Đối với sinh viên

Một phần của tài liệu Sử dụng bài tập trong dạy học Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lê nin về kinh tế chính trị (Trang 44)

Để hoạt động học tập của sinh viên đạt hiệu quả cao, làm cho sinh viên thực sự đóng vai trò chủ thể của quá trình nhận thức, hệ thống bài tập có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, mọi cố gắng của giảng viên sẽ trở nên vô ích nếu không có sự hợp tác tích cực từ phía sinh viên - đối tượng chính của hoạt động sư phạm và là chủ thể của hoạt động học tập.

Trong quá trình sử dụng bài tập giảng viên cần chú ý giúp học sinh nâng cao tinh thần tự giác, chịu khó tìm tòi suy nghĩ trong khi làm bài tập. Dưới sự hướng dẫn của giáo viên, với sự trao đổi với bạn bè, kết hợp với các nguồn tài liệu, qua trình giải bài tập của các em phải dựa vào sức mình là chính, phát huy tính chủ động sáng tạo trong tự học nhằm biến “quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo”.

Đối với học sinh, cần rèn luyện cho các em thói quen làm bài tập ngay từ đầu. Để việc làm bài tập diễn ra thường xuyên và có hiệu quả giảng viên có thể ra bài tập về nhà cho học sinh qua từng bài, từng chương. Trong quá trình tự học ở nhà học sinh phải tự mình nắm vững một số quy tắc khi giải quyết các yêu cầu do giảng viên đưa ra. Các quy tắc này phải được củng cố thường xuyên để trở thành kỹ năng, kỹ xảo giải đáp câu hỏi và bài tập. Khi hoàn thành bài tập sinh viên cần đạt được những yêu cầu sau:

Sinh viên phải hiểu được yêu cầu của bài tập: Nội dung của mỗi loại bài tập đều có yêu cầu và cách thức giải quyết riêng vì vậy khi làm bài tập trước hết học sinh phải dành thời gian thích đáng để đọc và hiểu những yêu cầu, nội dung cơ bản của bài tập là những vấn đề gì? Từ đó có cách giải quyết và trả lời chính xác, khoa học nhất. Thông thường học sinh không đọc kỹ bài tập mà chỉ đọc thoáng qua rồi vội vàng làm do đó dễ bị lạc đề. Vậy nên, trong việc hướng dẫn học sinh trả lời bài tập điểm quan trọng đầu tiên là các em phải phân tích đề bài, xác định yêu cầu, đối tượng cụ thể của bài tập là gì?. Chỉ trên cơ sở nắm được yêu của bài tập, có sự định hướng tư duy đúng đắn thì học sinh mới có thể tìm thấy “phép giải của bài tập” một cách nhanh nhất.

Tái hiện kiến thức: Sau khi xác định được yêu cầu của bai tập sinh viên cần phải tái hiện một lượng thông tin kiến thức cần thiết để giải bài tập. Việc tái hiện kiến thức có vai trò hết sức quan trọng giúp sinh viên khôi phục lại bức tranh quá khứ đúng như nó đã tồn tại. Việc tái hiện kiến thức để giải bài tập thường trải qua hai bước:

Bước 1: Những vấn đề mà sinh viên tái tạo lại, nhớ lại phải là những vẫn đề bám sát nội dung yêu cầu của bài tập. Việc nắm vững nội dung, tái hiện lại kiến thức để làm bài tập là điều kiện đầu tiên không thể thiếu khi học môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lê nin hay bất cứ môn học nào, điều chủ yếu là không phải là học thuộc lòng là được mà phải có phương pháp tiếp nhận ghi nhớ tài liệu, để hiểu kiến thức một cách sâu sắc nhất.

Bước 2: Muốn làm tốt bài tập sinh viên không chỉ phải tái hiện lại kiến thức đã học mà phải tìm hiểu sâu sắc những nguyên nhân nào làm nảy sinh những vấn đề, sự vật, hiện tượng đó, tại sao chúng lại diễn ra theo trình tự, quy luật đó chứ không phải là trình tự, quy luật khác, ý nghĩa của nó đối với tiến trình phát triển kinh tế - xã hội .

Lựa chọn sự vật, hiện tượng và ngôn ngữ phù hợp: Đây là một yêu cầu rất quan trọng đối với sinh viên trong quá trình làm bài tập. Các dạng bài tập trắc nghiệm khách quan và bài tập rèn luyện kỹ năng thực hành, sinh viên cần dựa vào những yêu cầu của giảng viên để đưa ra suy nghĩ lựa chọn kết quả để đánh dấu và lựa chọn ngôn ngữ để trình bày. Khi làm bài tập học sinh cần lý giải các vấn đề quan trọng được đặt ra và sắp xếp các ý theo trình tự hợp lý.

Trình bày bài tập: Học sinh có đủ kiến thức hiểu biết để làm bài tập nhưng nếu không biết cách trình bày những ý tưởng của mình thì kết quả của bài tập cũng sẽ giảm đi rất nhiều. Do đó, đòi hỏi học sinh phải biết trình bày trả lời lời câu hỏi một cách tốt nhất: lập luận phải chặt chẽ, logic, sự kiện, ví dụ phải chính xác, có căn cứ, chữ viết phải rõ ràng…

Kết luận chương 2

Sau khi nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của việc sử dụng bài tập vào dạy học Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lê nin về kinh tế chính trị, chúng tôi đã đưa ra những nguyên tắc xây dựng hệ thống bài tập và rút ra quy trình thực nghiệm. Quy trình này đã phản ánh được vai trò tổ chức, điều khiển, dẫn dắt của giáo viên và vai trò chủ động, tích cực của sinh viên được kết nối với nhau theo một trật tự logic thống nhất, chặt chẽ và khoa học. Trong quy trình này giáo viên đã thiết kế các bước tiến hành và việc áp dụng bài tập Giáo dục công dân trong trường hợp nào, phần nào của một bài học cụ thể, nhờ đó giúp người học và người dạy sử dụng bài tập một cách dễ dàng hơn.

Để quy trình sử dụng bài tập trong dạy học Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lê nin về kinh tế chính trị ở trường Cao đẳng công nghiệp thực phẩm – Phú Thọ đạt được hiệu quả, chúng tôi đã đưa ra những điều kiện cụ thể đối với các cấp quản lý, giáo viên và sinh viên cũng như điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường. Chúng tôi cũng đã đề xuất một số kiến nghị đối với các cấp quản lý, giáo viên, học sinh cần nghiên cứu và làm tốt để có thể thu được hiệu quả cao hơn, khả thi hơn khi áp dụng quy trình này vào thực tế.

CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SỬ DỤNG BÀI TẬP TRONG DẠY HỌC NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN VỀ

Một phần của tài liệu Sử dụng bài tập trong dạy học Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lê nin về kinh tế chính trị (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(96 trang)
w