Nghiên cứu ảnh hưởng của phương pháp trích ly đến hiểu quả

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quy trình công nghệ trích ly hoạt chất sinh học Diterpenoid từ nấm Đầu Khỉ. (Trang 55)

khỏi tế bào cũng nhanh và mạnh. Nhưng dần dần khi lượng dung môi đã ngấm kiệt vào trong nguyên liệu (sự thẩm thấu gần đạt trạng thái bão hòa) và nồng độ chất tan cũng như Diterpenoid đã giảm so với ban đầu, thì sự khuếch tán các chất này ra khỏi tế bào nguyên liệu cũng giảm và chậm hơn. Do đó khả năng hòa tan của chúng vào môi trường trích ly sẽ giảm và dần đến ổn định (lúc này chênh lệch nồng độ chất tan trong tế bào nguyên liệu và trong dịch trích ly là rất nhỏ). Tuy nhiên nếu chọn lượng dung môi quá lớn sẽ gây lãng phí dung môi và năng lượng, đồng thời làm kéo dài thời gian cô đặc.

Để đảm bảo hiệu suất trích ly cũng như tối thiểu các chi phí (nguyên liệu, năng lượng…) chúng tôi lựa chọn ở tỉ lệ nguyên liệu/dung môi là 1/20 làm kết quả cho các thí nghiệm tiếp theo.

4.3. Nghiên cứu ảnh hưởng các thông số trích ly tới hiệu quả trích ly Diterpenoid trong nấm Đầu Khỉ

4.3.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của phương pháp trích ly đến hiểu quả trích ly Diterpenoid Diterpenoid

Phương pháp trích ly ảnh hưởng rất lớn đến khả năng trích ly các hoạt chất hòa tan trong nấm Đầu Khỉ. Nếu chọn được một phương pháp thích hợp thì sẽ tách triệt để các chất và cho hiệu suất cao. Tuy nhiên, mỗi phương pháp đều có ưu diểm và nhược điểm riêng nên cần nghiên cứu để tìm ra một phương pháp tốt nhất. Trong nghiên cứu này chúng tôi sử dụng 3 phương pháp trích ly là: Ngâm ở nhiệt độ thường, cách thủy và sử dụng soxhlet. Kết quả được thể hiện ở bảng 4.5 và đồ thị 4.5.

Bảng 4.5. Ảnh hưởng của phương pháp trích ly đến hiểu quả trích ly Diterpenoid

Phương pháp trích ly Hàm lượng diterpenoid (mg/g)

Ngâm nhiệt độ thường 0,113c

Cách thủy 0,181b

Soxhlet 0,207a

(Ghi chú: Các giá trị trong cùng một cột có chỉ số mũ khác nhau thì khác nhau ở

Đồ thị 4.5. Ảnh phương pháp trích ly đến hiểu quả trích ly Diterpenoid

Qua bảng 4.5 và đồ thị 4.5 ta thấy: Các phương pháp trích ly khác nhau cho hàm lượng hoạt chất Diterpenoid khác nhau. Phương pháp ngâm ở nhiệt độ thường cho giá trị Diterpenoid thấp nhất với lượng là 0,113 mg/g. Phương pháp trích ly bằng cách đun cách thủy cho hàm lượng Diterpenoid là 0,181 mg/g. Đặc biệt khi sử dụng thiết bị soxhlet để trích ly cho hàm lượng Diterpenoid ca nhất là 0,207 mg/g.

Phương pháp ngâm là phương phát trích ly đơn giản nhất, có thể thao tác với hàm lượng lớn nguyên liệu. Phương pháp này được thực hiện ở nhiệt độ phòng dung môi sẽ ngấm vào nguyên liệu và hòa tan các chất trong nguyên liệu. Sau khi thu được dịch trích ly lần 1 ta lại tiếp tục cho dung môi vào bã nguyên liệu và tiếp tục quá trình trích ly cho đến khi trích ly kiệt các chất trong nguyên liệu. Tuy phương pháp này đơn giản dễ thực hiện nhưng kéo dài thời gian trích ly, gây lãng phí dung môi và gây khó khăn cho quá trình cô đặc.

Phương pháp trích ly các thủy cũng là một phương pháp đơn giản dễ thực hiện tuy nhiên phương pháp này phải sử dụng lượng mẫu lớn và lương dung môi lớn. Phương pháp trích ly soxhlet có ưu điểm là sử dụng một lượng ít dung môi mà vẫn trích ly kiệt được các hoạt chất trong nguyên liệu. Tuy nhiên, phương pháp này không trích ly được một lượng mẫu lớn nên chỉ thích hợp cho việc nghiên cứu trong

phòng thí nghiệm. Vì vậy, trong khuôn khổ đề tài này chúng tôi quết định lựa chọn phương pháp trích ly Diterpenoid trong nấm Đầu Khỉ bằng thiết bị soxhlet.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quy trình công nghệ trích ly hoạt chất sinh học Diterpenoid từ nấm Đầu Khỉ. (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)