Tình hình sản xuất và nghiên cứu về nấm Đầu Khỉ ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quy trình công nghệ trích ly hoạt chất sinh học Diterpenoid từ nấm Đầu Khỉ. (Trang 34)

Với một nước khí hậu nhiệt đới như Việt Nam thì việc nuôi trồng nấm Đầu Khỉ có rất nhiều khó khăn. Nhưng nhờ vào áp dụng khoa học kỹ thuật và nuôi trồng nấm trong một môi trường khắt khe lần đầu tiên vào năm 1998, viện nghiên cứu Đà Lạt đã thành công trong nuôi trồng loài nấm này, nhưng sản lượng nấm ít chỉ đáp ứng cho các đề tài nghiên cứu.

Cuối năm 2000, chi nhánh công ty Đông Nam dược Bảo Long tại Hà Tây cũng đã thử nghiệm nuôi trồng ở nhiệt độ 17 - 250C và thu được kết quả khả quan. Năm 2001, Tiến sĩ. Lê Xuân Thám (viện hạt nhân Đà Lạt) kết hợp với trường Đại học thành phố Hồ Chí Minh đã chọn lọc và nuôi trồng ra quả thể hoàn chỉnh tại thành phố Hồ Chí Minh. Ông cũng cho biết quả thể nấm Đầu Khỉ thu được vào mùa mưa có tua dài và trắng đẹp hơn so với quả thể thu được vào mùa khô [7].

Các chuyên gia thuộc Công ty cổ phần dược liệu Trung ương 2 đã tạo được dòng nấm Đầu Khỉ sinh trưởng trong điều kiện nhiệt độ cao (từ 28 đến 330C). Với thành công này người tiêu dùng Việt Nam đã có cơ hội thưởng thức các món ăn ngon, giàu chất dinh dưỡng chế biến từ nấm đầu khỉ phổ biến ở các nước châu Âu. Cho tới nay, loài nấm này đã được trồng ở quy mô lớn tại Lâm Đồng trong điều kiện bình thường có nhà lưới bao quanh, mái lợp tôn và không cần tác động về nhiệt độ. Tính tới tháng 10 năm 2005, công ty đã sản xuất được 6000 tấn nấm tươi và đang bán dưới dạng sấy khô [1].

Tổng sản lượng các loại nấm ăn và nấm dược liệu của Việt Nam hiện nay đạt trên 100.000 tấn/năm, kim ngạch xuất khẩu khoảng 40 triệu USD/năm, riêng nấm Đầu Khỉ đạt khoảng 6.000 tấn. So với nấm dược liệu như nấm Hương, nấm Linh Chi... con số này còn rất nhỏ. Hiện nay, tại nhiều nơi như Sơn La, Sapa, Hà Nội, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Ninh Bình, Hồ Chí Minh, Đà Lạt bắt đầu trồng thử nghiệm loại nấm này [8].

Từ năm 2005, sau gần 2 năm thực hiện, nhóm các nhà khoa học của Trung tâm nghiên cứu Linh Chi và nấm dược liệu thành phố Hồ Chí Minh và Hội sinh học thành phố Hồ Chí Minh (thuộc Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật thành phố Hồ

Chí Minh) đã thực hiện thành công dự án “Nghiên cứu quy trình công nghệ trồng nấm hầu thủ chịu nhiệt”. Ngoài việc cung cấp thêm một món ăn mới trong bữa ăn hàng ngày cho người tiêu dùng, thành công của dự án này còn mở ra một triển vọng trồng nấm hầu thủ để sử dụng làm nguyên liệu cho ngành dược và xuất khẩu [3].

Nấm Đầu Khỉ đang mở ra một hướng phát triển mới cho ngành trồng nấm.việc xuất khẩu sẽ mang lại nguồn lợi rất lớn. Tuy nhiên nấm Đầu Khỉ vẫn còn khá xa lạ với người dân Việt Nam.Việc nuôi trồng nấm vẫn chưa được quan tâm và phổ biến rộng rãi. Nấm Đầu Khỉ còn khá mới đối vối Việt Nam nên những nghiên cứu về nấm chỉ hạn chế ở việc nuôi trồng nấm đạt năng quả chứ chưa chú trọng đến việc trích ly các hợp chất thành các sản phẩm chức năng.

Phần 3

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng, hoá chất và thiết bị nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quy trình công nghệ trích ly hoạt chất sinh học Diterpenoid từ nấm Đầu Khỉ. (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)