Thoả thuận ngăn cản, kìm hãm không cho các doanhnghi ệp khác phát

Một phần của tài liệu kiểm soát các hành vi cạnh tranh về giá theo luật cạnh tranh (Trang 33)

L ỜI NÓI ĐẦU

5. Kết cấu luận văn

2.1.2.2. Thoả thuận ngăn cản, kìm hãm không cho các doanhnghi ệp khác phát

phát triển kinh doanh:

Thoản thuận ngăn cản, kìm hãm không cho doanh nghiệp khác phát triển kinh

doanh là việc thống nhất những hành vi nhằm gây khó khăn cho hoạt động kinh doanh hoặc cho việc tiêu thụ sản phẩm hoặc cản trở việc mở rộng quy mô của các doanh nghiệp

không tham gia thoả thuận28.

28

Lê Danh Vĩnh, Hoàng Xuân Bắc, Nguyễn Ngọc Sơn, Pháp luật cạnh tranh tại Việt Nam, Nxb. Tư pháp, 2006, trang 88.

Căn cứ khoản 2 Điều 19 Nghị định số 116/2005/NĐ-CP, cấu thành pháp lý của

thoả thuận ngăn cản, kìm hãm không cho các doanh nghiệp khác phát triển kinh doanh

bao gồm các yếu tố sau:

Thứ nhất, đối tượng mà thoả thuận này tác động đến là các doanh nghiệp đang

hoạt động trên thị trường liên quan nhưng không tham gia thoả thuận. So sánh với thoả

thuận ngăn cản việc tham gia thị trường của doanh nghiệp khác cho thấy cả hai thoả

thuận này đều nhằm mục đích ngăn chặn chiến lược đầu tư của các doanh nghiệp. Tuy

nhiên, thoả thuận ngăn cản việc gia nhập thị trường được thực hiện nhằm mục đích cản

trở những kế hoạch, chiến lược đầu tư của các doanh nghiệp mới, các nhà đầu tư tiềm năng (chưa tham gia thị trường), còn thoả thuận ngăn cản không cho doanh nghiệp khác

phát triển kinh doanh tác động đến các kế hoạch đầu tư thêm, kế hoạch mở rộng sản xuất

kinh doanh của các doanh nghiệp đang hoạt động trên thị trường liên quan. Từ đó làm cản trở mức độ tăng trưởng của cạnh tranh trên thị trường.

Thứ hai, thoả thuận là việc các doanh nghiệp thống nhất thực hiện mua, bán hàng hoá, dịch vụ với mức giá đủ để doanh nghiệp không tham gia thoả thuận không thể mở

rộng thêm quy mô kinh doanh, nội dung của thoả thuận này giống với thoả thuận ngăn

cản doanh nghiệp khác tham gia nhập thị trường. Ngoài ra, còn một vấn đề là cần phân

biệt thoả thuận ấn định mức giá, mua bán hàng hoá, dịch vụ đủ để doanh nghiệp không

tham gia thị trường không thể mở rộng quy mô kinh doanh với các hành vi ấn định giá

nhằm loại bỏ doanh nghiệp khác ra khỏi thị trường theo khoản 7 Điều 8 và khoản 1 Điều

13 Luật Cạnh Tranh. Trong các hành vi này, các doanh nghiệp tham gia thoả thuận hoặn đơn phương thực hiện hành vi đều tổ chức mua, bán hàng hoá, giá cung ứng dịch vụ với

mức giá không bình thường để làm cản trở hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp

khác. Sự khác nhau chỉ là khả năng và mức độ gây thiệt hại cho đối tượng bị tác động.

Với thoả thuận ngăn cản, kìm hãm mức giá áp dụng chỉ đủ để doanh nghiệp không tham

gia thoả thuận không thể mở rộng quy mô kinh doanh, trong khi các ấn định nhằm loại bỏ

doanh nghiệp khác có khả năng gây thiệt hại lớn hơn cho đối tượng bị tác động. Vấn đề đòi hỏi pháp luật phải giải quyết là phân biệt giữa mức giá ngăn cản và mức giá loại bỏ

doanh nghiệp khác. Cho đến nay, trong các văn bản quy phạm pháp luật chưa có sự phân định được ranh giới về mức giá có khả năng loại bỏ đối thủ và mức giá có khả năng ngăn

cản, gây thiệt hại cho đối thủ. Ở các nước, pháp luật không phân định rạch ròi hai mức

giá này, mà trao quyền cho cơ quan có trách nhiệm thi hành tuỳ theo tình hình thực tế để

nghiên cứu, xác định tuỳ theo điều kiện của từng vụ việc, trong từng hoàn cảnh nhất định

của thị trường. Kinh nghiệm cho thấy, việc xác định mức độ ngăn cản hoặc gây thiệt hại

của mức giá bán hàng hoá dịch vụ mà thoả thuận nói trên đưa ra không phải đơn giản vì

cơ quan cạnh tranh cần thu thập, phân tích rất nhiều số liệu thực tế về giá, về biến động

_ Thỏa thuận ngăn cản, kìm hãm không cho doanh nghiệp khác phát triển kinh

doanh là việc thống nhất không giao dịch với doanh nghiệp không tham gia thỏa thuận

hoặc cùng hành động thực hiện khi mua, bán hàng hóa, dịch vụ với mức giá đủ để doanh

nghiệp không tham gia thỏa thuận không thể mở rộng quy mô kinh doanh;

Hành vi thỏa thuận này có đối tượng xâm hại là các đối thủ cạnh tranh hiện có trên thị trường của các doanh nghiệp tham gia thỏa thuận mà không tham gia vào thỏa thuận.

Nội dung thỏa thuận cũng bao gồm chiến lược gây khó khăn cho đối thủ trong kinh

doanh hoặc phát triển sản xuất thông qua các hệ thống phân phối, tiêu thụ, cơ chế giá cả

của hàng hóa, dịc vụ. Những khó khăn mà doanh nghiệp không tham gia phải gánh chịu là khó khăn tiêu thụ sản phẩm do các nhà phân phối, nhà bán lẻ phân biệt đối xử bằng

những điều kiện bất lợi cho doanh nghiệp không tham gia thỏa thuận so với những điều

kiện áp dụng với doanh nghiệp tham gia thỏa thuận hoặc phải chịu sức ép về giá bán

hàng hóa, dịch vụ do sự áp đặt giá bán làm cho đối thủ không thể mở rộng quy mô kinh

doanh của họ.

Trong những trường hợp cụ thể, cơ quan có thẩm quyền cần phải xác định chính

xác mức giá bán hàng hóa, dịch vụ đủ để ngăn cản sự gia nhập và đủ để làm cho đối thủ

không thể mở rộng quy mô kinh doanh. Theo Luật Cạnh tranh, có nhiều hành vi cùng có chung hình thức vi phạm là áp đặt mức giá bán hàng hóa, dịch vụ bao gồm: thỏa thuận áp đặt mức giá đủ để loại bỏ đối thủ cạnh tranh theo khoản 7 Điều 8; hành vi áp đặt giá bán

nhằm loại bỏ đối thủ của doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh, vị trí độc quyền theo khoản 1 Điều 13; hành vi áp đặt giá bán hàng hóa, dịch vụ nhằm ngăn cản sự gia nhập thị trường

của đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh, vị trí độc quyền theo khoản 6 Điều 13. Ở đây chúng ta cần làm rõ hai vấn đề29:

Thứ nhất, sự khác nhau giữa các hành vi lạm dụng và các thỏa thuận nói trên là những hành vi lạm dụng, là hành vi đơn phương của doanh nghiệp hoặc nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh hoặc vị trí độc quyền trên thị trường, tức là không tồn tại sự

thỏa thuận giữa các doanh nghiệp. Còn các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh luôn là sự

thống nhất giữa các doanh nghiệp về việc bán hàng hóa với mức giá đủ để ngăn cản sự

phát triển của đối thủ trên thị trường.

Thứ hai, để xác định mức độ gây thiệt hại thì cần phải xác định được mức giá ngăn cản và mức giá loại bỏ đối thủ. Những thỏa thuận trên đều chung một dấu hiệu là mua bán hàng hóa, dịch vụ với mức giá đủ để ngăn cản hoặc loại bỏ đối thủ cạnh tranh,

nói cách khác, các doanh nghiệp thực hiện hành vi hoặc tham gia thỏa thuận đã chấp

nhận chịu thiệt hại về mình để dành lợi ích cho khách hàng nhằm gây khó khăn hoặc loại

29

Lê Danh Vĩnh, Hoàng Xuân Bắc, Nguyên Ngoạc Sơn, Pháp luật cạnh tranh tại Việt Nam, Nxb, Tư pháp, 2006, trang 294.

bỏ đối thủ. Như vậy, các hành vi nói trên có hai mức đội nguy hại là định mức giá để loại

bỏ đối thủ và định mức giá để ngăn cản sự gia nhập hoặc gây khó khăn cho đối thủ. Cho đến nay chưa có bất cứ một văn bản pháp luật nào phân định được ranh giới về mức giá

có khả năng loại bỏ và mức giá có khả năng ngăn cản hoặc gây thiệt hại cho đối thủ. Vì vậy khi giải quyết các vụ việc cụ thể cơ quan có thẩm quyền cần xác định rõ mức độ mà

hành vi đó mang lại tùy theo tình hình thực tế trên thị trường.

Việc thực hiện các hành vi ngăn cản sự gia nhập thị trường của các doanh nghiệp

tiềm năng hoặc ngăn cản sự mở rộng sản xuất kinh doanh là để giảm bớt áp lực mà nền

kinh tế mở của thị trường mang lại cho các doanh nghiệp. Điều đó có nghĩa là, các thỏa

thuận nói trên ngăn cản sự gia tăng mức độ cạnh tranh trong tương lai của thị trường liên quan bằng việc cố gắng duy trì cấu trúc cạnh tranh hiện có trên thị trường. Do việc gia

nhập hoặc mở rộng quy mô kinh doanh của đối thủ cạnh tranh sẽ làm thay đổi tương

quan và mức độ cạnh tranh trên thị trường. Như vậy, hành vi thỏa thuận này đã làm hạn

chế sự phát triển của nền kinh tế, làm cho nền kinh tế không thể phát huy hết tiềm năng

của nó đồng thời vi phạm nghiêm trọng về quyền tự do kinh doanh của các doanh nghiệp

không tham gia thỏa thuận.

Một phần của tài liệu kiểm soát các hành vi cạnh tranh về giá theo luật cạnh tranh (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)