Nội dung của thỏa thuận

Một phần của tài liệu kiểm soát các hành vi cạnh tranh về giá theo luật cạnh tranh (Trang 30)

L ỜI NÓI ĐẦU

2.1.1.2.Nội dung của thỏa thuận

5. Kết cấu luận văn

2.1.1.2.Nội dung của thỏa thuận

Theo quy định tại Điều 14 Nghị định số 116/2005/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Cạnh tranh, thỏa thuận ấn định giá hàng hoá, dịch vụ một cách trực tiếp hay gián

tiếp là việc thống nhất cùng hành động dưới một trong các hình thức sau đây:

 Áp dụng thống nhất mức giá với một số hoặc tất cả khách hàng.

 Tăng giá hoặc giảm giá ở mức cụ thể.

 Áp dụng công thức tính giá chung.

 Duy trì tỷ lệ cố định về giá của sản phẩm liên quan.

 Không chiết khấu giá hoặc áp dụng mức chiết khấu giá thống nhất.

 Dành hạn mức tín dụng cho khách hàng.

 Không giảm giá nếu không thông báo cho các thành viên khác của thỏa thuận.

 Sử dụng mức giá thống nhất tại thời điểm các cuộc đàm phán về giá bắt đầu.23

Từ những tác động của nội dung thoả thuận đến giá mua, giá bán hàng hoá dịch

vụ, thoả thuận giá có thể được phân chia thành hai nhóm chính :

23

Thứ nhất, các thỏa thuận của các doanh nghiệp trực tiếp ấn định giá mua bán

hàng hóa, dịch vụ bao gồm thỏa thuận áp dụng thống nhất mức giá với một số hoặc tất cả

khách hàng; hoặc tăng giá hoặc giảm giá ở mức cụ thể; hoặc áp dụng công thức tính giá

chung.24 Bằng những hành động này đã tạo ra một mặt bằng chung về giá trên thị trường. Khi đó giá cả hàng hóa, dịch vụ vận động sai lệch do không tuân theo quy luật giá trị,

quy luật cạnh tranh và quan hệ cung cầu mà chỉ dựa trên những thỏa thuận chủ quan của

các nhà kinh doanh. Các thỏa thuận này đã đem lại lợi ích cho các doanh nghiệp tham gia

thỏa thuận bằng cách bóc lột quyền lợi khách hàng của mình.

Thứ hai, các thỏa thuận gián tiếp tác động đến giá mua, bán hàng hóa dịch vụ bao

gồm việc các doanh nghiệp thỏa thuận duy trì tỉ lệ cố định về giá sản phẩm cạnh tranh

giống nhau nhưng không đồng nhất; loại trừ việc chiết khấu giá hoặc thiết lập mức chiết

khấu đồng bộ; duy trì tỉ lệ cố định về giá của sản phẩm liên quan; dành hạn mức tín dụng

cho khách hàng; không giảm giá nếu không thông báo cho các thành viên khác của thỏa

thuận; sử dụng mức giá thống nhất tại thời điểm các cuộc đàm phán về giá bắt đầu. Các

thoả thuận này không trực tiếp tạo nên mặt bằng chung về giá nhưng chúng lại có tác

dụng khuyến khích doanh nghiệp tham gia thực hiện việc định giá theo những chuẩn mực định sẵn thay vì định giá một cách tự do và độc lập tuỳ theo điều kiện riêng.25 Hành vi này tuy không góp phần trực tiếp hình thành nên khung giá chung, nhưng nó tác động rất

lớn đến việc khuyến khích các doanh nghiệp trong thỏa thuận ấn định giá theo một chuẩn

mực đã đề ra thay vì ấn định giá dựa trên các quy luật tự nhiên của thị trường. Trên thực

tế khó có thể nhận ra hành vi này, bởi lẽ khung giá của mỗi doanh nghiệp có thể không như nhau nhưng thực chất giá cả đó được chia phối dựa trên các nội dung của thỏa thuận.

Dưới góc độ lý thuyết, thỏa thuận ấn định giá hàng hóa, dịch vụ trực tiếp hoặc

gián tiếp gây thiệt hại cho khách hàng. Các doanh nghiệp là đối thủ của nhau đã tạo ra

mức giá của hàng hóa, dịch vụ chung cho các thành viên tham gia thỏa thuận, hành vi này

đã loại bỏ sự cạnh tranh về giá trên thị trường. Do đó khi phân tích hậu quả của hành vi thỏa thuận ấn định giá cần làm rõ hai vấn đề sau:

 Tước đoạt cơ hội lựa chọn của khách hàng về các mức giá cạnh tranh trên thị trường. Từ hành vi thoả thuận, các mức giá hàng hoá, dịnh vụ trên thị trường đều

giống nhau. Vì thế, dù có nhiều mặt hàng, loại dịch vụ thì khách hàng chỉ có một

loại giá để lựa chọn.

 Làm giảm mức độ cạnh tranh bằng việc xóa bỏ cạnh tranh về giá giữa các doanh

nghiệp thành viên của thỏa thuận.Từ những thỏa thuận với nhau về giá cả thì việc

24

Lê Danh Vĩnh, Hoàng Xuân Bắc, Nguyễn Ngọc Sơn, Pháp luật cạnh tranh tại Việt Nam, Nxb. Tư pháp, 2006, trang 79.

25

Lê Danh Vĩnh, Hoàng Xuân Bắc, Nguyễn Ngọc Sơn, Pháp luật cạnh tranh tại Việt Nam, Nxb. Tư pháp, 2006, trang 79.

cạnh tranh về giá sẽ không xảy ra. Các doanh nghiệp sẽ cùng được hưởng lợi ích từ mức giá đã ký kết cùng nhau.

Trong thực tế của thị trường Việt Nam, đã từng tồn tại những ví dụ liên quan đến

những thoả thuận về giá như trường hợp thoả thuận của các hãng taxi trong Hiệp hội taxi vào năm 2000, 2001; hoặc vụ việc các doanh nghiệp bảo hiểm thoả thuận tăng

mức phí tối thiểu đối với dịch vụ bảo hiểm vật chất xe ôtô vào năm 2008.26

Một phần của tài liệu kiểm soát các hành vi cạnh tranh về giá theo luật cạnh tranh (Trang 30)