Thoản thuận ngăn cản, kìm hãm, không cho doanhnghi ệp khác tham gia

Một phần của tài liệu kiểm soát các hành vi cạnh tranh về giá theo luật cạnh tranh (Trang 32)

L ỜI NÓI ĐẦU

5. Kết cấu luận văn

2.1.2.1. Thoản thuận ngăn cản, kìm hãm, không cho doanhnghi ệp khác tham gia

gia thị trường:

Thoả thuận ngăn cản, kìm hãm, không cho doanh nghiệp khác tham gia thị trường

là việc thống nhất thực hiện những hành vi nhằm tạo nên các rào cản ngăn trở việc gia

nhập thị trường bằng cách gây khó khăn cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

khác, làm giảm tính hấp dẫn của thị trường27.

Căn cứ vào khoản 1 Điều 19 Nghị định số 116/2005/NĐ-CP, cấu thành pháp lý của thoả thuận ngăn cản, kìm hãm không ho doanh nghiệp khác gia nhập thị trường bao

gồm các yếu tố sau:

Thứ nhất, đối tượng bị ngăn cản là các doanh nghiệp đang có nhu cầu gia nhập

thị trường nhưng không tham gia thoả thuận.

Các doanh nghiệp bị ngăn cản có thể là những tổ chức, cá nhân kinh doanh đang

hoạt động ở thị trường khác, nhưng đang có nhu cầu đầu tư hoặc chuyển hướng kinh

doanh; hoặc có thể là những nhà đầu tư tiền năng đang có nhu cầu đầu tư vốn vào thị trường bị ngăn cản. Với các doanh nghiệp tiềm năng, việc quyết định đầu tư vào một thị trường nào đó phụ thuộc vào mức độ hấp dẫn của thị trường đó, bao gồm khả năng có lợi

nhuận, mức độ và tính chất của môi trường cạnh tranh của thị trường ở hiện tại và tương

lai, những lợi nhuận về nguyên liệu. nguồn tiêu thụ, tập quán tiêu thụ, sự trung thành và thói quen của ngừoi tiêu dùng… Chỉ số khảo sát của các yếu tố trên thị trường mà họ đang có nhu cầu đầu tư. Mức độ thuận lợi hoặc khó khăn sẽ quyết định ở mức độ hấp dẫn

của thị trường và tác động lớn đến quyết định đầu tư của các doanh nghiệp tiềm năng.

Với thoả thuận ngăn cản kìm hãm không cho doanh nghiệp khác gia nhập thị trường, các

doanh nghiệp tham gia thoả thuận đã thực hiện những hành vi nhất định để cảnh báo đến

các doanh nghiệp tiềm năng rằng nếu gia nhập thị trường, họ sẽ gặp phải những khó khăn

26

Lê Danh Vĩnh, Hoàng Xuân Bắc, Nguyễn Ngọc Sơn, Pháp luật cạnh tranh tại Việt Nam, Nxb. Tư pháp, 2006, trang 80.

27

Lê Danh Vĩnh, Hoàng Xuân Bắc, Nguyễn Ngọc Sơn, Pháp luật cạnh tranh tại Việt Nam, Nxb. Tư pháp, 2006, trang 87.

nhất định trong quá trình kinh doanh. Nói cách khác, bằng hành vi của mình, các doanh nghiệp tham gia đã làm giảm tính hấp dẫn của thị trường mà họ có ý định ngăn cản việc

gia nhập thị trường của doanh nghiệp tiềm năng.

Thứ hai, các doanh nghiệp tham gia thoả thuận đã thống nhất thực hiện mua, bán

hàng hoá, dịch vụ với mức giá đủ để doanh nghiệp không tham gia thoả thuận không thể

tham gia thị trường liên quan. Bằng hành vi này, các doanh nghiệp tham gia thoả thuận

chấp nhận giảm lợi nhuận, thậm chí là không có lợi nhuận nhằm làm cho thị trường liên quan không còn hấp dẫn đối với các nhà đầu tư, các doanh nghiệp không tham gia thoả

thuận. Từ đó, vấn đề đặt ra cho pháp luật cần giải quyết là xây dựng cơ chế xác định mức

giá mua, bán hàng hoá, dịch vụ đủ để doanh nghiệp khác không thể tham gia thị trường liên quan. Cho đến nay pháp luật Việt Nam chưa làm rõ vấn đề này.

Mục đích của thỏa thuận này là nhằm tạo ra các rào cản ngăn cản gia nhập thị trường hoặc làm sai lệch những thông số về giá cả của hàng hóa, dịch vụ nhằm buộc đối

thủ phải xem xét lại khả năng thu lợi nhuận khi tham gia kinh doanh trên thị trường liên quan. Khi phân tích vấn đề này cần làm rõ những căn cứ cơ bản sau: về đối tượng mà các thỏa thuận này xâm hại là các doanh nghiệp tiềm năng có ý định tham gia thị trường; về

hình thức, thỏa thuận này có hai nội dung là các doanh nghiệp tham gia thỏa thuận đồng

loạt tẩy chay không giao dịch với doanh nghiệp không tham gia thỏa thuận và thỏa thuận

tạo ra rào cản cho hoạt động kinh doanh bằng cách gây ra những khó khăn cho đối thủ

khi gia nhập mạng lưới tiêu thụ sản phẩm hiện có trên thị trường. Hoặc các doanh nghiệp

thỏa thuận mua, bán hàng hóa, dịch vụ với mức giá đủ để các doanh nghiệp không tham

gia thỏa thuận không thể gia nhập thị trường liên quan, đây cũng là một trong những

hành vi hạn chế cạnh tranh liên quan đến giá, thông thường thì áp đặt mức giá thấp để

cho các doanh nghiệp tiềm năng phải từ bỏ ý định gia nhập thị trường, vì nếu gia nhập thị trường thì hiệu quả kinh tế đạt được không cao.

Một phần của tài liệu kiểm soát các hành vi cạnh tranh về giá theo luật cạnh tranh (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)