L ỜI NÓI ĐẦU
5. Kết cấu luận văn
3.2.1. Kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật về cách ành vi cạnh tranh liên quan
3.2.1. Kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật về các hành vi cạnh tranh liên quan đến giá đến giá
Thứ nhất, xây dựng lại cấu thành hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh. Việc liệt kê các hành vi thuộc nhóm thỏa thuận hạn chế cạnh tranh vô hình chung đã làm cho các doanh nghiệp lợi dụng sơ hở để lách luật. Có những thỏa thuận tuy xâm phạm trực tiếp
tới hoạt động cạnh tranh trên thị trường nhưng không bị coi là vi phạm, nguyên do dùng
các phương thức cạnh tranh mà luật không quy định. Để hạn chế tình trạng này bên cạnh
việc liệt kê chúng ta nên đưa thêm quy định mở trong cấu thành hành vi thỏa thuận hạn
chế cạnh tranh như “thỏa thuận có mục đích hoặc tác dụng hạn chế cạnh tranh”. Như vậy
sẽ không bỏ sót trường hợp nào, chỉ cần dựa vào tính chất là có thể xác định hành vi thỏa
thuận hạn chế cạnh tranh. Có thể hơi trừu tượng nhưng chúng ta có thể hướng dẫn cụ thể ở các văn bản dưới Luật, công tác này khá dễ dàng để áp dụng Luật vào thực tiễn đời
sống.
Thứ hai, mặc dù Hiệp hội không trực tiếp tham gia hoạt động kinh doanh trên thị trường, không trực tiếp cạnh tranh nhưng hoạt động của các Hiệp hội nói chung có thể có tác động lớn tới quá trình cạnh tranh của các doanh nghiệp trên thị trường vì vậy cần thiết
phải có luật và các văn bản dưới luật cần xác định mục tiêu cụ thể của việc thành lập hiệp
hội, quy định các hoạt động mà hiệp hiệp được phép thực hiện và không được phép thực
hiện. Bên cạnh đó, đề ra các chế tài đối với hành vi vi phạm của hiệp hội. Có thể phạt
cảnh cáo, phạt tiền, buộc cơ cấu lại tổ chức, nặng hơn có thể đình chỉ hoạt động của hiệp
hội. Thông qua đó, sẽ giảm thiểu tình trạng lợi dụng hiệp hội để hạn chế cạnh tranh, phân
biệt đối xử trong kinh doanh, để mục tiêu thành lập Hiệp hội được thực hiện một cách đúng nghĩa.
Thứ ba, về hành vi định giá loại bỏ cần bổ sung thêm tiêu chí xác định khả năng tăng giá của doanh nghiệp sau khi thực hiện. Nhìn vào khía cạnh khác hành vi mang lại
lợi ích cho người tiêu dùng mở ra một cuộc đua mới cho các doanh nghiệp, tạo thêm
động lực để phát triển kinh tế. Tuy nhiên, để hành vi không gây hại nếu các doanh nghiệp định giá không tăng giá trở lại trong tương lai, do vậy, muốn kết luận được điều này phải
cần được đánh giá thông qua các yếu tố: cấu trúc thị trường, rào cản gia nhập thị trường,
tiềm lực của doanh nghiệp định giá. Và qua thực tiễn thực thi pháp luật cạnh tranh tại
Việt Nam, Luật Cạnh tranh cần thay đổi cách tiếp cận mô tả hành vi theo hình thức biểu
hiện bên ngoài, thay vào đó là cách tiếp cận nhắm trực diện vào bản chất hạn chế cạnh
tranh của hành vi. Có như vậy, việc thực thi pháp luật cạnh tranh mới thực sự mang lại
hiệu quả cho toàn bộ nền kinh tế theo đúng mục tiêu ban hành pháp luật. Bên cạnh đó,
với hành vi bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ nhằm loại bỏ đối thủ
cạnh tranh cũng nên bãi bỏ việc tịch thu toàn bộ lợi nhuận từ hành vi vi phạm vì điều đó
là không cần thiết.
Thứ tư, Trong thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị vô hiệu chưa hẳn tất cả các thành viên của thỏa thuận đều có lỗi. Có những hành vi chỉ vì sự yếu thế trong kinh doanh phải
chấp nhận các điều kiện thỏa thuận mà doanh nghiệp có ưu thế hơn đề ra. Rõ ràng doanh nghiệp yếu không có sự lựa chọn, do tình thế ép buộc phải chấp nhận. Nếu những doanh
nghiệp này không được yêu cầu bồi thường thì vô hình chung đã khuyến khích doanh
nghiệp có vị trí thống lĩnh tiếp tục áp đặt hợp đồng để hạn chế cạnh tranh. Luật nên cho phép họ có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại từ phía doanh nghiệp áp đặt điều kiện và yêu cầu doanh nghiệp thiệt hại chứng minh mình không có lỗi khi tham gia thỏa thuận
hạn chế cạnh tranh. Có như vậy, những doanh nghiệp vừa và nhỏ mới an tâm kinh doanh
có hiệu quả.67
Thứ năm, cần giảm mức phí khởi kiện đối với hành vi hạn chế cạnh tranh. Nếu
mức phí khởi kiện ở mức độ hợp lý thì các doanh nghiệp, người tiêu dùng sẽ không còn gặp nhiều khó khăn trong việc khởi kiện những hành vi bất hợp pháp, từ đó các hành vi vi phạm sẽ được phát hiện kịp thời để có biện pháp xử lý tạo sự ổn định cho môi trường
cạnh tranh cũng như mang tính răn đe đối với các doanh nghiệp khác. Có thể khẳng định
các doanh nghiệp góp phần tích cực vào việc xử lý các hành vi cạnh tranh về giá nhằm
hạn chế cạnh tranh vì họ là chủ thể trực tiếp tham gia kinh doanh trên thị trường nên sẽ
dễ dàng phát hiện ra hành vi hơn là cơ quan quản lý cạnh tranh.
Thứ sáu, cần điều chỉnh lại mức phạt tiền đối với các hành vi vi phạm trong pháp
luật cạnh tranh. Sở dĩ, quy định phạt tiền đối với hành vi vi phạm ở thời điểm hiện tại
67
Lê Thị Bích Thọ, Nguyễn Thanh Tú, Quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại của một bên trong thỏa thuận vi phạm
chưa thật sự phù hợp, dựa trên mức doanh thu của đối tượng vi phạm trong quá khứ có lẽ
không phản ánh được đúng tính chất, mức độ. Vì thế, nội dung này cần được nghiên cứu, qui định lại cho phù hợp theo hướng dựa trên hậu quả gây ra do hành vi vi phạm pháp
luật của đối tượng vi phạm.