Tình hình sản xuất và nghiên cứu nấm Đầu Khỉ trên thế giới

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quy trình công nghệ trích ly hoạt chất sinh học Diterpenoid từ nấm Đầu Khỉ. (Trang 32)

Ngay từ đầu thế kỷ thứ 19 nấm Đầu Khỉ được biết đến như một loại nấm ăn mang giá trị dinh dưỡng cao, đồng thời còn là nguồn dược liệu quý. Tới năm 1960 nấm Đầu Khỉ được nuôi trồng thành công, nhưng phải hơn 40 năm sau tức là gần 10 năm trở lại đây mới phát triển.

Tính đến năm 1991, tổng sản lượng nuôi trồng nấm Đầu Khỉ trên thế giới là 66.000 tấn nấm tươi, chỉ chiếm 1,2% so với tổng lượng nấm trên toàn thế giới, và còn rất thấp đối với nhu cầu của thị trường. Nói chung, từ năm 1981 đến 1997 sản lượng trồng nấm Đầu Khỉ tăng lên ít, trong những báo cáo về tình hình nuôi trồng nấm trên thế giới sản lượng vẫn bị xếp chung vào cùng các loài nấm khác. Nhận thấy tiềm năng về mặt sinh học của nấm Đầu Khỉ, là thực phẩm chức năng có giá trị dinh dưỡng cao, được chiết xuất thành các chế phẩm y dược. Một số nước châu Âu, châu Mỹ bắt đầu quan tâm đến việc nuôi trồng loài nấm này Hoa Kỳ, Pháp… Sản lượng nấm Đầu Khỉ trên trên thế giới tăng một cách đáng kể trong năm 2003, đứng đầu về sản lượng nuôi trồng là Trung Quốc với sản lượng 30.500 tấn, tiếp theo là Nhật Bản với sản lượng 1.821 tấn. Năm 2004 sản lượng nấm Đầu Khỉ tăng mạnh ở Hoa Kì với sản lượng lên tơi 42.5 tấn [16].

Năm1995, Pan Jihong Li và cộng sự, đã nghiên cứu các phương pháp trích ly Polysaccharides của quả thể nấm Đầu Kkhỉ bằng các dung môi khác nhau: Bằng nước, dung dịch ammonium oxalate 0,5% và dung môi NaOH 1N, kết quả cho thấy

trích ly bằng dung môi NaOH 1N đạt 30,8% so với tổng số Polysacchrides và xác định được thành phần Polysacchrides bao gồm: D-mannose, D-galactose, U-glucose và D-xylose [20].

Năm 2009, Han Wei và cộng sự, đã đưa ra được quy trình trích ly nấm Đầu khỉ ở nhiệt độ 850C trong 4h với dung môi ethanol, thu hồi Polysaccharides bằng phương pháp tửa với ethanol 75%, lượng Polysaccharides này có vai trò quan trọng đối với hệ miễn dịch khi kích hoạt tế bào LAK và IL-2 [12].

Năm 2009, HU Bin-jie, SHI Zhao-zhong, Trung Quôc, đã sử dụng phương pháp siêu âm trong trích ly Polysaccarides từ nấm Đầu Khỉ ở điều kiện cơ chất/ dung môi nước = 1/15, 500C, 2 giờ trích ly. Cho hiệu suât trích ly đạt trên 40% (so với tổng số Polyasaccharides), thời gian trích ly ngắn hơn phương pháp trích ly bằng nước nóng truyền thống là 4-5 lần [13].

Năm 2010, Zhang Shuai và cộng sự, đã nghiên cứu trích ly Polysaccharides từ nấm Đầu Khỉ, sử dụng hỗn hợp enzyme bao gồm các cellulase và pectinase (tỷ lệ khối lượng 1:2). Các điều kiện quá trình thủy phân được xác định bằng cách kiểm tra đơn yếu tố và sau đó tối ưu hóa điều kiện quá trình, xác định được: pH 4,2, nhiệt độ 500C, thời gian phản ứng 90 phút và 2,0% enzyme, điều kiện tối ưu…lượng Polysaccharidese trích ly được là 4,38%, so với các phương pháp khác, phương pháp trích ly có hỗ trợ bằng enzyme là phương pháp trích ly Polysaccharides được đơn giản, nhanh chóng và cho trích ly tỷ lệ cao [22].

Năm 2010, Chai Junhong và cộng sự, đa nghiên cứu công nghệ trích ly nấm Đầu khỉ bằng công nghệ sóng siêu âm. Quy trình tiến hành 2 lần trong thời gian 45 phút, nhiệt độ 60°C, tỷ lệ nguyên liệu/dung môi lỏng = 1/15. So với công nghệ truyền thống trích ly bằng nước ấm, trích ly sóng siêu âm giảm tới 4/5 thời gian và lượng dịch chiết Polysaccharides tăng thêm 40% [10].

Năm 2000, Eun Woo Lee và cộng sự, đã nghiên cứu phân lập Diterpenoid erinacines H và I từ nấm Đầu Khỉ bẳng methanol 80% và chứng mình rằng chúng có tác dụng tốt đối với hệ thống thần kinh trong chống bệnh Elzheimer. Cấu trúc của các hợp chất đã được xác định bằng cách phân tích các dữ liệu quang phổ [11].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quy trình công nghệ trích ly hoạt chất sinh học Diterpenoid từ nấm Đầu Khỉ. (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)