L ỜI NÓI ĐẦU
5. Kết cấu luận văn
3.1.4. Hạn chế trong nhận thức của các doanh nghiệp và người tiêu dùng nói chung
chung về các quy định của Luật Cạnh tranh
Theo kết quả khảo sát của Cục Quản lý Cạnh tranh (Bộ Công thương)theo đó,
trong số 500 doanh nghiệp được khảo sát, chỉ có 1,6% doanh nghiệp "hiểu rất rõ" Luật
cạnh tranh, trong khi đó có tới 92,8% doanh nghiệp "chưa hiểu rõ" về luật này. Ngoài ra, có 73,2% doanh nghiệp không có bộ phận pháp chế nói chung, chỉ 26,8% có đơn vị riêng phụ trách việc tuân thủ pháp luật (bao gồm Luật cạnh tranh); có 30,6% doanh nghiệp được khảo sát chưa từng biết đến Cục Quản lý cạnh tranh cho tới khi được hỏi. Từ những
con số trên, nhiều chuyên gia nhận định luật Cạnh tranh vẫn còn rất mờ nhạt trong cộng đồng các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, thực tiễn thi hành cũng đã cho thấy luật bộc lộ không ít vướng mắc.66
66
Báo điện tử Người đưa tin, 92,8% doanh nghiệp chưa nắm rõ Luật Cạnh tranhhttp://m.nguoiduatin.vn/928- doanh-nghiep-chua-nam-ro-luat-canh-tranhkhi-loi-chua-thaydung-bat-toi-quan-tam-a87250.html [truy cập ngày 6- 10-2014].
Từ đó đặt ra câu hỏi: Do đâu mà nhận thức của người dân cũng như doanh nghiệp
về Luật Cạnh tranh lại hạn chế như vậy? Điển hìnhkhi xảy ra các vụ việc liên quan đến
hành vi cạnh tranh về giá thì các doanh nghiệp đối thủ cũng như người tiêu dùng về lâu
dài luôn bất lợi, các doanh nghiệp phải đối mặt với việc phải rút lui khỏi thị trường, người tiêu dùng thì chịu sự “bóc lột” về giá cả của các doanh nghiệp chiến thắng trong
cuộc chạy đua cạnh tranh thế nhưng rất ít các vụ việc được đưa ra để xử lý một phần
cũng do các doanh nghiệp và người tiêu dùng chưa nhận thức đúng về hiệu quả của luật
trong việc bảo vệ quyền lợi của mình nên họ e ngại trước các vấn đề liên quan đến pháp
luật, từ đó dẫn đến thực trạng các hành vi cạnh tranh về giá diễn ra ngày càng nhiều nhưng rất ít trường hợp chịu sự chế tài của pháp luật.
3.2. Một số kiến nghị hoàn thiện Pháp luật về các hành vi hạn chế cạnh tranh liên
quan đến giá trong Luật Cạnh tranh
3.2.1. Kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật về các hành vi cạnh tranh liên quan đến giá đến giá
Thứ nhất, xây dựng lại cấu thành hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh. Việc liệt kê các hành vi thuộc nhóm thỏa thuận hạn chế cạnh tranh vô hình chung đã làm cho các doanh nghiệp lợi dụng sơ hở để lách luật. Có những thỏa thuận tuy xâm phạm trực tiếp
tới hoạt động cạnh tranh trên thị trường nhưng không bị coi là vi phạm, nguyên do dùng
các phương thức cạnh tranh mà luật không quy định. Để hạn chế tình trạng này bên cạnh
việc liệt kê chúng ta nên đưa thêm quy định mở trong cấu thành hành vi thỏa thuận hạn
chế cạnh tranh như “thỏa thuận có mục đích hoặc tác dụng hạn chế cạnh tranh”. Như vậy
sẽ không bỏ sót trường hợp nào, chỉ cần dựa vào tính chất là có thể xác định hành vi thỏa
thuận hạn chế cạnh tranh. Có thể hơi trừu tượng nhưng chúng ta có thể hướng dẫn cụ thể ở các văn bản dưới Luật, công tác này khá dễ dàng để áp dụng Luật vào thực tiễn đời
sống.
Thứ hai, mặc dù Hiệp hội không trực tiếp tham gia hoạt động kinh doanh trên thị trường, không trực tiếp cạnh tranh nhưng hoạt động của các Hiệp hội nói chung có thể có tác động lớn tới quá trình cạnh tranh của các doanh nghiệp trên thị trường vì vậy cần thiết
phải có luật và các văn bản dưới luật cần xác định mục tiêu cụ thể của việc thành lập hiệp
hội, quy định các hoạt động mà hiệp hiệp được phép thực hiện và không được phép thực
hiện. Bên cạnh đó, đề ra các chế tài đối với hành vi vi phạm của hiệp hội. Có thể phạt
cảnh cáo, phạt tiền, buộc cơ cấu lại tổ chức, nặng hơn có thể đình chỉ hoạt động của hiệp
hội. Thông qua đó, sẽ giảm thiểu tình trạng lợi dụng hiệp hội để hạn chế cạnh tranh, phân
biệt đối xử trong kinh doanh, để mục tiêu thành lập Hiệp hội được thực hiện một cách đúng nghĩa.
Thứ ba, về hành vi định giá loại bỏ cần bổ sung thêm tiêu chí xác định khả năng tăng giá của doanh nghiệp sau khi thực hiện. Nhìn vào khía cạnh khác hành vi mang lại
lợi ích cho người tiêu dùng mở ra một cuộc đua mới cho các doanh nghiệp, tạo thêm
động lực để phát triển kinh tế. Tuy nhiên, để hành vi không gây hại nếu các doanh nghiệp định giá không tăng giá trở lại trong tương lai, do vậy, muốn kết luận được điều này phải
cần được đánh giá thông qua các yếu tố: cấu trúc thị trường, rào cản gia nhập thị trường,
tiềm lực của doanh nghiệp định giá. Và qua thực tiễn thực thi pháp luật cạnh tranh tại
Việt Nam, Luật Cạnh tranh cần thay đổi cách tiếp cận mô tả hành vi theo hình thức biểu
hiện bên ngoài, thay vào đó là cách tiếp cận nhắm trực diện vào bản chất hạn chế cạnh
tranh của hành vi. Có như vậy, việc thực thi pháp luật cạnh tranh mới thực sự mang lại
hiệu quả cho toàn bộ nền kinh tế theo đúng mục tiêu ban hành pháp luật. Bên cạnh đó,
với hành vi bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ nhằm loại bỏ đối thủ
cạnh tranh cũng nên bãi bỏ việc tịch thu toàn bộ lợi nhuận từ hành vi vi phạm vì điều đó
là không cần thiết.
Thứ tư, Trong thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị vô hiệu chưa hẳn tất cả các thành viên của thỏa thuận đều có lỗi. Có những hành vi chỉ vì sự yếu thế trong kinh doanh phải
chấp nhận các điều kiện thỏa thuận mà doanh nghiệp có ưu thế hơn đề ra. Rõ ràng doanh nghiệp yếu không có sự lựa chọn, do tình thế ép buộc phải chấp nhận. Nếu những doanh
nghiệp này không được yêu cầu bồi thường thì vô hình chung đã khuyến khích doanh
nghiệp có vị trí thống lĩnh tiếp tục áp đặt hợp đồng để hạn chế cạnh tranh. Luật nên cho phép họ có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại từ phía doanh nghiệp áp đặt điều kiện và yêu cầu doanh nghiệp thiệt hại chứng minh mình không có lỗi khi tham gia thỏa thuận
hạn chế cạnh tranh. Có như vậy, những doanh nghiệp vừa và nhỏ mới an tâm kinh doanh
có hiệu quả.67
Thứ năm, cần giảm mức phí khởi kiện đối với hành vi hạn chế cạnh tranh. Nếu
mức phí khởi kiện ở mức độ hợp lý thì các doanh nghiệp, người tiêu dùng sẽ không còn gặp nhiều khó khăn trong việc khởi kiện những hành vi bất hợp pháp, từ đó các hành vi vi phạm sẽ được phát hiện kịp thời để có biện pháp xử lý tạo sự ổn định cho môi trường
cạnh tranh cũng như mang tính răn đe đối với các doanh nghiệp khác. Có thể khẳng định
các doanh nghiệp góp phần tích cực vào việc xử lý các hành vi cạnh tranh về giá nhằm
hạn chế cạnh tranh vì họ là chủ thể trực tiếp tham gia kinh doanh trên thị trường nên sẽ
dễ dàng phát hiện ra hành vi hơn là cơ quan quản lý cạnh tranh.
Thứ sáu, cần điều chỉnh lại mức phạt tiền đối với các hành vi vi phạm trong pháp
luật cạnh tranh. Sở dĩ, quy định phạt tiền đối với hành vi vi phạm ở thời điểm hiện tại
67
Lê Thị Bích Thọ, Nguyễn Thanh Tú, Quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại của một bên trong thỏa thuận vi phạm
chưa thật sự phù hợp, dựa trên mức doanh thu của đối tượng vi phạm trong quá khứ có lẽ
không phản ánh được đúng tính chất, mức độ. Vì thế, nội dung này cần được nghiên cứu, qui định lại cho phù hợp theo hướng dựa trên hậu quả gây ra do hành vi vi phạm pháp
luật của đối tượng vi phạm.
3.2.2. Kiến định nhằm đưa Luật Cạnh tranh đến gần hơn với cuộc sống
Luật Cạnh tranh trải qua hơn 6 năm có hiệu lực nhưng số lượng các doanh nghiệp chưa biết, chưa hiểu Luật Cạnh tranh còn rất nhiều. Luật Cạnh tranh được xem như một
công cụ pháp lý hữu hiệu nhất để bảo quyền lợi của các doanh nghiệp trên thị trường, bảo
vệ quyền lợi người tiêu dùng từ đó tạo ra môi trường kinh doanh lành mạnh. Nhưng mục tiêu quy định của luật chưa thực sự đạt được hiệu quả, bởi vì các doanh nghiệp cũng như người tiêu dùng chưa thực sự nhận thức đúng vai trò của Luật Cạnh tranh trong việc bảo
vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, họ luôn mang tâm lý “e ngại” những vấn đề liên
quan đến pháp luật. Nhằm khắc phục tình trạng trên, để Luật Cạnh tranh thực sự đi vào cuộc sống và đạt được hiệu quả cao, các cơ quan có thẩm quyền cần có những biện pháp
tuyên truyền để đưa quy định của luật đến cộng đồng doanh nghiệp và người tiêu dùng, việc tuyên truyền có thể thông qua các hình thức như mở các cuộc hội thảo về Luật Cạnh
tranh với sự tham gia của các doanh nghiệp, bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho các doanh
nghiệp, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng để người tiêu dùng nắm quy định của luật… để họ hiểu và điều chỉnh hành vi cạnh tranh trong kinh doanh cho
phù hợp với pháp luật, tự bảo vệ quyền và lợi ích của mình khi bị xâm phạm. Khi nhận
thức của họ được nâng cao, một môi trường cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng sẽ được
hình thành và khi ấy tỷ lệ tuân thủ cũng sẽ được cải thiện đáng kể68.
3.2.3. Một số kiến nghị khác
Thứ nhất, cần phải kịp thời điều tra và xử lý các hành vi cạnh tranh về giá nhằm
hạn chế cạnh tranh trên thị trường để tạo tính răn đe.
Hiện nay ở Việt Nam, các hành vi cạnh tranh về giá nhằm hạn chế cạnh tranh diễn
ra phổ biến và phức tạp, gây ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh lành mạnh, ảnh hưởng đến nền kinh tế. Trước tình hình đó, đòi hỏi các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền
cần phải kịp thời điều tra và xử lý một cách thích đáng và triệt để, từ đó có thể “làm gương” cho các doanh nghiệp khác. Thông qua việc xử lý các hành vi thì tính răn đe của
Luật Cạnh tranh được phát huy, làm tiền đề cho các doanh nghiệp điều chỉnh hành vi của
mình sao cho phù hợp với quy định của pháp luật. Ngoài ra, việc xử lý này còn giúp cho Luật Cạnh tranh nhanh chóng đi vào cuộc sống bởi vì các doanh nghiệp sẽ tăng cường
tìm hiểu để tránh vi phạm pháp luật.
68
Thành Trung, Vượt qua tâm lý ngại va chạm, 2010,
Thứ hai, trong quá trình áp dụng quy định hạn chế cạnh tranh liên quan đến giá, cơ quan cạnh tranh có thẩm quyền phải thực sự cẩn trọng trong việc xác định hành vi vi phạm. Bởi lẽ, theo mô tả của Luật Cạnh tranh, dường như những biểu hiện không lành mạnh trong lĩnh vực giá như thỏa thuận ấn định giá, ấn định giá bán lại tối thiểu gây thiệt
hại cho khách hàng, ấn định giá bán, giá mua bất hợp lý… có những dấu hiệu trùng với
nhau. Do đó, khi áp dụng luật để điều tiết thị trường, cơ quan cạnh tranh nhất thiết phải
nắm vững các dấu hiệu pháp lý của từng hành vi mà luật dự liệu, đồng thời phải am hiểu
về bản chất kinh tế của từng lĩnh vực để từ đó chắt lọc các thông tin về vụ việc nhằm làm sáng tỏ các dấu hiệu vi phạm, từ đó có các kết luận đúng đắn.
Thứ ba, cần nâng cao năng lực và bổ sung lực lượng của cơ quan quản lý cạnh
tranh.
Pháp luật cạnh tranh là một lĩnh vực pháp luật khá phức tạp, đòi hỏi trình độ kỹ
thuật xử lý vụ việc và các nghiệp vụ được sử dụng khi điều tra về hành vi vi phạm tương đối cao. Trong khi đó ở Việt Nam, cạnh tranh lại là vấn đề còn khá mới mẻ, pháp luật
cạnh tranh được ban hành chưa lâu, cho nên kinh nghiệm điều tra và xử lý các vụ việc
cạnh tranh của cơ quan quản lý cạnh tranh còn khá yếu kém.
Trên thực tế hiện nay, hành vi cạnh tranh về giá nhằm hạn chế cạnh tranh diễn ra
ngày càng tinh vi và phức tạp. Vì vậy cơ quan quản lý cạnh tranh phải nắm được những
kiến thức nhất định, không chỉ về kiến thức pháp luật mà cả về kiến thức liên quan đến
thị trường. Bởi vì, để xác định một hành vi cạnh tranh về giá nhằm hạn chế cạnh tranh thì cần phải xác định toàn diện trên các mặt của nền kinh tế thị trường, xem xét từ các góc độ khác nhau để biết được hành vi đó mang lại hậu quả như thế nào đối với môi trường cạnh
tranh nói riêng và sự phát triển của kinh tế nói chung. Ngoài ra, khi xem xét tính bất hợp
pháp của một hành vi cạnh tranh về giá nhằm hạn chế cạnh tranh nào đó thì không chỉ xác định có hành vi xảy ra trên thực tế mà còn phải xác định hành vi đó thuộc loại nào. Bên cạnh đó, lực lượng điều tra viên chưa mạnh cả về số lượng và kinh nghiệm điều tra,
xử lý vụ việc. Các quy định về tố tụng cạnh tranh phần lớn được xây dựng từ sự kết hợp
những đặc thù của thủ tục xử lý vi phạm hành chính, những nguyên tắc trong tố tụng dân
sự - kinh tế và những kinh nghiệm pháp lý của các nước. Luật Cạnh tranh và Nghị định
số 116/2005/NĐ-CP chỉ mới mô tả một cách cơ bản quy trình tố tụng. Việc chuyển hóa
những khung pháp lý thành hành vi tố tụng thực tế đòi hỏi khả năng xử lý và kinh nghiệm của các cơ quan có thẩm quyền và của người tiến hành tố tụng.
Với những lý do nêu trên, việc nâng cao năng lực và bổ sung lực lượng của cơ
quan quản lý cạnh tranh là một yếu tố thiết yếu để bảo vệ môi trường kinh doanh lành mạnh trên thị trường, bảo vệ quyền lợi của các doanh nghiệp và người tiêu dùng.
KẾT LUẬN
Lịch sử phát triển của xã hội đã chứng minh rằng cạnh tranh là một nhân tố tất yếu và là động lực của mọi sự phát triển. Đặc biệt trong nền kinh tế thị trường hiện nay, cạnh
tranh có vai trò vô cùng quan trọng thúc đẩy sự phát triển không ngừng của mỗi cá nhân,
mỗi doanh nghiệp và cả nền kinh tế nói chung. Thông qua quá trình cạnh tranh sẽ chọn
lọc ra những doanh nghiệp hoạt động tốt và đào thải những doanh nghiệp yếu kém. Chính
vì vậy mỗi chủ thể kinh doanh luôn đổi mới liên tục để sống sót trên thương trường. Nhờ
có cạnh tranh mà hàng hóa của doanh nghiệp sẽ ngày càng có chất lượng, mẫu mã đẹp,
phong phú về chủng loại. Người tiêu dùng có thêm cơ hội để trải nghiệm những sản
phẩm tốt với mức giá hợp lý, phù hợp túi tiền của mình. Bên cạnh đó, đối với nền kinh tế
cạnh tranh được ví như “linh hồn” đưa khoa học kỹ thuật bước sang một kỷ nguyên mới,
tận dụng tối ưu các nguồn lực kinh tế, và phân công lao động xã hội theo hướng phù hợp.
Song song mặt tích cực, thì cạnh tranh cũng tồn tại những hạn chế như làm hàng giả,
hàng nhái, gian lận trong kinh doanh, lạm dụng vị trí thống lĩnh gây bất ổn thị trường… Để khắc phục những tiêu cực của cạnh tranh, Luật Cạnh tranh năm 2004 ra đời là một bước ngoặt của pháp luật trong việc điều chỉnh các hoạt động kinh doanh trên thị trường, tạo hành lang pháp lý cho các chủ thể tham gia kinh doanh. Ngoài ra, luật cũng đã giải quyết được những nhu cầu bức thiết trong thời hội nhập kinh tế quốc tế, từ đó tạo ra môi trường kinh doanh lành mạnh phù hợp với các cam kết khi gia nhập WTO. Nhưng
phải nhìn nhận khách quan, văn bản này chưa thật sự bao quát hết các vấn đề phát sinh