hình nhất là quy định về hành vi định giá huỷ diệt trong luật Việt Nam chỉ dựa vào một tiêu chí duy nhất là mức giá mà quên đi các yếu tố khác như: khả năng tăng giá trong tương lai, rào cản gia nhập thị trường, loại hàng hóa mà doanh nghiệp đang kinh doanh… Trong trường hợp cụ thể, nếu rào cản gia nhập thị trường không có, doanh nghiệp định

giá huỷ diệt muốn tăng giá trở lại cũng sẽ khó khăn bởi lẽ các doanh nghiệp mới sẽ xuất

hiện để cạnh tranh. Ví dụ nếu doanh nghiệp định giá huỷ diệt mà vẫn duy trì mức giá đó không tăng thì khách hàng sẽ được lợi. Mặt hàng mà doanh nghiệp kinh doanh là mặt hàng không đồng nhất, dễ thay thế thì người tiêu dùng dĩ nhiên chọn mặt hàng khác thay thế nếu doanh nghiệp tăng giá trở lại. Như vậy hành vi định giá huỷ diệt chỉ thật sự gây

hại khi có rào cản gia nhập thị trường, mặt hàng doanh nghiệp kinh doanh là đồng nhất, ít

đối thủ. Nói tóm lại, những quy định trong Luật không nên cứng nhắc như vậy, tùy từng trường hợp mà ta xem xét các yếu tố đặc thù của nó.64

Song song đó, hành vi áp đặt giá bán hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý quy định tại

khoản 2 Điều 13 Luật Cạnh tranh năm 2004, Điều 27 Nghị định 116/2005/NĐ-CP diễn

giải thành:

Hành vi áp đặt giá bán hàng hóa, dịch vụ được coi là bất hợp lý gây thiệt hại cho

khách hàng nếu cầu về hàng hoá, dịch vụ không tăng đột biến tới mức vượt quá công suất

thiết kế hoặc năng lực sản xuất của doanh nghiệp và thỏa mãn hai điều kiện sau đây:

a) Giá bán lẻ trung bình tại cùng thị trường liên quan trong thời gian tối thiểu 60

ngày liên tiếp được đặt ra tăng một lần vượt quá 5%;hoặc tăng nhiều lần với tổng

mức tăng vượt quá 5%so với giá đã bán trước khoảng thời gian tối thiểu đó;

b) Không có biến động bất thường làm tăng giá thành sản xuất của hàng hóa, dịch vụ đó vượt quá 5% trong thời gian tối thiểu 60 ngày liên tiếp trước khi bắt đầu tăng

giá.

Như vậy theo quy định, trường hợp doanh nghiệp tăng giá ở mức chưa vượt quá 5% so với giá bán trước đó trong trường hợp điều kiện thị trường không thay đổi thì pháp luật không thể xử lý vì không thỏa mãn hai điều kiện trên. Việc định lượng đã

làm cho các quy định trở nên cứng nhắc khó áp dụng trong những trường hợp phát

sinh ngoài dự liệu, như nếu doanh nghiệp chứng minh được chi phí sản xuất tăng

5,1% thì việc tăng giá 10%, 20%, 50%... thậm chí hơn nữa cũng không thuộc phạm vi điều chỉnh của khoản 2 Điều 13 Luật Cạnh tranh năm 2004. Bên cạnh đó, hành vi cạnh tranh trên thị trường thì ngày một đa dạng, không thể bị gò bó bởi những con số

cụ thể, mà cần phải được diễn đạt đúng tính chất của nó. Thực tiễn thực thi pháp luật

cạnh tranh tại Việt Nam trong thời gian qua cho thấy, các vụ việc liên quan đến khoản 2 Điều 13 Luật Cạnh tranh 2004 và Điều 27 Nghị định 116/2005/NĐ-CP đều dẫn tới

bế tắc, không thể áp dụng.

Thứ ba, Luật Cạnh tranh không quy định cụ thể về yêu cầu bồi thường thiệt hại trong trường hợp thỏa thuận thoả thuận hạn chế cạnh tranh theo chiều dọc vi phạm điều cấm của pháp luật cạnh tranh bị vô hiệu.

Về vấn đề yêu cầu bồi thường thiệt hại Luật Cạnh tranh chỉ quy định một cách

chung nhất “tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về cạnh tranh gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức cá nhân khác thì phải

bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật”. Do luật không rõ ràng nên theo nguyên

64

Báo điện tử Chi cục tiêu chuẩn chất lượng đo lường Phú Thọ, Cạnh tranh và rào cản gia nhập thị trường

tắc sẽ dựa trên Luật chung là Bộ luật Dân sự để giải quyết. Một giao dịch dân sự bị vô

hiệu sẽ không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên từ thời điểm xác lập, nên không thể tồn tại vi phạm nghĩa vụ hợp đồng; do đó cũng không có trách nhiệm hợp đồng. Tuy nhiên, nếu việc vô hiệu do lỗi của một bên và điều đó gây thiệt hại cho bên kia thì bên có lỗi phải bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Như vậy, cần phải xác định yếu

tố lỗi ở đây để áp dụng trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Nhưng trong trường hợp thỏa

thuận vi phạm điều cấm cả hai đều có lỗi, không thể áp dụng trách nhiệm bồi thường được. Quy định này đã bỏ sót trường hợp thỏa thuận hạn chế cạnh tranh theo chiều dọc,

khi mà một bên trong thỏa thuận có vị trí yếu thế hơn không còn phương thức nào khác

đành phải chấp nhận hợp đồng theo mẫu mà bên thế mạnh đưa ra. Rõ ràng lỗi ở đây

thuộc về bên có vị thế, thiệt hại xảy ra thì bên yếu thế lại không được yêu cầu bồi thường.

Chính thiếu sót này đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thế mạnh đưa và các hơp đồng

các điều khoản hạn chế cạnh tranh. Những doanh nghiệp nhỏ muốn tồn tại bắt buộc phải

chấp nhận thiệt hại. Vì vậy, cần phải có biện pháp xử lý doanh nghiệp khởi xướng các điều khoản hạn chế cạnh tranh và bù đắp tổn thất cho doanh nghiệp bị thiệt hại.65

Thứ tư, thủ tục và mức phí khởi kiện vụ việc cạnh tranh chưa phù hợp gây khó khăn trong thi hành Luật Cạnh tranh

Theo quy định tại khoản 3 Điều 66 Luật Cạnh tranh thì bên khiếu nại phải cung

cấp đầy đủ các chứng cứ. Việc luật quy định người khởi kiện phải tự mình thu thập

chứng cứ để chứng minh là có hành vi vi phạm Luật Cạnh tranh cũng đã làm cho họ gặp

nhiều khó khăn. Đây có thể nói là các yêu cầu vượt quá khả năng của các doanh nghiệp

nhỏ và vừa và cả người tiêu dùng. Vì thế, việc đưa ra khởi kiện nếu không có nhiều bằng

chứng chứng mình thì khả năng thắng là rất thấp. Mặt khác, phí khởi kiện là quá cao so với năng lực của họ (phí khởi kiện đối với hành vi hạn chế cạnh tranh là 100 triệu đồng

và hành vi cạnh tranh không lành mạnh là 10 triệu đồng). Ngoài ra, Luật Cạnh tranh không được coi là thân thiện, bởi nó không đưa ra cách thức đền bù thiệt hại, đối tượng được hưởng đền bù và phương pháp xác định mức đền bù, việc xác định mức phạt có thể không xác đáng, dễ tùy tiện, người bị thiệt hại không có khả năng lấy lại những gì đã mất

vì vậy không sẵn sàng chi tiền bạc để theo đuổi vụ kiện.

Thứ năm, vấn đề về xử lí hành vi bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ nhằm loại bỏ đối thủ cạnh tranh

Pháp luật cạnh tranh có quy định cụ thể về những trường hợp không bị coi là hành vi bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ nhằm loại bỏ đối thủ cạnh

tranh: Hạ giá bán hàng hoá tươi sống; hạ giá bán hàng hoá tồn kho do chất lượng giảm,

65

Lê Thị Bích Thọ, Nguyễn Thanh Tú, Quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại của một bên trong thỏa thuận vi phạm

lạc hậu về hình thức, không phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng; hạ giá bán hàng hoá theo mùa vụ; hạ giá bán hàng hoá theo chương trình khuyến mãi theo quy định của

pháp luật; hạ giá bán hàng hoá trong trường hợp phá sản, giải thể, thay đổi địa điểm,

chấm dứt hoạt động sản xuất, kinh doanh, chuyển hướng sản xuất, kinh doanh; Các biện

pháp thực hiện chính sách bình ổn giá của nhà nước theo quy định của pháp luật hiện

hành về giá.

Theo cách hiểu thông thường, bán hạ dưới giá thành là hành vi của những doanh

nghiệp có tiềm lực về tài chính, nhằm chịu lỗ trong thời gian nhất định, đến khi các đối

thủ cạnh tranh thuộc các doanh nghiệp nhỏ không chịu nổi áp lực về giá thị họ bắt buộc

phải lựa chọn: Thứ nhất, bán đúng giá để đảm bảo hoạt động của doanh nghiệp, nghĩa là bán với giá cao hơn đối thủ cạnh tranh đưa ra, điều này sẽ dẫn đến thị trường sẽ không

chấp nhận, hàng hoá sẽ bị lưu kho; Thứ hai, bán hạ giá thấp hơn giá thành sẽ dẫn đến

doanh nghiệp thua lỗ, và đến một thời điểm nào đó sẽ không bám nổi, không thể kham

nổi những khoảng lỗ và đến một thời điểm nhất định sẽ tự rút lui.

Như vậy, doanh nghiệp thực hiện hành vi vi phạm sẽ không có lãi. Tuy vậy, để xử

lý hành vi vi phạm này, ngoài việc phạt tiền thì sẽ vẫn còn một số hình phạt bổ sung: tịch

thu tang vật, phương tiện để thực hiện hành vi vi phạm bao gồm tịch thu cả khoản lợi

nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm. Thiết nghĩ, hành vi vi phạm trong lĩnh

vực này sẽ khó có thể che giấu; do vậy sẽ bị cơ quan có thẩm quyền phát hiện hoặc bị các

doanh nghiệp có liên quan sẽ khiếu nại ngay từ thời điểm bắt đầu đối tượng có hành vi vi phạm; do vậy, về việc tịch thu toàn bộ lợi nhuận từ hành vi vi phạm là không cần thiết.

Một phần của tài liệu kiểm soát các hành vi cạnh tranh về giá theo luật cạnh tranh (Trang 56)