Ngăn cản việc tham gia thị trường của các đối thủ cạnh tranh mới

Một phần của tài liệu kiểm soát các hành vi cạnh tranh về giá theo luật cạnh tranh (Trang 49)

L ỜI NÓI ĐẦU

5. Kết cấu luận văn

2.2.4. Ngăn cản việc tham gia thị trường của các đối thủ cạnh tranh mới

Ngăn cản việc gia nhập thị trường của những đối thủ cạnh tranh mới là hành vi tạo

ra những rào cản sau đây: yêu cầu khách hàng của mình không giao dịch với đối thủ cạnh

tranh mới; đe dọa hoặc cưỡng ép các nhà phân phối, các cửa hàng bán lẻ không chấp

nhận phân phối những mặt hàng của đối thủ cạnh tranh mới; bán hàng hóa với mức giá đủ để đối thủ cạnh tranh mới không thể gia nhập thị trường.52

51

Phạm Hoài Tuấn, Nhữ Ngọc Tiến, Pháp luật chống lạm dụng vị trí thống lĩnh vị trí độc quyền để cạnh tranh về

giá, Nxb. Chính trị quốc gia, 2013, trang 67.

52

Cạnh tranh chỉ tồn tại khi không có sự độc quyền. Tuy nhiên, hành vi này lại nhằm

duy trì thế thống lĩnh, thế độc quyền với mục tiêu là thủ tiêu sự cạnh tranh của đối thủ53.

Ngăn cản việc gia nhập thị trường của những đối thủ cạnh tranh mới là hành vi tạo ra

những rào cản về giá hoặc về nguồn nguyên liệu…trên thị trường liên quan54. Phân tích hành vi cần làm sáng tỏ những vấn đề sau:

Thnht, đối tượng mà hành vi hướng tới là các đối thủ cạnh tranh mới.

Đối thủ cạnh tranh mới hay còn gọi là những doanh nghiệp tiềm năng đang tìm cách gia nhập vào thị trường. Đối thủ cạnh tranh mới khác với doanh nghiệp mới thành lập. Thuật ngữ đối thủ cạnh tranh mới chỉ những doanh nghiệp có thể chưa thành lập hoặc đã thành lập nhưng hoạt động ở lĩnh vực khác. Còn doanh nghiệp mới thành lập

được sử dụng đối với các chủ thể kinh doanh đã trải qua thủ tục đăng kí kinh doanh. Luật

Cạnh tranh xác định đối thủ cạnh tranh mới dựa trên các ý định đầu tư vào thị trường mới không dựa vào việc đã đăng kí kinh doanh hay chưa. Việc xác định đối thủ cạnh tranh mới cũng không phải là công việc dễ dàng, bởi nhu cầu đầu tư chỉ là ý định chưa phải là hiện thực.

Một vấn đề cần lưu ý tiếp theo là có nên đồng nhất giữa thị trường mà doanh nghiệp vi phạm có vị trí thống lĩnh với thị trường mà doanh nghiệp mới đang có ý định tham gia. Kinh nghiệm cho thấy, pháp luật hầu hết các nước không yêu cầu sự đồng nhất giữa hai thị trường này. Chỉ cần có dấu hiệu doanh nghiệp đã tạo ra các rào cản cho sự

gia nhập ngay trên thị trường mà nó đang thống lĩnh hoặc ở những thị trường khác để ngăn cản sự tham gia của những doanh nghiệp mới thì có thể kết luận vi phạm. Ngăn cản này có thể giúp doanh nghiệp củng cố hoặc duy trì vị thế độc quyền sẵn có trên thị

trường; hoặc hỗ trợ sự phát triển trên một thị trường khác bằng thủ đoạn giảm bớt áp lực

cạnh tranh.

Thhai, việc ngăn cản sự gia nhập vào thị trường của đối thủ được thực hiện bằng việc tạo ra các rào cản.

Việc ngăn cản được thực hiện bằng cách tạo ra các rào cản gia nhập thị trường cho các đối thủ. Rào cản gia nhp thị trường là những nhân tố gây khó khăn cho các nhà kinh doanh trong việc tham gia vào thị trường và trong cuộc cạnh tranh với các doanh nghiệp đang tồn tại trên thị trường đó.55

Theo Điều 31 Nghị định 116/2005/NĐ-CP thì ngăn cản việc tham gia thị trường

của những đối thủ cạnh tranh mới là hành vi tạo ra những rào cản sau đây:

53

Bùi Ngọc Cương, Đồng Ngọc Ba, Lê ĐìnhVinh, Đoàn Trung Kiên, Giáo trình Luật thương mại, Nxb. Giáo dục, trang 85.

54

Lê Danh Vĩnh, Hoàng Xuân Bắc, Nguyễn Ngọc Sơn, Pháp luật cạnh tranh tại Việt Nam, Nxb. Tư pháp, 2006, trang 140.

55

 Yêu cầu khách hàng của mình không giao dịch với đối thủ cạnh tranh mới. Hành

vi được pháp luật của một nước gọi là hành vi thâu tóm khách hàng bởi nếu không

có hành vi này, khách hàng của ta có thể sẽ trở thành khách hàng của đối thủ cạnh

tranh. 56 Chiến lược tẩy chay này đã gây khó khăn cho các doanh nghiệp mới trong việc tiêu thụ sản phẩm hoặc tìm kiếm nguồn nguyên liệu đầu vào. Sự chối từ của khách hàng xem như một dự báo khó khăn cho các doanh nghiệp tiềm năng trong tương lai.

 Đe dọa hoặc cưỡng ép các nhà phân phối, các cửa hàng bán lẻ không chấp nhận

phân phối những mặt hàng của đối thủ cạnh tranh mới. Với chiến lược này, doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh, vị trí độc quyền đã hạn chế khả năng phân phối sản

phẩm, cơ hội tìm đầu ra cho sản phẩm của đối thủ bằng cách dùng quyền lực thị trường của mình để đe dọa hoặc cưỡng ép các nhà phân phối, các nhà bán lẻ không được tiếp nhận việc phân phối sản phẩm của đối thủ cạnh tranh. Nếu họ muốn tìm

được đầu ra cho sản phẩm thì buộc họ phải chấp nhận một chiến lược mới đó là xây dựng và phát triển một hệ thống phân phối mới. Kế hoạch này thật sự rất mạo hiểm

nếu như đối thủ cạnh tranh dám thực hiện, bởi vì việc tìm đầu ra nhờ vào những nhà phân phối, nhà bán lẻ này rất khó do họ là những người mới gia nhập vào thị trường

nên không có nhiều kinh nghiệm cũng như các mối quan hệ xã hội.

 Bán hàng hóa với mức giá đủ để đối thủ cạnh tranh mới không thể gia nhập thị trường nhưng không thuộc trường hợp quy định tại Điều 23 của Nghị định 116/2005/NĐ-CP. Với lập luận tương tự như trường hợp của hành vi định giá dưới

giá thành toàn bộ, chiến lược ngăn cản qua giá được thực hiện để làm cho các nhà

kinh doanh có ý định gia nhập phải cân nhắc khả năng có được lợi nhuận hay không

với mức giá hiện tại (đã được hạ thấp). Đối với trường hợp này, Nghị định số 116/2005/NĐ-CP chưa đưa ra được căn cứ để xác định mức giá ngăn cản, các quy định mới chỉ dừng lại ở việc mô tả chung là “không thuộc trường hợp bán hàng hóa

dưới giá thành nhằm loại bỏ đối thủ...” Vì thế vấn đề tiếp theo mà pháp luật phải

làm rõ là xác định ranh giới về giá của hai trường hợp định giá dưới giá thành toàn bộ và định giá ngăn cản.57

Thông thường các doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh, vị trí độc quyền ngăn cản việc

tham gia thị trường bằng cách đưa ra các tiêu chuẩn cụ thể để được gia nhập thị trường

hoặc hạ giá thành các sản phẩm, các hành vi phân biệt đối xử thiết lập cạnh tranh không

56

Cơ quan phát triển kinh tế quốc tế Canada (CIDA) và Bộ Thương mại Việt Nam – bản dịch của Vụ pháp chế, Luật

Cạnh tranh của Canada và bình luận, B Thương mại, 2004, trang 198.

57

Lê Danh Vĩnh, Hoàng Xuân Bắc, Nguyễn Ngọc Sơn, Pháp luật cạnh tranh tại Việt Nam, Nxb. Tư pháp, 2006, trang 142.

lành mạnh và thiết lập sự phân biệt đối xử về giá cho người tiêu dùng. Việc phân biệt về

giá còn được doanh nghiệp sử dụng kết hợp với các chương trình khuyến mại về giá đối

với những nhóm người mua cụ thể hoạt động trên địa bàn cụ thể nhằm triệt tiêu đối thủ

hoặc cản trở đối thủ khi gia nhập thị trường để tạo vị thế thống lĩnh hoặc độc quyền. Tạo dựng cho mình một vị trí thống lĩnh hay độc quyền trên thị trường không phải là công việc đơn giản đối với một doanh nghiệp. Vì vậy doanh nghiệp thống lĩnh luôn đề

ra các kế hoạch nhằm duy trì vị thế của bản thân bằng cách làm giảm sức ép cạnh tranh. Công cụ giá cũng được sử dụng nhưng ít có những biểu hiện trực tiếp như những hành vi khác. Tuy nhiên việc doanh nghiệp dùng các chiến lược ngầm để hạn chế đầu vào của

nguyên liệu sản xuất, đầu ra của sản phẩm và định giá ngăn cản còn nguy hiểm hơn cho môi trường cạnh tranh vì nó sẽ làm mất đi ý nghĩa thực sự của cạnh tranh lành mạnh, cản

trở sự phát triển tự do của các doanh nghiệp khác, làm chi phối toàn bộ nền kinh tế.

Tóm lại, trên thực tế hiện nay khung pháp lý quy định về các hành vi hạn chế cạnh tranh liên quan đến giá tương đối đầy đủ và hoàn thiện. Tuy nhiên, với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế đã làm phát sinh các hình thức hạn chế cạnh tranh liên quan đến giá với mức độ ngày càng tinh vi và phức tạp hơn. Vì thế, vấn đề kiểm soát các hành vi đó rất khó thực hiện trên thực tế, vấn đề bảo vệ môi trường cạnh tranh lành mạnh không được đảm bảo như đúng tinh thần về sự ra đời của Luật Cạnh tranh. Vì vậy, vai trò của các cơ quan có thẩm quyền, bản thân các doanh nghiệp, người tiêu dùng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong vấn đề kiểm soát các hành vi cạnh tranh về giá mang mục đích hạn chế cạnh tranh.

Chương 3

THỰC TIỄN VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ CÁC HÀNH VI CẠNH CẠNH TRANH VỀ GIÁ TRONG LUẬT

CẠNH TRANH

Cạnh tranh được thừa nhận là yếu tố đảm bảo duy trì tính năng động và hiệu quả của nền kinh tế trong bối cảnh hiện tại của nền kinh tế Việt Nam , cạnh tranh lành mạnh và bình đẳng đóng vai trò trụ cột, đảm bảo sự vận hành hiệu quả của cơ chế thị trường, tạo lập môi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế. Để đảm bảo kiểm soát được các hành vi gây hạn chế cạnh tranh hoặc các hành vi có thể dẫn đến việc gây hạn chế cạnh tranh, đặc biệt khi mở cửa thị trường, hội nhập kinh tế quốc tế, bên cạnh đó bảo vệ quyền tự do chính đáng của các doanh nghiệp. Cạnh tranh cũng đã thực sự trở thành một động lực to lớn góp phần đưa kinh tế phát triển. Với sự gia tăng không ngừng về số lượng cũng như quy mô của các doanh nghiệp, quá trình cạnh tranh trên thương trường ngày càng trở nên gay gắt quyết liệt. Tuy Nhà nước khuyến khích các doanh nghiệp cạnh tranh về giá để cho ra đời những sản phẩm chất lượng với giá thành hợp lý phù hợp cho nhiều đối tượng tiêu dùng khác nhau nhưng việc lạm dụng các hành vi đó đã gây những ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế, làm lũng đoạn thị trường cạnh tranh. Luật Cạnh tranh ra đời mang ý nghĩa to lớn song vẫn còn nhiều điểm cần bàn và đáng quan tâm. Trong phạm vi chương 3 này, người viết sẽ phân tích, đánh giá những mặt tích cực cũng như hạn chế phát sinh từ những quy định của pháp luật áp dụng trong thực tế liên quan đến những hành vi hạn chế cạnh tranh về giá, từ đó người viết sẽ đưa ra những kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về vấn đề này.

Một phần của tài liệu kiểm soát các hành vi cạnh tranh về giá theo luật cạnh tranh (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)