Tiêu chí đo đạc, đánh giá

Một phần của tài liệu Sử dụng bài tập trong dạy học Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lê nin về kinh tế chính trị (Trang 80)

- GV: Muốn đảm bảo tư bản

3.2.4.2Tiêu chí đo đạc, đánh giá

c. Tư bản cố định và tư bản lưu động

3.2.4.2Tiêu chí đo đạc, đánh giá

Về mặt định lượng: Chúng tôi sử dụng câu hỏi, bài tập để tiến hành kiểm tra trong dạy học. Đồng thời, xây dựng thang điểm 10 cho các bài kiểm tra đầu vào và đầu ra được làm tròn đến 0.5. Để đo được hiệu quả của việc sử dụng bài tập nhằm nâng cao nhận thức của sinh viên, bài kiểm tra yêu cầu sinh viên phải nắm được chắc chắn các khái niệm, phạm trù, nắm được mục tiêu, nội dung của bài học (về lý thuyết). Sau đó biết vận dụng linh hoạt vào các tình huống cụ thể trong thực tiễn (về thực hành). Do đó, bài kiểm tra được kết cấu thành các phần bài tập trắc nghiệm khách quan, tự luận hoặc tình huống. Phần tự luận và trắc nghiệm khách quan chủ yếu kiểm tra việc nắm vững kiến thức (về lý thuyết). Ở đây, sinh viên huy động được tri thức môn học, độc lập suy nghĩ, có khả năng phân tích, so sánh, bày tỏ được thái độ, tình cảm của bản thân. Ngoài ra, để kiểm tra khả năng vận dụng linh hoạt vào thực tiễn và hành động (về thực hành), chúng tôi xây dựng các bài tập tình huống. Với dạng bài tập này, học sinh vận dụng được vốn kinh nghiệm, hiểu biết của bản thân trong các quan hệ xã hội, từ đó liên hệ với thực tiễn hành động.

Về mặt định tính: Một mặt chúng tôi quan sát diễn biến của hai nhóm thực nghiệm và đối chứng. Mặt khác, tôi tiến hành điều tra xã hội học (phát phiếu điều tra và trò chuyện trực tiếp) trước, và sau khi thực nghiệm để đánh giá mức độ tiếp thu và hiệu quả của việc thực nghiệm .

Một phần của tài liệu Sử dụng bài tập trong dạy học Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lê nin về kinh tế chính trị (Trang 80)