Ethanol là một trong những dung môi có khả năng trích ly các hoạt chất sinh học ra khỏi nguyên liệu khá tốt. Hơn nữa, ethanol có khả năng bảo quản được dịch trích ly không bị hỏng trong thời gian dài. Tuy nhiên nồng độ ethanol ảnh hưởng lớn
đến khả năng trích ly Diterpenoid từ nấm Đầu Khỉ. Thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ ethanol đến hiệu quả trích ly thu được kết quả ở bảng 4.3 và đồ thị 4.3.
Bảng 4.3. Ảnh hưởng của nồng độ dung môi đến hiệu quả trích ly Diterpenoid Nồng độ dung môi (%) Hàm lượng diterpenoid (mg/g) 80 0,175d 85 0,184c 90 0,192b 96 0,207a
(Ghi chú: Các giá trị trong cùng một cột có chỉ số mũ khác nhau thì khác nhau ở
mức ý nghĩa α = 0,05)
Đồ thị 4.3. Ảnh hưởng của nồng độ dung môi đến hiệu quả trích ly Diterpenoid
Qua kết quả thu được ở bảng 4.3 và đồ thị 4.3 ta thấy, dung môi có nồng độ khác nhau cho hàm lượng Diterpenoid khác nhau, nồng độ dung môi càng cao hàm lượng Diterpenoid càng lớn càng lớn. Ta thấy sử dụng ethanol có nồng độ 96% cho hàm lượng Diterpenoid cao nhất là 0,207 mg/g. Hàm lượng Diterpenoid thu được khi trích ly bằng ethanol có nồng độ 80% là thấp nhất, tương ứng với 0,175 mg/g. Khi nồng độ dung môi càng giảm thì hàm lượng Diterpenoid thu được cũng giảm do:
Ethanol phá hủy nguyên sinh chất của tế bào nấm, thấm sâu vào bên trong, làm tăng khả năng khuếch tán chất tan trong tế bào ra môi trường bên ngoài.Nồng độ ethanol thấp làm giảm khả năng phá hủy tế bào nấm, do đó diện tích tiếp xúc với dung môi sẽ nhỏ đi, khả năng trích ly giảm.
Ngoài ra, nồng độ dung môi càng thấp thì nước trong dung môi càng nhiều. Nước sẽ thấm vào tế bào làm nó trương nở đồng thời tác dụng với protein và các chất háo nước khác ngăn cản sự dịch chuyển của dung môi thấm sâu vào trong nguyên liệu, làm chậm quá trình khuếch tán còn các chất tan thì không khuếch tán ra được ra ngoài môi trường. Do đó, lượng chất trích ly thu được càng ít.
Vì vậy, chúng tôi lựa chọn dung môi trích ly có nồng độ là 96% cho quá