Thỏa thuận loại bỏ khỏi thị trường những doanh nghiệp không phải là các bên

Một phần của tài liệu kiểm soát các hành vi cạnh tranh về giá theo luật cạnh tranh (Trang 36)

L ỜI NÓI ĐẦU

2.1.3.Thỏa thuận loại bỏ khỏi thị trường những doanh nghiệp không phải là các bên

5. Kết cấu luận văn

2.1.3.Thỏa thuận loại bỏ khỏi thị trường những doanh nghiệp không phải là các bên

bên của thỏa thuận

Hành vi thoả thuận loại bỏ khỏi thị trường những doanh nghiệp không phải là các bên của thoả thuận là việc thống nhất thực hiện hành vi nhằm gây khó khăn cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp không tham gia thoả thuận để buộc các doanh

nghiệp này phải rời khỏi thị trường liên quan.

Hành vi thỏa thuận này được quy định tại khoản 7 Điều 8 Luật Cạnh tranh năm

2004. Thỏa thuận loại bỏ khỏi thị trường những doanh nghiệp không phải là các bên của

thỏa thuận là việc thống nhất không giao dịch với doanh nghiệp không tham gia thỏa

thuận và cùng hành động dưới hình thức bán hàng hóa với mức giá đủ để doanh nghiệp

không tham gia thỏa thuận phải rút lui khỏi thị trường liên quan.

Thỏa thuận này có sự khác biệt cơ bản với thỏa thuận quy định tại khoản 6 Điều 8

Luật Cạnh tranh 2004. Nếu như khoản 6 đề cập việc thỏa thuận nhằm ngăn cản, kìm hãm các doanh nghiệp tiềm năng tham gia thỏa thuận hoặc các doanh nghiệp đang hoạt động

mở rộng kinh doanh, thì thỏa thuận này đề cập việc loại bỏ các doanh nghiệp đang hoạt động trên thị trường, hành vi thỏa thuận thể hiện qua các dấu hiệu sau đây:

Chủ thể bị hành vi tác động

Chủ thể bị hành vi thỏa thuận này tác động là các doanh nghiệp đang hoạt động

trên thị trường liên quan với các doanh nghiệp thành viên của thỏa thuận, tức là đối thủ

cạnh tranh của họ.

Mục đích và dấu hiệu cấu thành pháp lý của hành vi

Các doanh nghiệp tham gia thỏa thuận thống nhất thực hiện các chiến lược để loại

bỏ các doanh nghiệp không phải là các bên của thỏa thuận. Như vậy, mục đích mà thỏa

thuận mang lại là các doanh nghiệp tham gia thỏa thuận thống nhất mua bán hàng hóa, dịch vụ với mức giá đủ để các doanh nghiệp không tham gia thỏa thuận phải rút lui khỏi

thị trường liên quan, có nghĩa là các doanh nghiệp tham gia thỏa thuận đã tiến hành thỏa

thuận về giá nhằm mục đích hạn chế cạnh tranh trên thị trường. Đối với việc ấn định mức giá quy định tại khoản 2 Điều 19 Nghị định 116/2005/NĐ-CP là nhằm làm cản trở, kiềm

hãm doanh nghiệp không tham gia thỏa thuận mở rộng thị trường chứ không loại bỏ họ

khỏi thị trường. Còn hành vi thỏa thuận áp đặt mức giá quy định tại Điều 20 Nghị định 116/2005/NĐ-CP là nhằm loại bỏ khỏi thị trường các doanh nghiệp đối thủ đang hoạt động, ảnh hưởng đến sự phát triển tự nhiên của cạnh tranh, làm lũng đoạn nền kinh tế.

Kinh doanh là quyền tự do của các doanh nghiệp, họ thành lập ra để thực hiện các

giao dịch mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ kiếm lợi nhuận nhưng hành vi thỏa thuận

loại bỏ của các doanh nghiệp tham gia thỏa thuận đã tước bỏ quyền tự do kinh doanh của

các chủ thể khác, làm ảnh hướng tiêu cực đến hoạt động kinh doanh trên thị trường, ảnh hưởng đến xu hướng phát triển của nền kinh tế. Song song đó, hành vi thỏa thuận này đã làm giảm đáng kể số lượng doanh nghiệp hiện có trên thị trường, từ đó các doanh nghiệp

tham gia thỏa thuận đạt được mục tiêu chiến lược mà họ muốn hướng đến, đó là khi các doanh nghiệp đối thủ bị loại bỏ khỏi thị trường họ sẽ tiến hành đồng loạt tăng giá bóc lột khách hàng để bù lại những khoản chi phí họ đã mất, đạt được mục tiêu tối đa hóa lợi

nhuận.

Một phần của tài liệu kiểm soát các hành vi cạnh tranh về giá theo luật cạnh tranh (Trang 36)