Để tách triệt để các hoạt chất Diterpenoid trong nguyên liệu chúng tôi tiến hành trích ly bã thêm lần 2 và lần 3 thời gian. Kết quả thu được như bảng sau:
Bảng 4.8. Ảnh hưởng của số lần trich ly đến hiệu quả trích ly Diterpenoid Số lần trích ly Hàm lượng diterpenoid
(mg/g)
2 0,057a
3 0,009b
(Ghi chú: Các giá trị trong cùng một cột có chỉ số mũ khác nhau thì khác nhau ở
mức ý nghĩa α = 0,05)
Đồ thị 4.8. Ảnh hưởng của số lần trich ly đến hiệu quả trích ly Diterpenoid
Qua bảng 4.8 và đồ thị 4.8 ta thấy hàm lượng Diterpenoid sau khi trích ly bã lần 2 là 0,057 mg/g cao hơn so với lần trích ly 3 là 0,048 mg/g nguyên nhân là do
trích ly lần 1 lượng Diterpenoid đã được trích ly gần hết. Hơn nữa, hàm lượng Diterpenoid trong nấm Đầu Khỉ có mức giới hạn nhất định, nên ở những lần trích ly sau, lượng Diterpenoid trong nguyên liệu còn rất ít. Khi đó sẽ không thu thêm được lượng diterpenoid cần trích ly mà dịch trích ly còn lẫn nhiều tạp chất.
Đồng thời nếu trích ly nhiều lần thì lượng dung môi sử dụng nhiều gây khó khăn cho quá trình cô đặc và lãng phí dung môi. Vì vậy, chung tôi quyết định trích ly 2 lần cho quá trình trích ly hoạt chất sinh học Diterpenoid trong nấm Đầu Khỉ
4.4. Lọc, cô dịch trích ly và thu chế phẩm Diterpenoid
Dịch sau khi trích ly được lọc bằng giấy lọc để loại bỏ tạp chất. Sau đó đem đi cô cô đặc. Để chọn được nhiệt độ cô đặc dịch trích ly thích hợp chúng tôi tiến hành thí nghiệm cô mỗi mẫu 500ml dịch trích ly ở -0,8 atm với các mức nhiệt độ khác nhau: 500C, 600C, 700C, 800C cho đến khi độ ẩm của cao thô đạt 17% thì dừng lại đem các mẫu đi phân tích và đánh giá cảm quản. Kết quả thu được thể hiện ở bảng 4.9.
Bảng 4.9. Ảnh hưởng nhiệt độ cô đặc đến quá trình thu nhận chế phẩm Diterpenoid Nhiệt độ cô (0C) Độẩm (%) Thời gian (phút) Hàm lượng Diterpenoid (mg/g) 50 17 150 0,340a 60 17 120 0,340a 70 17 60 0,340a 80 17 40 0,335b 90 17 25 0,328c
(Ghi chú: Các giá trị trong cùng một cột có chỉ số mũ khác nhau thì khác nhau ở
mức ý nghĩa α = 0,05)
Kết quả ở bảng 4.9 cho thấy dịch trích ly cô đặc ở nhiệt độ 50 - 700C cho chất lượng sản phẩm sau khi cô đặc cao thể hiện ở hàm lượng Diterpenoid cao 0,340 mg/g. Khi nhiệt độ cô đặc tăng lên 800C, 900C thì thì chất lượng sản phẩm càng giảm do nhiệt độ cao làm mất hoạt tính Diterpenoid của dịch trích ly đồng thời màu của sản phẩm thay đổi sẫm hơn. Nguyên nhân là do quá trình cô đặc là quá trình làm bay hơi dung môi khỏi dịch chiết nhờ sự chênh lệch nhiệt độ và áp suất.
Sự bay hơi dung môi làm giảm thể tích của hỗn hợp dịch (gồm chất tan và dung môi), từ đó tăng nồng độ dung dịch và làm cho màu dịch sau khi cô sẽ sẫm lại.
Trong quá trình cô đặc, nhiệt độ cô ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng sản phẩm sau cô. Khi nhiệt độ thấp tính chất của sản phẩm ít bị biến đổi và màu sắc cũng ít biến đổi. Nhiệt độ sôi thấp còn làm giảm tốc độ ăn mòn của vật liệu lên thiết bị, kéo dài thời gian bền của thiết bị. Nhiệt độ càng cao thì càng dễ đuổi dung môi ra khỏi dịch chiết do nhiệt độ sôi của ethanol khá cao (790C). Tuy nhiên nhiệt độ cô cao sẽ là mất hoạt tính của Diterprnoid làm ảnh hưởng tới chất sản phẩm.
Để hạn chế ảnh hưởng không tốt của việc kéo dài thời gian cô đến chất lượng sản phẩm, rút ngắn thời gian và tính hiệu quả cô đặc chúng tôi chọn cô đặc chân không dịch trích ly ở 700C trong thời gian 60 phút.
4.5. Đưa quy trình trích ly hoạt chất sinh học Diterpenoid trong nấm Đầu Khỉ
Từ kết quả nghiên cứu đã đạt được chúng tôi bước đầu đưa ra quy trình trích ly hoạt chất sinh học Diterpenoid trong nấm Đầu Khỉ
- Sơ đồ quy trình
Sơ đồ 4.1. Quy trình quy trình trích ly Diterpenoid trong nấm Đầu Khỉ
Thu hồi Ethanol
Nguyên liệu nấm Đầu Khỉ
(w = 13%)
Xử lý
Nghiên nhỏ (2 < d ≤ 5 mm)
Trích ly
Thiết bị soxhlet, Dung môi Ethanol 96%, Tỷ lệ NL/DM = 1/20, Nhiệt độ 700C, Thời gian 5 giờ, Trích ly 2 lần
Lọc
Cô
Nhiệt độ 700C, thời gian 60 phút
Chế phẩm Diterpenoid
Hàm lượng Diterpenoid 0,340mg/g
- Thuyết minh quy trình
+ Nguyên liệu:
Nguyên liệu nấm Đầu Khỉ sau khi thu mua về phòng thí nghiệm được sấy đến độ ẩm an toàn (13%). Nấm Đầu Khỉ khô được bảo quản trong bao bì nilon, tránh hút ẩm, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời.
+ Nghiền nhỏ
Nấm sau khi sấy khô đến độ ẩm an toàn 13% được nghiền nhỏ với kích thước 2 < d ≤ 5mm nhằm mục đích tăng diện tích tiếp xúc của nấm Đầu Khỉ nguyên liệu và dung môi, đồng thời làm phá vỡ cấu trúc tế bào nguyên liệu, tạo điều kiện thuận lợi cho các chất hòa tan trong dung môi.
+ Trích ly
Sử dụng dung môi là ethanol 96%với tỷ lệ nguyên liệu/dung môi = 1/20, ở nhiệt độ 700C, trong 5 giờ, và tiến hành trích ly 2 lần. Thực hiện quá trình trích ly bằng phương pháp trích ly soxhlet.
+ Lọc
Lọc nhằm mục đích loại bỏ các hợp chất không tan, bã ra khỏi hỗn hợp dịch trích ly và thu hồi dịch trích ly.
+ Cô đặc
Cô đặc nhằm tạo cao thô. Quá trình cô đặc trong thiết bị cô quay chân không với nhiệt độ cô đặc là 700C trong khoảng thời gian 60 phút.
Phần 5
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ